Van xuoi
Chia sẻ bởi Trần Văn Nam |
Ngày 05/10/2018 |
43
Chia sẻ tài liệu: Van xuoi thuộc Lớp 3 tuổi
Nội dung tài liệu:
Nhớ tết mậu thân 1968
Sau tiếng thơ chúc tết của bác là tiếng pháo tổng tiến công
Văn Duy
Đại tá Nguyễn Văn Báu hiện là phó chủ tịch hội cựu giáo chức huyện Kinh Môn. Đã vào tuổi 70 nhưng ông vẫn khoẻ mạnh và minh mẫn. Ngồi tâm sự, ông bảo tôi: “ Cả cuộc đời binh nghiệp, tôi có nhiều kỷ niệm nhưng nhớ nhất vẫn là cái tết Mậu Thân 1968”.
- ông có thể kể chi tiết được không? TôI hỏi.
- Được chứ. Với tôi đấy là kỉ niệm không bao giờ quên. Rồi ông kể với một giọng chậm rãi và rõ ràng, khúc chiết.
“ Tháng 10 năm 1962 tôi vào bộ đội. Sau một năm học tập và rèn luyện, tôI chuyển sang pháo binh và học ở Sơn Tây. Ra trường cũng là lúc quân Mỹ ồ ạt kéo vào miền Nam, ấy là năm 1965. Tôi được biên chế về làm trung đội trưởng pháo trung đội 2, đạid dội 806, lữ đoàn 364. Đây là đơn vị pháo đã từng tham gia đánh Điện Biên Phủ, đơn vị góp phần làm câm họng pháo địch do quân ba Pi ôt chỉ huy. Đến tháng năm 1967 chúng tôi vào miền Nam, vùng B5 thuộc đất Quảng Trị. Đơn vị chúng tôi đã từng đánh giặc ở Cửa Việt, Dốc Miếu thuộc huyện Gio Linh và ở Cam Lộ. Chiến trường Quảng Trị lúc ấy vô cùng khốc liệt, nhiều trận đánh mà cái tên đã thành quen thuộc với nhân dân cả nước như ái Tử, La Vang, Cửa Việt, Khe Sanh, Đường 9 v.v…”
- Thảo nào tôi chen vào, mà nhà thơ Vũ Ngàn Chi đã viết: “ Một ái Tử, La Vang, đất này chưa hả giận/ Đêm xuyên rừng đôi mắt vẫn đăm đăm/ Chưa hết giặcd dời ta chưa hết trận”.
- Đúng thế. Ông kể tiếp, đến cuối 1967, chúng tôi được lệnh rú ra Hướng Hoá chuẩn bị cho chiến dịch lớn – chiến dịch Khe Sanh, ( sau này tôi mới biết như vậy). Đơn vị chúng tôi về lập trận địa trên động Tam Ve. Đây là vùng núi cao, rừng già, cây vô cùng rậm rạp. Đồng bào dân tộc ở đây bị giặc dồn vào các ấp chiến lược. Chúng tôi khênh vác đưa pháo lên núi cao. Gọi là động Tam Ve là cái tên chung cho cả vùng núi. Đơn vị vừa gấp rút xây dựng trận địa, vừa nguỵ trang giữ bí mật, vừa làm hầm để sinh hoạt, rất vất vả nhưng vui và háo hức lắm. Còn một tháng nữa thì đến tết Mậu Thân. Những lúc rỗi rãi, câu chuyện nào rồi cũng quay về chuyện tết. Mỗi anh một miền quê có phong tục khác nhau. Bao nhiêu là chuyện. Một số anh em nóng ruột đoán rằng có mở chiến dịch cũng phải sau tết. Lúc ấy tôi là chính trị viên - đạid dội phó nên trước những câu hỏi của anh em, tôi cũng không trả lời được, chỉ biết động viên chiến sĩ là yên tâm chờ và sẵn sàng đánh.
Sau tiếng thơ chúc tết của bác là tiếng pháo tổng tiến công
Văn Duy
Đại tá Nguyễn Văn Báu hiện là phó chủ tịch hội cựu giáo chức huyện Kinh Môn. Đã vào tuổi 70 nhưng ông vẫn khoẻ mạnh và minh mẫn. Ngồi tâm sự, ông bảo tôi: “ Cả cuộc đời binh nghiệp, tôi có nhiều kỷ niệm nhưng nhớ nhất vẫn là cái tết Mậu Thân 1968”.
- ông có thể kể chi tiết được không? TôI hỏi.
- Được chứ. Với tôi đấy là kỉ niệm không bao giờ quên. Rồi ông kể với một giọng chậm rãi và rõ ràng, khúc chiết.
“ Tháng 10 năm 1962 tôi vào bộ đội. Sau một năm học tập và rèn luyện, tôI chuyển sang pháo binh và học ở Sơn Tây. Ra trường cũng là lúc quân Mỹ ồ ạt kéo vào miền Nam, ấy là năm 1965. Tôi được biên chế về làm trung đội trưởng pháo trung đội 2, đạid dội 806, lữ đoàn 364. Đây là đơn vị pháo đã từng tham gia đánh Điện Biên Phủ, đơn vị góp phần làm câm họng pháo địch do quân ba Pi ôt chỉ huy. Đến tháng năm 1967 chúng tôi vào miền Nam, vùng B5 thuộc đất Quảng Trị. Đơn vị chúng tôi đã từng đánh giặc ở Cửa Việt, Dốc Miếu thuộc huyện Gio Linh và ở Cam Lộ. Chiến trường Quảng Trị lúc ấy vô cùng khốc liệt, nhiều trận đánh mà cái tên đã thành quen thuộc với nhân dân cả nước như ái Tử, La Vang, Cửa Việt, Khe Sanh, Đường 9 v.v…”
- Thảo nào tôi chen vào, mà nhà thơ Vũ Ngàn Chi đã viết: “ Một ái Tử, La Vang, đất này chưa hả giận/ Đêm xuyên rừng đôi mắt vẫn đăm đăm/ Chưa hết giặcd dời ta chưa hết trận”.
- Đúng thế. Ông kể tiếp, đến cuối 1967, chúng tôi được lệnh rú ra Hướng Hoá chuẩn bị cho chiến dịch lớn – chiến dịch Khe Sanh, ( sau này tôi mới biết như vậy). Đơn vị chúng tôi về lập trận địa trên động Tam Ve. Đây là vùng núi cao, rừng già, cây vô cùng rậm rạp. Đồng bào dân tộc ở đây bị giặc dồn vào các ấp chiến lược. Chúng tôi khênh vác đưa pháo lên núi cao. Gọi là động Tam Ve là cái tên chung cho cả vùng núi. Đơn vị vừa gấp rút xây dựng trận địa, vừa nguỵ trang giữ bí mật, vừa làm hầm để sinh hoạt, rất vất vả nhưng vui và háo hức lắm. Còn một tháng nữa thì đến tết Mậu Thân. Những lúc rỗi rãi, câu chuyện nào rồi cũng quay về chuyện tết. Mỗi anh một miền quê có phong tục khác nhau. Bao nhiêu là chuyện. Một số anh em nóng ruột đoán rằng có mở chiến dịch cũng phải sau tết. Lúc ấy tôi là chính trị viên - đạid dội phó nên trước những câu hỏi của anh em, tôi cũng không trả lời được, chỉ biết động viên chiến sĩ là yên tâm chờ và sẵn sàng đánh.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Văn Nam
Dung lượng: |
Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)