Vật lí 6

Chia sẻ bởi Đỗ Minh Khoa | Ngày 03/05/2019 | 48

Chia sẻ tài liệu: vật lí 6 thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Bài tập trắc nghiệm chương 1
Bài 1:Khi đo chiều dài một vật ,ta cần thỏa mãn các điều kiện nào sau đây để phép đo đảm bảo chính xác?
A.Có GHĐ lớn hơn chiều dài cần đo và ĐCNN thích hợp.
B.Có GHĐ nhỏ hơn chiều dài cần đo và ĐCNN thích hợp.
C.Có GHĐ bằng chiều dài cần đo,không chú ý đến ĐCNN.
D.Dùng thước có GHĐ và ĐCNN Tùy ý.
Bài 2:Nguyên nhân nào khiến cho phép đo độ dài kém chính xác?
A.Đặt thước không dọc theo chiều dài của vật.
B.Đặt một đầu của vật không đúng vạch chia của thước và mắt nhìn lệch.
C.Không nguyên nhân nào trong ba nghuyên nhân trên.
D.Cả ba nguyên nhân trên.

Bài 3:Hải và Long cần đo chiều dài và rộng của phòng khách để mua thảm trải sàn Hải Long nên chọn thước nào trong các thước sau?
A.Thước có GHĐ 0,5 m và ĐCNN 0,5cm.
B.Thước có GHĐ 1,5 m và ĐCNN 0,5cm.
C.Thước có GHĐ 30 cm và ĐCNN 1mm.
D.Thước có GHĐ 1 cm và ĐCNN 5 cm.
Bài 4:Minh và Phương dùng hai thước thẳng khác nhau để đo chiều dài của một chiếc bàn .Kết quả đo được lần lượt là 1,46 m và 1,45 m.Nếu cả hai bạn cùng đo đúng thì các bạn có thể sử dụng cặp thước nào sau:
A.Thước có ĐCNN 1cm và thước có ĐCNN 1dm
B. Thước có ĐCNN 2cm và thước có ĐCNN 1dm
C. Thước có ĐCNN 1cm và thước có ĐCNN 2cm
D. Thước có ĐCNN 1cm và thước có ĐCNN 5 cm
Bài 5:Trong các thước sau đây thước nào thích hợp để đo chiều dài sân bóng đá?
A.Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1mm.
B.Thước cuộn có có GHĐ 5m và ĐCNN 5mm.
C.Thước dây có có GHĐ 150 cm và ĐCNN 1mm.
D.Thước thẳng có có GHĐ 1,5m và ĐCNN 1cm.
Bài 6:Một bạn học sinh dùng thước đo độ dài có ĐCNN là 1dm để đo chiều dài lớp học.Trong các cách ghi kết quả sau đây ,cách ghi nào đúng?
A.500 mm.
B.50 dm.
C.500 cm.
D.50,0 dm.
Bài 7:Chỉ ra cách đọc đúng thể tích nước trong hình 3.1 trong các trường hợp sau:
A.Đọc ngang mức a.
B.Đọc ngang mức b.
C.Đọc chéo từ trên xuống.
D.Đọc giữa từ mức a và mức b.




a
b
Bài 8:An muốn đo một lượng chất lỏng khoảng 2,5 lít.Trong các bình sau bình nào phù hợp nhất?

A.Bình có GHĐ 2000 ml,ĐCNN là 20 ml.
B.Bình có GHĐ 5000 ml,ĐCNN là 50 ml.
C.Bình có GHĐ 3000 ml,ĐCNN là 5 ml.
D.Bình có GHĐ 2 lít,ĐCNN là 50 ml.
Bài 9:Hãy chọn bình chia độ phù hợp nhất trong các bình dưới đây để đo thể tích của lượng chất lỏng còn gần đầy chai 0,5 lít
A.Bình 1000 ml có vạch chia tới 10 ml.
B.Bình 500 ml có vạch chia tới 5 ml.
C.Bình 100 ml có vạch chia tới 1 ml.
D.Bình 500 ml có vạch chia tới 2 ml
Bài 10:Trên một hộp sữa tươi có ghi 200ml .Con số đó cho biết điều gì?
A.Thể tích hộp sữa là 200ml.
B.Thể tích sữa trong hộp là 200 ml.
C. Khối lượng hộp sữa là 200 ml.
D.Khối lượng sữa trong hộp là 200 ml.
Bài 11:Cho một vật rắn không thấm nước có hình dạng hình hộp chữ nhật.Có thể xác định thể tích của vật bằng cách nào?
A.Chỉ có thể xác định bằng công thức V=ax bxc.
B.Chỉ có thể dùng bình tràn.
C.Chỉ có thể dùng bình chia độ.
D.Có thể dùng ba cách trên.
Bài 12:Khi sử dụng bình tràn và bình chứa để đo thể tích của vật rắn không thấm nước thì thể tích của vật bằng:
A.Thể tích của bình tràn.
B.Thể tích của bình chứa.
C.Thể tích nước còn lại trong bình tràn.
D.Thể tích của phần nước tràn từ bình tràn sang bình chứa.
Bài 13:Thả quả trứng vào bình tràn .Thể tích nước tràn ra đúng bằng thể tích phần nào của vật?
A.Phần nổi của vật.
B.Toàn bộ vật.
C.Phần chìm của vật.
D.Cả ba đáp án trên đều sai.

Bài 14:Mai dùng bình chia độ để đo thể tích của một viên phấn .Thể tích ban đầu đọc ở trên bình là V1=80 cm3,sau khi thả viên phấn vào .Mai đọc được thể tích V2=95 cm3.Thể tích của viên phấn là bao nhiêu?
A.95 cm3 B.15cm3
C.80 cm3 D.Một kết quả khác.
Bài 15:Một ban học sinh đưa ra khối lượng của một lượng vàng là:
A.1kg vàng
B.100 g vàng.
C.37,8 g vàng.
D.378 g vàng.
Kết quả nào đúng?

Bài 16:Có 30 túi đường ,ban đầu mỗi túi có khối lượng 1kg ,sau đó người ta cho thêm vào mỗi túi 2 lạng đường nữa.Khi đó khối lượng của 30 túi đường là bao nhiêu?
A.1 kg 2 lạng.
B.36 Kg.
C.36 lạng.
D.32 kg.
Baì 17:Trên vỏ hộp sữa có ghi “Khối lượng tịnh 400 g”.Con số đó cho biết gì?
A.Khối lượng cả hộp sữa.
B.Khối lượng của sữa trong hộp.
C.Khối lượng của vỏ hộp.
D.Khối lượng nước cần dùng để pha sữa.
Bài 18:Trong các trường hợp dưới đây ,trường hợp nào xuất hiện kéo?
A.Lực do búa tác dụng lên đinh khi ta đóng đinh vào tường .
B. Lực do gió thổi vào cánh buồm của chiếc thuyền buồm.
C. Lực do đầu tàu tác dụng vào toa tàu.
D. Lực do chân tác dụng vào quả bóng khi đá.
Bài 19:Treo vật vào một đầu dưới của một lò xo,lò xo dãn ra .Nhận xét nào sau đây là đúng?
A.Lò xo tác dụng vào vật một lực đẩy.
B.Vật tác dụng vào lò xo một lực nén.
C.Lò xo tác dụng vào vật một lực kéo.
D.Gía đỡ tác dụng vào vật một lực đẩy.
Bài 20:Chiếc bàn nằm yên trên mặt sàn nằm ngang .Hãy chỉ ra nhận xét đúng trong các nhân xét sau:
A.Chiêc bàn không chịu tác dụng lực.
B.Chiếc bàn chịu tác dụng của lực cân bằng.
C.Chiếc bàn chỉ chịu tác dụng của lực đẩy
D.Chiếc bàn chỉ chịu tác dụng của lực kéo.
Bài 21:Khi bắn cung ,lực do dây cung tác dụng làm cho mũi tên bay ra xa .Lực đó có tên là gì?
A.Lực đẩy.
B.Lực hút.
C.Lực ép.
D.Lực nén
Bài 22:Chiếc bàn học đang được nằm yên trên mặt sàn nằm ngang ,trên bàn có một chiếc cặp sách.Hãy chỉ ra trong các cặp lực sau,cặp lực nào là hai lực cân bằng?
A.Lực do cặp sách tác dụng lên bàn và do bàn tác dụng trở lại cặp sách.
B.Lực do Trái Đất tác dụng lên bàn và lực nâng do mặt sàn tác dụng vào bàn.
C.Lực hút của Trái Đất tác dụng lên cặp sách và lực do mặt bàn tác dụng lên Trái Đất
D.Cả ba cặp lực trên đều là các cặp lực cân bằng
Bài23.Trong các trường hợp dưới đây,trường hợp nào lưc gây ra sự biến đổi cử chuyển động?
A.Dùng tay bóp méo quả bóng bàn.
B.Đá vào quả bóng đang lăn trên sàn
C.Kéo dây chun làm cho dây dãn ra.
D.Bẻ cong chiếc cung tên.
Bài 24:Một bạn học sinh đang đạp xe đạp từ nhà đến trường.Chân của bạn đó đã tác dụng vào bàn đạp một lực.Lực này gây ra tác dụng gì?
A.Bàn đạp đa bị biến đổi chuyển động.
B.Xe bị biến đổi chuyển động.
C.Yên xe bị biến dạng.
D.Cả ba tác dụng trên.
Bài 25.Khi đóng đinh vào tường ,lực của búa đã gây lên tác dụng gì?
A.Làm cho đinh bị biến dạng.
B.Làm cho tường bị biến dạng.
C.Làm cho đinh bị biến dạng và ngập sâu vào tường.
D.Không làm cho vật nào bị biến dạng.
Hãy chọn kết luận đúng.
Bài 26.Một quả bóng cao su nằm yên trên mặt bàn nằm ngang đặt sát một bức tường .Dùng tay ép mạnh vào quả bóng vào tường .Trong các nhận xét sau,nhập xét nào đúng?
A.Chỉ có quả bóng cao su bị biến dạng.
B.Chỉ có bàn tay bị biến dạng.
C.Cả quả bóng và bàn tay đều bị biến dạng.
D.Cả quả bóng và bàn tay đều bị biến đổi chuyển động.
Bài 27.Khi đang đi xe đạp ,dùng tay bóp phanh,lực nào làm cho xe dừng lại?
A.Lực của má phanh .
B.Lực của chân.
C.Lực của tay.
D.Lực của cả tay,chân và má phanh.
Bài 28.Niu tơn là đơn vị của :
A.Khối lượng.
B.Thể tích.
C.Trọng lực.
D.Chiều dài.

Bài 29.Khi chúng ta xách cặp,tay ta có cảm giác nặng là donguyeen nhân nào?
A.Do khối lượng của cặp.
B.Do trọng lượng của cặp.
C.Do thể tích của cặp.
D.Do cả 3 nguyên nhân trên.
Bài 30.Hãy ghép các cụm từ ở bên trái với các cụm từ ở bên phải để trở thành câu có nghĩa.
1.Trọng lượng của a)là ki lô gam(kg). một vật
2.Đơn vị khối lượng b)là lực hút của Trái Đất.
3.Đơn vị trọng lượng c)là Niu tơn(N)
4.Khối lượng d)là lượng chất chứa trong vật.
5.Trọng lực e)là lực hút của Trái Đất.
Bài 31:Khi thả một viên sỏi từ trên cao xuống ,viên sỏi sẽ không rơi theo phương nào trong các phương dưới đây?
A.Phương vuông góc với phương ngang.
B.Phương song song với dây dọi.
C.Phương thẳng đứng.
D.Phương vuông góc với dây dọi
Bài 32.Trong các lực sau ,lực nào là lực đàn hồi?
A.Lực do Trái Đất tác dụng lên mặt Trăng.
B.Lực do đầu tàu tác dụng lên toa tàu ở phía sau.
C.Lực do dây chun buộc tóc tác dụng lên tóc.
D.Lực do búa tác dụng vào đinh.
Bài 33.Trong những vật sau ,vật nào không có tính đàn hồi?
A.Qủa bóng cao su.
B.Cục tẩy.
C.Cái đĩa sứ.
D.Lò xo.
Bài 34:Treo vật nặng 2N ,lò xo xoắn dãn ra 1 cm.Treo vật nặng 6 N thì lò xo dãn ra bao nhiêu ?
A.2cm B.3cm
C.4cm D.5 cm
Bài 35:Có thể đo trọng lượng của một vật bằng dụng cụ nào?
A.Cân Rô béc van
B.Bình chia độ
C.Lực kế
D.Thước cuộn
Bài 36:Một học sinh dùng lực kế đo trọng lượng của một vật nặng,kết quả đo ghi được là 5,3 N .ĐCNN của lực kế đã dùng là bao nhiêu ?Chọn một trong các kết quả sau :
A.1,0 N B.0,5N
C.0,2N D.0,1N
Bài 37:Một quả cân có khối lượng 50 g thì có trọng lượng là:
A.5N
B.50 N
C.500 N
D.0,5 N
Bài 38:Khi sử dụng lực kế ,không phải làm việc nào sau đây:
A.Chú ý đến GHĐ và ĐCNN của lực kế
B.Điều chỉnh số 0
C.Đặt lò xo dọc theo phương của lực cần đo.
D.Đặt lực kế nằm ngang.
Bài 39:Nói “nhôm nhẹ hơn chì” nghĩa là gì?
A.khối lượng của nhôm nhỏ hơn khối lượng của chì.
B.Khối lượng riêng của nhôm nhỏ hơn khối lượng riêng của chì.
C.Trọng lượng của nhôm nhỏ hơn trọng lượng của chì
D.Trọng lực của nhôm nhỏ hơn trọng lực của chì
Bài 40:Có ba vật sắt chì nhôm giống hệt nhau về hình dạng và kích thước .Hãy sắp xếp khối lượng của các vật theo thứ tự giảm dần
A.Chì ,nhôm ,sắt
B.Sắt ,chì ,nhôm.
C.Sắt ,nhôm ,chì.
D.Chì ,sắt ,nhôm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Minh Khoa
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)