Văn viết 11
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hà |
Ngày 26/04/2019 |
93
Chia sẻ tài liệu: văn viết 11 thuộc Ngữ văn 11
Nội dung tài liệu:
Nghị luận tác phẩm "Vội Vàng" của Xuân Diệu
Vội vàng Xuân Diệu
Một người rất hiểu và rất yêu thơ Xuân Diệu trước Cách Mạng là nhà phê bình Hoài Thanh đã từng nhận xét rằng “ Nhà thơ ấy đã thể hiện đúng tâm hồn mình, đúng là mình nhất khi viết ra những dòng thơ diễn tả những rung động tinh tế, mong manh, mơ hồ, những rung động không dễ gọi tên và càng không dễ gì nắm bắt “, ví dụ như : Mây biếc về đâu bay gấp gấp Con cò trên ruộng cánh phân vân Những nhận xét ấy chắc hẳn phải có căn cứ, có cơ sở. Tuy nhiên, với phần lớn độc giả, Xuân Diệu trước hết vẫn là thi sĩ của lòng đam mê nồng cháy, của tình yêu cuồng si đối với cuộc đời, một con người muốn được giao cảm, giao hoà hết mình cùng tạo vật. Người đã kêu lên tiếng gọi tha thiết, giục giã về sự sống gấp để tận hưởng hết những lạc thú của cuộc đời. Và nếu phải kể một bài thơ tiêu biểu nhất cho một hồn thơ như thế, thì chắc trong chúng ta không ai không lập tức nhớ ngay đến một bài thơ - “ Vội vàng “. Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất; Tôi muốn buộc gió lại, Cho hương đừng bay đi. Của ong bướm này đây tuần tháng mật, Này đây hoa của đồng nội xanh rì, Này đây lá của cành tơ phơ phất; Của yến anh này đây khúc tình si, Và này đây ánh sáng chớp hàng mi. Mỗi sáng sớm thần Vui hằng gõ cửa; Tháng giêng ngon như một cặp môi gần. Tôi sung sướng. Xúc cảm vội vàng dường như đã được thể hiện ở khổ đầu tiên của bài thơ : khổ thơ năm chữ duy nhất trong bài thơ mà phần lớn là những câu thơ tám chữ. Thể loại thơ tám chữ gợi cho ta nghĩ đến cách nói vốn có của ca trù và cách sử dụng của Xuân Diệu cùng thể hiện một nét mới của thơ mới. Còn cách đặt những câu thơ ngắn trong trường hợp này làm nên giọng điệu gấp gáp giống như một hơi thở hối hả của một con người đang tràn đầy cảm xúc. Mặt khác, Xuân Diệu đã đặt ở đầu tiên những câu lẻ hai chữ “ tôi muốn ”, và chủ đề trữ tình lập tức xuất hiện. Nhà thơ thể hiện cái tôi công khai, ngang nhiên không lẩn tránh hay giấu giếm, cái tôi đầy thách thức, đi ngược lại với thơ ca trung đại, nơi rất ít dám thể hiện cái Tôi. Cách nhà thơ công nhiên khiêu khích thẩm mĩ thơ của thời đại trước, chính là để thể hiện cái tôi trong một khao khát lớn lao, cái tôi muốn đoạt quyền tạo hoá để làm những việc mà chỉ tạo hoá mới làm được như “ tắt nắng đi “ và “buộc gió lại “. Nhưng trong cách diễn đạt của nhà thơ thì “tắt nắng” và “buộc gió” không phải là ý muốn cuối cùng, vì những câu chẵn của khổ thơ đều bắt đầu bằng một chữ “cho”. Cho màu đừng nhạt mất, ...... Cho hương đừng bay đi. Khát vọng ngông cuồng kia cũng xuất phát từ mong muốn giữ lại cái đẹp đẽ cho sự sống. Những câu thơ gợi cảm giác lo âu rằng cái đẹp sẽ giảm hương sắc đi, màu nắng sẽ bớt rực rỡ nếu nắng cứ toả, và làn hương kia sẽ bớt nồng nàn nếu gió cứ bay. Nhưng mong muốn càng trở nên thiết tha hơn khi nhà thơ dùng đến hai lần chữ “đừng” - chứa đựng một nguyện vọng thiết tha. Từng chữ một của bốn câu thơ đều nói lên nỗi ham sống đến vô biên, tột cùng đến trở nên cuồng si, tham lam, muốn giữ lại cho mình và cho đời vẻ đẹp, sự sống ở trong tạo vật. Câu thơ thứ năm đang từ nhịp điệu gấp gáp của những dòng năm chữ, thì đột ngột đổ tràn ra trong những dòng tám chữ. Một sự chuyển đổi rất đẹp của bài thơ, làm trải ra trước mắt người đọc một bức tranh xuân tuyệt diệu. Trong bốn dòng thơ ấy đầy ắp những tiếng “này đây” rải ra khắp các dòng thơ, vừa trùng điệp vừa biến hoá. Những câu thơ gợi hình dung về một con người đang mê man, đắm đuối, cuống quýt trước mùa xuân đang trải ra cuộc đời. Đó không chỉ là một bức tranh xuân, xuân sắc, xuân tình mà còn là cách để tác giả nói đến cái mê đắm về một mùa xuân của tuổi trẻ, của tình yêu. Vì vậy, không có một loài vật nào khác ngoài “ong bướm, yến anh”, bởi nó gợi ra vẻ lả lơi, tình tứ,và “bướm lả ong lơi “ gợi ý niệm về mùa xuân và tình yêu. Khúc nhạc của tình yêu, và hơn thế, “của tình si”, gợi nên sự mê đắm. Bên cạnh đó, chữ “của” trở đi trở
Vội vàng Xuân Diệu
Một người rất hiểu và rất yêu thơ Xuân Diệu trước Cách Mạng là nhà phê bình Hoài Thanh đã từng nhận xét rằng “ Nhà thơ ấy đã thể hiện đúng tâm hồn mình, đúng là mình nhất khi viết ra những dòng thơ diễn tả những rung động tinh tế, mong manh, mơ hồ, những rung động không dễ gọi tên và càng không dễ gì nắm bắt “, ví dụ như : Mây biếc về đâu bay gấp gấp Con cò trên ruộng cánh phân vân Những nhận xét ấy chắc hẳn phải có căn cứ, có cơ sở. Tuy nhiên, với phần lớn độc giả, Xuân Diệu trước hết vẫn là thi sĩ của lòng đam mê nồng cháy, của tình yêu cuồng si đối với cuộc đời, một con người muốn được giao cảm, giao hoà hết mình cùng tạo vật. Người đã kêu lên tiếng gọi tha thiết, giục giã về sự sống gấp để tận hưởng hết những lạc thú của cuộc đời. Và nếu phải kể một bài thơ tiêu biểu nhất cho một hồn thơ như thế, thì chắc trong chúng ta không ai không lập tức nhớ ngay đến một bài thơ - “ Vội vàng “. Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất; Tôi muốn buộc gió lại, Cho hương đừng bay đi. Của ong bướm này đây tuần tháng mật, Này đây hoa của đồng nội xanh rì, Này đây lá của cành tơ phơ phất; Của yến anh này đây khúc tình si, Và này đây ánh sáng chớp hàng mi. Mỗi sáng sớm thần Vui hằng gõ cửa; Tháng giêng ngon như một cặp môi gần. Tôi sung sướng. Xúc cảm vội vàng dường như đã được thể hiện ở khổ đầu tiên của bài thơ : khổ thơ năm chữ duy nhất trong bài thơ mà phần lớn là những câu thơ tám chữ. Thể loại thơ tám chữ gợi cho ta nghĩ đến cách nói vốn có của ca trù và cách sử dụng của Xuân Diệu cùng thể hiện một nét mới của thơ mới. Còn cách đặt những câu thơ ngắn trong trường hợp này làm nên giọng điệu gấp gáp giống như một hơi thở hối hả của một con người đang tràn đầy cảm xúc. Mặt khác, Xuân Diệu đã đặt ở đầu tiên những câu lẻ hai chữ “ tôi muốn ”, và chủ đề trữ tình lập tức xuất hiện. Nhà thơ thể hiện cái tôi công khai, ngang nhiên không lẩn tránh hay giấu giếm, cái tôi đầy thách thức, đi ngược lại với thơ ca trung đại, nơi rất ít dám thể hiện cái Tôi. Cách nhà thơ công nhiên khiêu khích thẩm mĩ thơ của thời đại trước, chính là để thể hiện cái tôi trong một khao khát lớn lao, cái tôi muốn đoạt quyền tạo hoá để làm những việc mà chỉ tạo hoá mới làm được như “ tắt nắng đi “ và “buộc gió lại “. Nhưng trong cách diễn đạt của nhà thơ thì “tắt nắng” và “buộc gió” không phải là ý muốn cuối cùng, vì những câu chẵn của khổ thơ đều bắt đầu bằng một chữ “cho”. Cho màu đừng nhạt mất, ...... Cho hương đừng bay đi. Khát vọng ngông cuồng kia cũng xuất phát từ mong muốn giữ lại cái đẹp đẽ cho sự sống. Những câu thơ gợi cảm giác lo âu rằng cái đẹp sẽ giảm hương sắc đi, màu nắng sẽ bớt rực rỡ nếu nắng cứ toả, và làn hương kia sẽ bớt nồng nàn nếu gió cứ bay. Nhưng mong muốn càng trở nên thiết tha hơn khi nhà thơ dùng đến hai lần chữ “đừng” - chứa đựng một nguyện vọng thiết tha. Từng chữ một của bốn câu thơ đều nói lên nỗi ham sống đến vô biên, tột cùng đến trở nên cuồng si, tham lam, muốn giữ lại cho mình và cho đời vẻ đẹp, sự sống ở trong tạo vật. Câu thơ thứ năm đang từ nhịp điệu gấp gáp của những dòng năm chữ, thì đột ngột đổ tràn ra trong những dòng tám chữ. Một sự chuyển đổi rất đẹp của bài thơ, làm trải ra trước mắt người đọc một bức tranh xuân tuyệt diệu. Trong bốn dòng thơ ấy đầy ắp những tiếng “này đây” rải ra khắp các dòng thơ, vừa trùng điệp vừa biến hoá. Những câu thơ gợi hình dung về một con người đang mê man, đắm đuối, cuống quýt trước mùa xuân đang trải ra cuộc đời. Đó không chỉ là một bức tranh xuân, xuân sắc, xuân tình mà còn là cách để tác giả nói đến cái mê đắm về một mùa xuân của tuổi trẻ, của tình yêu. Vì vậy, không có một loài vật nào khác ngoài “ong bướm, yến anh”, bởi nó gợi ra vẻ lả lơi, tình tứ,và “bướm lả ong lơi “ gợi ý niệm về mùa xuân và tình yêu. Khúc nhạc của tình yêu, và hơn thế, “của tình si”, gợi nên sự mê đắm. Bên cạnh đó, chữ “của” trở đi trở
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hà
Dung lượng: |
Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)