Vat ly 11

Chia sẻ bởi Doãn Văn Chỉnh | Ngày 26/04/2019 | 107

Chia sẻ tài liệu: vat ly 11 thuộc Vật lý 11

Nội dung tài liệu:

BÀI TẬP PHẦN ĐỊNH LUẬT CU LÔNG
Bài 1: Hai điện tích điểm bằng nhau, đặt trong chân không cách nhau một khoảng r1=2cm. Lực đẩy giữa chúng là F1=1,6.10-4N.
a.Tìm độ lớn của các điện tích đó
b.Khoảng cách r2 giữa chúng là bao nhiêu để lực tác dụng là: F2=2,5.10-4N.
Bài 2: Hai vật nhỏ tích điện đặt cách nhau 1 khoảng r=3m trong chân không, thì chúng hút nhau bằng một lực F=6.10-9N. Điện tích tổng cộng của hai vật là q=10-9c. Tính điện tích của mỗi vật.
Bài 3: Hai quả cầu giống nhau mang điện, cùng đặt trong chân không và cách nhau khoảng r=1mthì chúng hút nhau 1 lực F1=7,2N. Sau đó cho hai quả cầu tiếp xúc rồi đưa lại vị trí cũ (cách nhau r=1m) thì chúng đẩy nhau 1 lực F2=0,9N. Tính điện tích mỗi quả cầu trước và sau khi tiếp xúc.
Bài 4: Hai điện tích điểm đặt trong không khí, cách nhau khoảng r=20cm. Lực tương tác tĩnh điện giữa chúng có một giá trị nào đó. Khi đặt trong dầu ở cùng khoảng cách, lực tương tác tĩnh điện giữa chúng giảm 4 lần. Hỏi khi đặt trong dầu, khoảng cách giữa các điện tích phải là bao nhiêu để lực tương tác giữa chúng bằng lực tương tác ban đầu trong không khí.
Bài 5: Hai quả cầu nhỏ giống nhau, mang điện tích q1, q2 đặt trong không khí cách nhau r=20cm thì hút nhau 1 lực F1=9.10-7N. Đặt vào giữa hai quả cầu một tấm thủy tinh dày d=10cm có hằng số điện môi (=4. Tính lực hút giữa hai quả cầu lúc này.
Bài 6: Cho hai điện tích q1=4.10-10c, q2=-4.10-10c đặt ở A, B trong không khí. AB= a=2Cm. Xác định lực tác dụng lên điện tích q3=4.10-10c tại:
H là trung điểm AB.
AM=1Cm, BM=3Cm.
N hợp với A, B thành tam giác đều.
Bài 7: Hai quả cầu kim loại nhỏ giống nhau, có cùng khối lượng m=0,1g, cùng điện tích q=10-7C, được treo tại cùng một điểm bằng hai sợi dây mảnh có cùng chiều dài. Do lực đẩy tĩnh điện hai quả cầu tách ra xa nhau một đoạn a=30cm. Tính góc lệch của dây treo so với phương thẳng đứng. Lấy g=10m/s2 .
Bài 8: Trong không khí có 3 quả cầu nhỏ mang điện tích q1, q2, q3 với q2=-4q1
a.Giả sử q1vàq2 được giữ cố định tại hai điểm A và B cách nhau AB=l. Hỏi phải đặt điện tích q3 ở đâu để nó nằm cân bằng.
b.Bây giờ q1, q2 không được giữ cố định. Muốn cho q1 và q2 nằm cân bằng tại A, B thì q3 phải đặt ở đâu và phải có dấu, độ lớn như thế nào? Bỏ qua tác dụng của trọng trường.
Bài 9: Hai điện tích dương q1=2.10-6c, q2=4q1 đặt cách nhau khoảng d=10cm trong chân không. Hỏi phải đặt điện tích q0 ở đâu và bằng bao nhiêu để cả 3 điện tích đều cân bằng khi chúng không bị lực cản.
Bài 10: Có hai điện tích q và –q đặt tại hai điểm A, B cách nhau một khoảng AB=2d. Một điện tích dương q1=q đặt trên đường trung trực của AB, cách AB một khoảng x.
a.Xác định lực điện tác dụng lên q1.
b.Aùp dụng bằng số: q=4.10-6C; d=6cm; x=8cm.







BÀI TẬP PHẦN ĐIỆN TRƯỜNG. CÔNG CỦA LỰC ĐIỆN
Bài 1: Tính cường độ điện trường và vẽ véctơ cường độ điện trường do một điện tích điểm +4.10-8C gây ra tại một điểm cách nó 5cm trong một môi trường có hằng số điện môi là 2.
Bài 2: Đặt 2 điện tích q1=5.10-10c tại M và q2=5.10-10c tại N trong chân không; MN=10Cm.
Xác định A là trung điểm MN.
Xác định Với MB=15Cm và NB=5Cm.
Xác định Với CMN tạo thành tam giác đều.
Xác định Với MND là tam giác vuông cân tại D.
Bài 3: Tại hai điểm A và B cách nhau 5cm trong không khí có hai điện tích q1=+16.10-8C và
q2=-9.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Doãn Văn Chỉnh
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)