Vật lí 10; BT CHƯƠNH 1 HAY.
Chia sẻ bởi Nguyễn Thư |
Ngày 27/04/2019 |
110
Chia sẻ tài liệu: vật lí 10; BT CHƯƠNH 1 HAY. thuộc Đại số 10
Nội dung tài liệu:
NỘI DUNG CƠ BẢN VẬT LÝ LỚP 10
Chương 1: Động học chất điểm:
Chú ý:
Khi giải bài tập động học ta phải chọn hệ qui chiếu:
+ Gốc tọa độ: (nên chọn tại vị trí bắt đầu khảo sát vật chuyển động.)
+ Chiều dương: (nên chọn chiều dương là chiều chuyển động ban đầu.)
+ Mốc thời gian: (nên chọn lúc bắt đầu khảo sát vật chuyển động.)
CHƯƠNG 1. ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
1. Nhiệm vụ của cơ học
Một trong những loại hiện tượng phổ biến là chuyển động của các vật, nghĩa là sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác theo thời gian. Vận tốc của vật thay đổi, nghĩa là chuyển động của vật biến đổi khi có tác dụng của vật này lên vật khác – có tác dụng tương hỗ giữa các vật.
Cơ học là một phần của vật lí học, nghiên cứu chuyển động của các vật thể vĩ mô dưới tác dụng tương hỗ giữa chúng.
2. Chất điểm
Trong thực tế, nhiều khi vật có kích thước không nhỏ đối với con người, nhưng lại rất nhỏ so với chiều dài của quỹ đạo của vật. Khi đó để xác định vị trí của vật trên quỹ đạo ta có thể coi vật như một chất điểm nằm ở trọng tâm của nó.
Vậy; Nếu kích thước của vật quá bé so với quãng đường mà chúng ta khảo sát chuyển động của chúng thì một vật được coi là chất điểm.
3. Chuyển động cơ
Chuyển động là sự thay đổi vị trí của vật trong không gian theo thời gian, đối với vật được chọn làm mốc.
Mọi chuyển động và mọi trạng thái đứng yên đều có tính chất tương đối.
4. Hệ qui chiếu
Muốn xác định chuyển động của vật, ta phải chọn một vật làm mốc, sau đó gắn vào đó một hệ trục tọa độ để xác định vị trí, một đồng hồ đo thời gian.
Vậy; Hệ qui chiếu = hệ tọa độ gắn với vật + đồng hồ và gốc thời gian
+ Trong bài tập, khi nói đến thời gian t ta phải hiểu t khoảng thời gian mà vật chuyển động.
+ Thời điểm là khoảnh khắc của thời gian được xác định trên đồng hồ. Ví dụ: 12h trưa, 5h chiều,…
5. Chuyển động tịnh tiến
Chuyển động mà tất cả các điểm của vật đều vạch ra những đường giống nhau, đường nối hai điểm bất kì của vật luôn luôn song song với chính nó. Chuyển động như vậy gọi là chuyển động tịnh tiến. Quỹ đạo của chuyển động tịnh tiến có thể đường cong, không nhất thiết là đường thẳng hay đường tròn.
Ví dụ: Hòm gỗ trượt trên dốc phẳng, điểm A trên khoang ngồi của đu quay,…
6. Vận tốc trong chuyển động thẳng
a) Độ dời
Nếu chất điểm chuyển động cong: Trong khoảng thời gian từ t1 đến t2, chất điểm đi từ M đến N.
Vậy; độ dời là của chất điểm là vecto
Nếu chất điểm chuyển động thẳng: Trong khoảng thời gian từ t1 đến t2, chất điểm đi từ M đến N.
Vậy; độ dời là của chất điểm là vecto
Giá trị đại số của vecto là:
+ Nếu thì chất điểm chuyển động theo chiều dương của trục Ox.
+ Nếu thì chất điểm chuyển động theo chiều âm của trục Ox.
b) Véc tơ vận tốc
ĐN: Vận tốc là một đại lượng véc tơ, đặc trưng cho sự chuyển động nhanh hay chậm của vật.
Vận tốc trung bình
Với x1, x2 là tọa độ của chất điểm tại các thời điểm t1 và t2.
Vận tốc trung bình có phương, chiều trùng với phương, chiều của véc tơ độ dời.
Chú ý: Chúng ta phân biệt giữa vận tốc trung bình với tốc độ trung bình (Học từ lớp 7)
Tốc độ trung bình =
Vận tốc tức thời
Vận tốc tức thời tại một thời điểm t đặc trưng cho chiều và độ nhanh chậm của chuyển động tại thời điểm đó.
Khi thì
Tức là vận tốc tức thời luôn bằng tốc độ tức thời.
7. Chuyển động thẳng đều
a) ĐN: Chuyển động thẳng đều là chuyển động trên một đường thẳng, với vận tốc tức thời không đổi.
- Đơn vị vận tốc: Trong hệ SI, vận tốc có đơn vị là
b) Phương trình chuyển động thẳng đều
Chọn thời điểm khi bắt đầu khảo sát chuyển động làm gốc thời gian, lúc thời gian t = 0 vật ở vị trí ban đầu M có toạ độ x0. Sau một khoảng thời gian t ở vị trí N có toạ độ x. Theo
Chương 1: Động học chất điểm:
Chú ý:
Khi giải bài tập động học ta phải chọn hệ qui chiếu:
+ Gốc tọa độ: (nên chọn tại vị trí bắt đầu khảo sát vật chuyển động.)
+ Chiều dương: (nên chọn chiều dương là chiều chuyển động ban đầu.)
+ Mốc thời gian: (nên chọn lúc bắt đầu khảo sát vật chuyển động.)
CHƯƠNG 1. ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
1. Nhiệm vụ của cơ học
Một trong những loại hiện tượng phổ biến là chuyển động của các vật, nghĩa là sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác theo thời gian. Vận tốc của vật thay đổi, nghĩa là chuyển động của vật biến đổi khi có tác dụng của vật này lên vật khác – có tác dụng tương hỗ giữa các vật.
Cơ học là một phần của vật lí học, nghiên cứu chuyển động của các vật thể vĩ mô dưới tác dụng tương hỗ giữa chúng.
2. Chất điểm
Trong thực tế, nhiều khi vật có kích thước không nhỏ đối với con người, nhưng lại rất nhỏ so với chiều dài của quỹ đạo của vật. Khi đó để xác định vị trí của vật trên quỹ đạo ta có thể coi vật như một chất điểm nằm ở trọng tâm của nó.
Vậy; Nếu kích thước của vật quá bé so với quãng đường mà chúng ta khảo sát chuyển động của chúng thì một vật được coi là chất điểm.
3. Chuyển động cơ
Chuyển động là sự thay đổi vị trí của vật trong không gian theo thời gian, đối với vật được chọn làm mốc.
Mọi chuyển động và mọi trạng thái đứng yên đều có tính chất tương đối.
4. Hệ qui chiếu
Muốn xác định chuyển động của vật, ta phải chọn một vật làm mốc, sau đó gắn vào đó một hệ trục tọa độ để xác định vị trí, một đồng hồ đo thời gian.
Vậy; Hệ qui chiếu = hệ tọa độ gắn với vật + đồng hồ và gốc thời gian
+ Trong bài tập, khi nói đến thời gian t ta phải hiểu t khoảng thời gian mà vật chuyển động.
+ Thời điểm là khoảnh khắc của thời gian được xác định trên đồng hồ. Ví dụ: 12h trưa, 5h chiều,…
5. Chuyển động tịnh tiến
Chuyển động mà tất cả các điểm của vật đều vạch ra những đường giống nhau, đường nối hai điểm bất kì của vật luôn luôn song song với chính nó. Chuyển động như vậy gọi là chuyển động tịnh tiến. Quỹ đạo của chuyển động tịnh tiến có thể đường cong, không nhất thiết là đường thẳng hay đường tròn.
Ví dụ: Hòm gỗ trượt trên dốc phẳng, điểm A trên khoang ngồi của đu quay,…
6. Vận tốc trong chuyển động thẳng
a) Độ dời
Nếu chất điểm chuyển động cong: Trong khoảng thời gian từ t1 đến t2, chất điểm đi từ M đến N.
Vậy; độ dời là của chất điểm là vecto
Nếu chất điểm chuyển động thẳng: Trong khoảng thời gian từ t1 đến t2, chất điểm đi từ M đến N.
Vậy; độ dời là của chất điểm là vecto
Giá trị đại số của vecto là:
+ Nếu thì chất điểm chuyển động theo chiều dương của trục Ox.
+ Nếu thì chất điểm chuyển động theo chiều âm của trục Ox.
b) Véc tơ vận tốc
ĐN: Vận tốc là một đại lượng véc tơ, đặc trưng cho sự chuyển động nhanh hay chậm của vật.
Vận tốc trung bình
Với x1, x2 là tọa độ của chất điểm tại các thời điểm t1 và t2.
Vận tốc trung bình có phương, chiều trùng với phương, chiều của véc tơ độ dời.
Chú ý: Chúng ta phân biệt giữa vận tốc trung bình với tốc độ trung bình (Học từ lớp 7)
Tốc độ trung bình =
Vận tốc tức thời
Vận tốc tức thời tại một thời điểm t đặc trưng cho chiều và độ nhanh chậm của chuyển động tại thời điểm đó.
Khi thì
Tức là vận tốc tức thời luôn bằng tốc độ tức thời.
7. Chuyển động thẳng đều
a) ĐN: Chuyển động thẳng đều là chuyển động trên một đường thẳng, với vận tốc tức thời không đổi.
- Đơn vị vận tốc: Trong hệ SI, vận tốc có đơn vị là
b) Phương trình chuyển động thẳng đều
Chọn thời điểm khi bắt đầu khảo sát chuyển động làm gốc thời gian, lúc thời gian t = 0 vật ở vị trí ban đầu M có toạ độ x0. Sau một khoảng thời gian t ở vị trí N có toạ độ x. Theo
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thư
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)