Vat Ly 8 co minh hoa

Chia sẻ bởi Mai Tấn Lối | Ngày 23/10/2018 | 57

Chia sẻ tài liệu: Vat Ly 8 co minh hoa thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÝ LỚP 8
(Áp dụng từ năm học 2004-2005)
HỌC KỲ I
Tiết 1: Chuyển động cơ học
Tiết 2: Vận tốc
Tiết 3: Chuyển động đều - Chuyển động không đều
Tiết 4: Biểu diễn lực
Tiết 5: Sự cân bằng lực - Quán tính
Tiết 6: Lực ma sát
Tiết 7: Áp suất
Tiết 8: Áp suất chất lỏng - Bình thông nhau
Tiết 9: Áp suất khí quyển
Tiết 10: Kiểm tra
Tiết 11: Lực đẩy Acsimét
Tiết 12: Thực hành: Lực đẩy Acsimet
Tiết 13: Sự nổi
Tiết 14: Công cơ học
Tiết 15: Định luật về công
Tiết 16: Công suất
Tiết 17: Ôn tập
Tiết 18: Kiểm tra học kỳ I
HỌC KỲ II
Tiết 19: Cơ năng: Thế năng , Động năng
Tiết 20: Sự chuyển hóa và bảo toàn cơ năng
Tiết 21: Tổng kết chương Cơ học
Tiết 22: Các chất được cấu tạo như thế nào ?
Tiết 23: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên ?
Tiết 24: Nhiệt năng
Tiết 25: Dẫn nhiệt
Tiết 26: Đối lưu bức xạ nhiệt
Tiết 27: Kiểm tra
Tiết 28: Công thức tính nhiệt lượng
Tiết 29: Phương trình cân bằng nhiệt
Tiết 30: Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu
Tiết 31: Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt
Tiết 32: Động cơ nhiệt
Tiết 33: Tổng kết chương nhiệt học
Tiết 34: Ôn tập
Tiết 35: Kiểm tra học ky� II

Cấu trúc phân phối
chương trình Vật lý 8
Tổng số tiết: 35 tiết (1tiết/tuần)
Trong đó: - Thực hành: 1
- Tổng kết: 2 - Ôn tập: 2
- Kiểm tra: 4 - Bài học: 26
Chia ra:
- Chương Cơ học: 21 tiết
- Chương Nhiệt học: 14 tiết
MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÝ
LỚP 8
Mục tiêu chương Cơ học:
Mô tả chuyển động cơ học và tính tương đối của chuyển động . Biết nêu các thí dụ về các loạichuyển động: thẳng, cong, dao động.
2. Biết vận tốc đặc trưng cho sự nhanh hay chậm của chuyển động. Biết tính vận tốc trong chuyển động đều và không đề�u.
3. Nêu được thí dụ thực tế về tác dụng của lực làm biến đổi vận tốc. Biết biểu diễn lực bằng véctơ.
4. Mô tả sự xuất hiện của lực ma sát. cách làm tăng, giảm ma sát trong đời sống.
5. Mô tả sự cân bằng lực. Nhận biết hiện tượng quán tính,biết giải thích một số hiện tượng quán tính trong đời sống và kỹ thuật.
6. Biết áp suất và mối liên hệ giữa lực tác dụng và diện tích tác dụng. Giải thích một số hiện tượng tăng giảm áp suất trong đời sống hằng ngày.
7. Biết sự tồn tại của áp suất chất lỏng. Tính áp suất chất lỏng. Biết nguyên tắc của bình thông nhau.
8. Nhận biết lực đẩy Acsimet và cách tính độ lớn theo trọng lượng riêng chất lỏng và thể tích của phần bị ngập trong chất lỏng.
9. Phân biệt khái niệm công cơ học và công dùng trong đời sống. Biết cách tính công theo lực và khoảng đường dịch chuyển.
Nhận biết sự bảo toàn công trong các máy đơn giản.
10. Biết ý nghĩa của công suất và biết tính công suất, công và thời gian thông qua công thức tính công suất.
11. Nhận biết được một vật khi nào có động năng, khi nào có thế năng và sự chuyển hóa qua lại giữa chúng ?
Mục tiêu của chương nhiệt học:
1. Nhận biết các chất được cấu tạo từ các phân tử chuyển động hỗn độn khôgn ngừng và mối quan hệ giữa nhiệt độ và chuyển động phân tử.
2. Biết nhiệt năng là gì và cách làm biến đổi nhiệt năng. Giải thích một số hiện tượng truyền nhiệt trong tự nhiên và trong đời sống hàng ngày.
Mục tiêu chương Cơ học:
3. Xác định nhiệt lượng trao đổi. Sử dụng phương trình cân bằng nhiệt giải các bài tập đơn giản.
4. Mô tả hoạt động của động cơ nhiệt 4 kỳ và một số loại động cơ nhiệt khác. Biết năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu là gì.
5. Nhận biết sự chuyển hóa năng lượng trong các quá trình cơ và nhiệt và sự bảo toàn năng lượng trong các quá trình nầy ?

1. Nhận biết các chất được cấu tạo từ các
phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng và mối quan hệ giữa nhiệt độ và chuyển động phân tử.
2. Biết nhiệt năng là gì và cách làm biến đổi nhiệt năng. Giải thích một số hiện tượng truyền nhiệt trong tự nhiên và trong đời sống hàng ngày.
Mục tiêu chương Nhiệt học:
YÊU CẦU
KIẾN THỨC
&
VẬT LÝ LỚP 8
KỸ NĂNG
Chương CƠ HỌC

Bài 1: Chuyển động cơ học
1. Nêu được thí dụ các dạng chuyển động thông thường trong cuộc sống hằng ngày. 2. Mô tả được các chuyển động cơ học thông qua các dấu hiệu cơ bản của từng dạng. 3. Tìm được thí dụ một vật chuyển động hay đứng yên tùy thuộc chọn vật làm mốc.
Bài 2: Vận tốc
1. Nêu được ý nghĩa của vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động.
2. Biết cách xác định vận tốc và cách sử dụng các loại đơn vị vận tốc khác nhau thường gặp.


50km/s
5m/s



50cm/s 15km/s
Bài 3: Chuyển động đều - Chuyển động không đều
1. Phân biệt được CĐ đều và CĐ không đều thông qua sự thay đổi vận tốc theo thời gian. 2. Xác định được vận tốc trung bình của CĐ không đều .


Bài 4: Biểu diễn lực
1. Nêu thí dụ chứng tỏ tác dụng của lực là làm biến đổi chuyển động (nhanh, chậm, đổi hướng). 2. Biểu diễn lực bằng đoạn thẳng có hướng trong một số trường hợp thông dụng.
Bài 5: Sự cân bằng lực - Quán tính
1. Nêu thí dụ thực tế về cân bằng lực và xác định đúng hai lực cân bằng trong thí dụ đó. 2. Nhận biết được tác dụng của hai lực cân bằng tác dụng lên vật đứng yên, vật chuyển động. 3. Mô tả biểu hiện hiện tượng quán tính của một vật đang đứng yên và một vật đang chuyển động. 4. Giải thích một số hiện tượng trong đời sống và trong kỹ thuật dựa vào khái niệm quán tính.
Bài 6: Lực ma sát
1. Mô tả sự xuất hiện của các loại ma sát trượt, ma sát lăn, ma sát nghỉ. 2. Biết một số trường hợp tăng , giảm ma sát có lợi trong đời sống.
Bài 7: Áp suất
1. Nêu mối liên hệ giữa áp suất, lực tác dụng và diện tích bị tác dụng. 2. Giải thích các hiện tượng tăng giảm áp suất.
Bài 8: Áp suất chất lỏng - Bình thông nhau
1. Biết mô tả thí nghiệm chứng tỏ sự tồn tại của áp suất chất lỏng và đặc điểm của nó. 2. Nêu đặc điểm của áp suất trong chất lỏng: phụ thuộc trọng lượng riêng và độ cao cột chất lỏng. 3. Vận dụng để giải thích các hiện tượng đơn giản trong đời sống.
Bài 9: Áp suất khí quyển
1. Biết mô tả thí nghiệm chứng tỏ sự tồn tại của áp suất khí quyển. 2. Biết các hiện tượng liên quan đến áp suất khí quyển và cách đo áp suất khí quyển bằng ống Tôrixenli. 3.Biết đơn vị đo áp suất khí quyển thường dùng.
Bài 10 : Lực đẩy Ásimét
1.Mô tả sự tồn tại của lực đẩy Acsimet thông qua các thí nghiệm minh họa và đặc điểm của nó. 2.Tính được độ lớn của lực đẩy Acsimet.
Bài 11: Thực hành: Nghiệm lại lực đẩy Ásimét
1.Biết cách xác định lực đẩy Acsimet. 2.Nghiệm lại độ lớn của lực đẩy Acsimet.
Bài 12: Sự nổi
1. Biết điều kiện nổi của vật và giải thích được khi nào vật nổi, khi nào vật chìm hoặc lơ lửng. 2. Vận dụng kiến thức về sự nổi của vật để giải thích một số hiện tượng có liên quan.
Bài 13: Công cơ học
1. Nhận biết được khái niệm công trong cơ học và công trong đời sống. 2. Biết cách tính công theo lực và khoảng đường di chuyển theo phương của lực. Vận dụng công thức tính công để tính một trong ba yếu tố khi biết hai yếu tố còn lại.
Bài 14: Định luật về công
1. Tính công đưa một vật lên cao trực tiếp và đưa lên cao thông qua bằng ròng rọc động. 2. So sánh và nhận xét độ lớn lực kéo, khoảng đường di chuyển và công trong hai trường hợp: trực tiếp và bằng ròng rọc động .
Bài 15: Công suất
1. Biết ý nghĩa công suất (thực hiện công nhanh hay chậm). 2. Biết cách tính công suất bằng cách xác định công thực hiện trong 1 giây. 3. Biết các đơn vị tính công suất thông thường. 4. Biết ý nghĩa công suất của các thiết bị dùng trong gia đình.
Bài 16: Cơ năng
1. Biết khái niệm cơ năng (vật có khả năng thực hiện công). 2. Biết khái niệm thế năng và cho thí dụ một vật có thế năng. Biết thế năng phụ thuộc khối lượng vật và độ cao của vật. 3. Biết khái niệm động năng và cho thí dụ một vật có động năng. Biết động năng phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc. 4. Cho thí dụ một vật có cơ năng gồm cả thế năng và động năng.
Bài 17: Sự chuyển hóa và bảo toàn cơ năng
1. Nêu được động năng và thế năng của một vật có thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau nhưng cơ năng vẫn được bảo toàn. 2. Cho thí dụ cụ thể về sự chuyển hóa qua lại giữa thế năng và động năng.
Bài 18: Tổng kết chương Cơ học
1. Tự kiểm tra và hệ thống hóa các kiến thức cơ bản của phần Cơ học . 2. Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề có liên quan đến phần Cơ học.


CHƯƠNG: NHIỆT HỌC

Bài 19: Các chất được cấu tạo như thế nào ?
1. Biết được các chất cấu tạo từ những hạt nhỏ rất nhỏ gọi là nguyên tử, phân tử và giữa những hạt nguyên tử phân tử có khoảng cách. 2. Hiểu được ý nghĩa của các thí nghiệm mô hình minh họa giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
Bài 20: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?
1. Biết được thí nghiệm Brao chứng tỏ các nguyên tử , phân tử cấu tạo thành vật chất chuyển động hỗn loạn, không ngừng. 2. Biết được nhiệt độ của vật càng cao thì chuyển động của các nguyên tử, phân tử càng nhanh. 3. Biết được bản chất của hiện tượng khuyếch tán và biết vận dụng để giải thích các hiện tượng trong đời sống.
Bài 21: Nhiệt năng
1. Biết được nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử chuyển động cấu tạo nên vật đó và nó phụ thuộc vào nhiệt độ của vật. 2. Nêu được hai cách làm thay đổi nhiệt năng của vật (Thực hiện công, truyền nhiệt), cho thí dụ minh họa. 3. Hiểu được nhiệt lượng là phần nhiệt năng nhận thêm hay mất đi trong quá trình truyền nhiệt.
Bài 22: Dẫn nhiệt
1. Nêu được các thí nghiệm truyền nhiệt minh họa cho sự dẫn nhiệt. 2. Biết được đặc tính dẫn nhiệt của chất rắn, chất lỏng, chất khí và khả năng dẫn nhiệt của một số chất thông thường.
Bài 23: Đối lưu - Bức xạ nhiệt
1. Nêu được các thí nghiệm truyền nhiệt minh họa cho đối lưu nhiệt và bức xạ nhiệt. 2. Biết được các môi trường diễn ra các hiện tượng đối lưu, bức xạ nhiệt .
Bài 24: Công thức tính nhiệt lượng
1. Nhận biết được nhiệt lượng của một chất thu vào phụ thuộc khối lượng, độ tăng nhiệt độ và chất tạo nên vật đó. 2. Biết được công thức tính nhiệt lượng và biết vận dụng để tìm một đại lượng khi biết các đại lượng còn lại. 2. Hiểu được khái niệm nhiệt dung riêng => chọn vật liệu cách nhiệt, dẫn nhiệt.
Bài 25: Phương trình cân bằng nhiệt
1. Hiểu được nguyên lý của sự truyền nhiệt: truyền từ vật nhiệt độ cao đến vật có nhiệt độ thấp hơn, khi nhiệt độ bằng nhau thì ngừng và nhiệt lượng tỏa ra bằng nhiệt lượng thu vào 2. Biết được phương trình cân bằng nhiệt và ý nghĩa của nó. Biết vận dụng phương trình cân bằng nhiệt để giải các bài toán đơn giản về trao đổi nhiệt giữa hai vật.
Bài 26: Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu
1. Nêu được định nghĩa của năng suất tỏa nhiệt. 2. Biết được khả sinh nhiệt của một số nhiên liệu thông thường. 3. Nắm được công thức tính nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy nhiên liệu.
Bài 27: Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt
1. Mô tả sự chuyển hóa qua lại giữa thế năng - động năng - cơ năng - nhiệt năng . 2. Hiểu được nội dung của định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt. Biết vận dụng giải thích một số trường hợp thực tế.
Bài 28: Động cơ nhiệt
1. Hiểu được định nghĩa động cơ nhiệt và nhận biết được một số dạng của động cơ nhiệt. 2. Mô tả được hoạt động của động cơ nhiệt 4 kỳ. 3. Giải thích được chỉ có một phần nhiên liệu bị đốt cháy biến thành cơ năng và hiểu được ý nghĩa hiệu suất và công thức tính hiệu suất. 4. Biết được một số tác hại của động cơ nhiệt đến môi trường.
Bài 29: Tổng kết chương Nhiệt học
1. Tự kiểm tra và hệ thống hóa các kiến thức cơ bản của phần Nhiệt học. 2. Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề có liên quan đến phần Nhiệt học.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Mai Tấn Lối
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)