Vật lí vui (1)i.ppt

Chia sẻ bởi Phạm Huy Hoạt | Ngày 09/05/2019 | 50

Chia sẻ tài liệu: Vật lí vui (1)i.ppt thuộc Vật lý 10

Nội dung tài liệu:

VẬT LÍ VUI
(Thí nghiệm CƠ HỌC & ĐỘNG HỌC)
Giới thiệu
Học vật lí phải gắn với thí nghiệm. Nhưng không phải Nhà trường nào cũng đủ phòng thí nghiệm.
Thư viện Vật lí giới thiệu 1 vioclip thí nghiệm của nước ngoài khá sinh động.
Tuy nhiên, có sử dụng Vioclip này giảng dạy thì HS cũng chỉ được xem.
NST xin gợi ý các vật liệu chủ yếu là từ đồ chơi của trẻ em để GV có thể hướng dẫn HS vận dụng tự làm thí nghiệm. Chắc chắn sẽ bổ ích hơn. “Vừa học vừa chơi” mà !
-------------------------------------------------------------
PHH sưu tầm & gợi ý vận dụng thí nghiệm (2-2014)
Thí nghiệm 1
Ma sát trượt, ma sát lăn và ma sát nghỉ ứng dụng trong ô tô. Lốp (vỏ) bánh xe và “mặt đường”. Thử xem xe nào chạy tốt hơn ?
Gợi ý: sử dụng Ô tô đò chơi
Thí nghiêm  rút ra kết luận
Thí nghiệm 2
Thí nghiệm Lực ma sát phụ thuộc vào bản chất của hai mặt tiếp xúc: Các miếng kim loại giống nhau cho trượt trên các mặt giấy,gỗ, nhựa, vải..
Có thể dùng 1 cuốn sách dày, đặt llần lượt đặt lên tấm kính, tấm gõ nhẵn, tấm tôn… ròi nghiêng daanff xem đến mức nào thì cuốn sách trôi trượt được
Gợi ý thí nghiệm tương tự về ma sát
Thí nghiệm 3
Thí nghiệm lực ma sát phụ thuộc độ lớn của áp lực. Lần lượt thay các quả cân khối lượng khác nhau Lực kế báo kết quả khác nhau.
Thì nghiệm 4
Với 2 miếng gố bề mặt to nhỏ khác nhau; Thí nghiệm chứng tỏ lực ma sát không phụ thuộc diện tích tiếp xúc.
Thí nghiệm cho thấy hệ số ma sát tĩnh lớn hơn hệ số ma sát trượt: quan sát lực MS khi bắt đầu kéo so với khi vật đã chuyển động.
Thí nghiệm 5
Thí nghiệm 6
Thí nghiệm. Chuyển động trên đệm không khí hầu như không có ma sát
Gợi ý: có thể dùng máy sấy tóc cho phun luồng không khí giữa 2 mặt tiếp súc
Tạo
“đệm KK”
2 xe cùng khối lượng được đặt trên một cầu bập bênh cân bằng. Sau khi cho 2 xe tương tác nhau, cầu bập bênh vẫn cân bằng vì không có thêm ngoại lực tác dụng, lực tương tác và phản lực giữa 2 xe là nội lực.
Sau khi tương tác, hệ vẫn tiếp tục cân bằng cho đến khi xe nhẹ bị trượt xuống.
Thí nghiệm 7
Thí nghiệm 8
Cánh quạt đồ chơi quay nhanh, đẩy không khí xuống từ đó tạo phản lực nâng cánh quạt lên. Một ví dụ hữu ích cho định luật 3 Newton
Thí nghiệm 9
Áp dụng định luật 3, chế tạo một chiếc xe với động cơ phản lực làm bằng bình chữa cháy!
Gợi ý: dùng bình bơm nước tưới cây, hoăc bình phun thuôc (rửa sạch)
Thay bình cứu hỏa
Thí nghiệm 10
Một hộp nhỏ kim loại chứa khí nén khi phụt ra ngoài tạo phản lực đẩy hệ thống chuyển động
Có thể thay bằng quả bóng bay
Thí nghiệm 11
Lực do cách quạt nhỏ tác dụng lên tấm bìa là nội lực, không làm xe chạy, theo định luật 3 Newton, tổng lực tác dụng lên xe = 0
Ngược lại, cánh quạt lớn làm xe chạy được vì thực sự có tác dụng tổng lực khác 0 lên xe..
Thí nghiệm 12
Khi xe chuyển động sang trái, tấm ván làm "đường" chuyển động sang phải và ngược lại. Chuyển động này do sự xuất hiện của cặp lực, phản lực
Tấm ván đặt trên 2 con lăn
Thí nghiệm 13
Dưới tác dụng của lực và phản lực (bằng nhau về độ lớn), Xe 1 chuyển động về bên trái và xe 2 chuyển động về bên phải với tốc độ bằng nhau.
Khi tăng khối lượng gấp đôi cho xe 2, nó chuyển động chậm hơn với tốc độ bằng một nửa xe 1
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Huy Hoạt
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)