Văn11-nc-hk2-s2

Chia sẻ bởi Mười Hai T Tvqn | Ngày 26/04/2019 | 37

Chia sẻ tài liệu: Văn11-nc-hk2-s2 thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

Sở GD - ĐT Bình Định Đề thi học kì II
Trường THPT Trưng Vương Môn: Văn – Lớp 11 (cơ bản)
Thời gian: 90 phút

Mã đề thi 132


I. Trắc nghiệm: 3 điểm ( 12 câu ) Chọn câu trả lời đúng nhất, mỗi câu đúng được 0.25 điểm
Câu 1: Hai chữ “Từ ấy” trong bài thơ “Từ ấy” chỉ thời điểm nào trong cuộc đời Tố Hữu?
A. Khi kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam
B. Khi bắt đầu tham gia hoạt động cách mạng.
C. Khi bị thực dân Pháp bắt giam tại nhà lao ở Huế
D. Khi vượt ngục thành công
Câu 2: Câu nào thể hiện rõ nhất giọng ngông ngạo, tự đắc của nhà thơ Tản Đà trong bài thơ “Hầu trời” khi đọc thơ cho trời nghe?
A. Trời nghe, Trời cũng lấy làm hay B. Đương cơn đắc ý đọc đã thích
C. Văn dài hơi tốt ran cung mây D. Chè tươi nhấp giọng càng tốt hơi
Câu 3: Trong bài “Một thời đại trong thi ca”, theo tác giả, tinh thần thơ mới nằm ở điều gì?
A. Tình yêu quê hương, đất nước B. Nhạc điệu thơ
C. Hình dáng câu thơ D. “Cái tôi”
Câu 4: Trong khổ thơ một bài thơ “Tràng giang” của Huy Cận, hình ảnh nào mang lại dáng vẻ hiện đại của thơ mới?
A. Con thuyền xuôi mái. B. Thuyền về nước lại.
C. Sóng gợn tràng giang. D. Củi một cành khô.
Câu 5: Lớp từ ngữ nào sau đây được sử dụng nhiều nhất trong văn bản chính luận
A. Lớp từ ngữ thuộc phong cách sinh hoạt B. Lớp từ ngữ địa phương
C. Lớp từ ngữ chính trị D. Lớp từ ngữ khoa học
Câu 6: Nhấn mạnh thiên tài của Mác, tác giả đã chọn cách lập luận nào cho bài điếu văn “Ba cống hiến vĩ đại của Mác”?
A. Kết cấu vòng tròn kết hợp với so sánh B. Kết cấu tầng bậc kết hợp với so sánh
C. Kết cấu đa tuyến kết hợp với so sánh D. Kết cấu xâu chuỗi kết hợp với so sánh
Câu 7: Qua bài “Về luân lí xã hội ở nước ta”, tác giả khẳng định người Việt Nam chưa biết đến luân lí xã hội, tình trạng này là do nguyên nhân sâu xa nào?
A. Vì xã hội Việt Nam từ xưa đến giờ chưa có khái niệm về đoàn thể
B. Vì sự manh tâm phá hoại đoàn thể của đám quan trường
C. Vì dân ta chỉ biết gia đình là cộng đồng cao nhất
D. Vì dân ta chưa biết đến sức mạnh của số đông
Câu 8: Trong bài “Vội vàng”, nhà thơ yêu tha thiết cuộc sống nào?
A. Cuộc sống trần thế xung quanh mình B. Cuộc sống trong văn chương
C. Cuộc sống trong mơ ước D. Cuộc sống nơi tiên giới
Câu 9: Bài thơ “Tương tư” của Nguyễn Bính được in trong tập thơ nào?
A. Giửi người vợ miền Nam B. Lỡ bước sang ngang
C. Tâm hồn tôi D. Mười hai bến nước
Câu 10: Văn bản chính luận thời xưa không viết theo thể văn nào dưới đây?
A. Hịch B. Cáo C. Phú D. Chiếu
Câu 11: Vích-to Huy-go là nhà văn nước nào?
A. Pháp B. Anh C. Đức D. Nga
Câu 12: Trong các bài thơ sau, có một bài thơ thất ngôn viết về buổi chiều, nhưng trong các dòng thơ không hề có một chữ chiều. Đó là bài thơ nào?
A. Nhớ đồng B. Chiều xuân C. Lai Tân D. Chiều tối
II- TỰ LUẬN:(7điểm)
Cảm nhận của anh (chị) về bài thơ “Chiều tối”(Mộ) của Hồ Chí Minh
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------
Sở GD - ĐT Bình Định Đề thi học kì II
Trường THPT Trưng Vương Môn: Văn – Lớp 11 (cơ bản)
Thời gian: 90 phút

Mã đề thi 133


I. Trắc nghiệm: 3 điểm ( 12 câu ) Chọn câu trả lời đúng nhất, mỗi câu đúng được 0.25 điểm
Câu 1: Câu nào thể hiện rõ nhất giọng ngông ngạo, tự đắc của nhà thơ Tản Đà trong bài thơ “Hầu trời” khi đọc thơ cho trời nghe?
A. Trời nghe, Trời cũng lấy làm hay B. Đương cơn đắc ý đọc đã thích
C. Văn dài hơi tốt ran cung mây
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Mười Hai T Tvqn
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)