VĂN TỰ SỰ
Chia sẻ bởi đình quang tùng |
Ngày 17/10/2018 |
21
Chia sẻ tài liệu: VĂN TỰ SỰ thuộc Ngữ văn 6
Nội dung tài liệu:
VĂN TỰ SỰ: KỂ CHUYỆN ĐỜI THƯỜNG, KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG
Trường thcs nguyễn huy tưởng
I. ĐẶC ĐIỂM
1. Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
2. Những yếu tố cơ bản của bài tự sự:
- Sự việc: Các sự kiện xảy ra.
- Nhân vật: Người làm ra sự việc (gồm nhân vật chính và nhân vật phụ)
- Cốt truyện: Trình tự sắp xếp các sự việc.
- Người kể: Có thể là một nhân vật trong câu chuyện hoặc người kể vắng mặt (ngôi kể thứ nhất hoặc ngôi kể thứ ba)
II. YÊU CẦU CỦA BÀI VĂN TỰ SỰ Ở LỚP 6
1. Với bài tự sự kể chuyện đời thường
- Biết sắp xếp sự việc theo một trình tự có ý nghĩa.
- Trình bày bài văn theo một bố cục mạch lạc 3 phần.
- Tuỳ theo yêu cầu đối tượng kể để lựa chọn tình huống và sắp xếp sự việc có ý nghĩa.
2. Với bài tự sự kể chuyện tưởng tượng
- Biết xây dựng cốt truyện tạo tình huống tưởng tượng hợp lý.
- Câu chuyện tưởng tượng phải có ý nghĩa và bố cục rõ ràng. (theo kết cấu 3 phần của bài tự sự)
III. CÁCH LÀM BÀI VĂN TỰ SỰ Ở LỚP 6
Tuỳ theo từng dạng bài tự sự ở lớp 6 để có cách trình bày dàn ý và viết bài cho phù hợp. Dướic đây là một vài gợi dẫn.
1. Với dạng bài: Kể lại một câu chuyện đã được học bằng lời văn của em
- Yêu cầu cốt truyện không thay đổi.
- Chú ý phần sáng tạo trong mở bài và kết luận.
- Diễn đạt sự việc bằng lời văn của cá nhân cho linh hoạt trong sáng.
2. Với dạng bài: Kể về người
- Chú ý tránh nhầm sang văn tả người bằng cách kể về công việc, những hành động, sự việc mà người đó đã làm như thế nào. Giới thiệu về hình dáng tính cách thể hiện đan xen trong lời kể việc, tránh sa đà vào miêu tả nhân vật đó.
3. Với bài: Kể về sự việc đời thường
- Biết hình dung trình tự sự việc cho xác thực, phù hợp với thực tế.
- Sắp xếp sự việc theo thứ tự nhằm nổi bật ý nghĩa câu chuyện
- Lựa chọn ngôi kể cho đúng yêu cầu của bài văn.
4. Cách kể một câu chuyện tưởng tượng
* Các dạng tự sự tưởng tượng ở lớp 6:
- Thay đổi hay thêm phần kết của một câu chuyện dân gian.
- Hình dung gặp gỡ các nhân vật trong truyện cổ dân gian.
- Tưởng tượng gặp gỡ những người thân trong giấc mơ....
* Cách làm:
- Xác định được đối tượng cần kể là gì? (sự việc hay con người)
- Xây dựng tình huống xuất hiện sự việc hay nhân vật đó.
- Tưởng tượng các sự việc, hoạt động của nhân vật có thể xảy ra trong không gian cụ thể như thế nào?
IV. MỘT SỐ ĐỀ VÀ GỢI Ý
Đề 1.Trong vai Âu Cơ (hoặc Lạc Long Quân), hãy kể lại câu chuyện Con Rồng cháu Tiên.
*Yêu cầu
- Dạng bài: Kể chuyện tưởng tượng (dựa theo truyện): đóng vai một nhân vật kể lại.
* Nội dung: Kể lại truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên theo lời nhân vật Âu Cơ (hoặc Lạc Long Quân). Kể đủ, chính xác các sự việc, chi tiết chính của câu chuyện. Có thể tưởng tượng thêm chi tiết để làm nổi rõ ý nghĩa đề cao nguồn gốc cao quý của dân tộc Việt và ý nguyện đoàn kết...
* Hình thức
- Ngôi kể thứ nhất, bộc lộ thái độ, cảm xúc của người kể.
- Xen miêu tả, đối thoại cho lời kể sinh động.
Đề 2.Tưởng tượng và kể lại cuộc gặp gỡ với một nhân vật trong truyền thuyết mà em đã học.
* Yêu cầu
- Kiểu bài: Kể chuyện tưởng tượng.
- Nội dung:
+ Tưởng tượng và kể lại hoàn cảnh gặp gỡ với nhân vật (trong một giấc mơ sau khi được học, được đọc hoặc nghe kể về câu chuyện có nhân vật ấy khi đi tham quan đến một nơi có khung cảnh thiên nhiên gợi nhớ đến câu chuyện và nhân vật...).
+ Kể lại diễn biến: Căn cứ sự việc liên quan đến nhân vật (do nhân vật tạo ra hoặc liên quan đến nhân vật).
- Hình thức:
+ Xây dựng một số lời thoại với nhân vật để từ đó hiểu thêm về nhân vật, hiểu thêm ý nghĩa truyện...
+ Kể đan xen với tả
Trường thcs nguyễn huy tưởng
I. ĐẶC ĐIỂM
1. Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
2. Những yếu tố cơ bản của bài tự sự:
- Sự việc: Các sự kiện xảy ra.
- Nhân vật: Người làm ra sự việc (gồm nhân vật chính và nhân vật phụ)
- Cốt truyện: Trình tự sắp xếp các sự việc.
- Người kể: Có thể là một nhân vật trong câu chuyện hoặc người kể vắng mặt (ngôi kể thứ nhất hoặc ngôi kể thứ ba)
II. YÊU CẦU CỦA BÀI VĂN TỰ SỰ Ở LỚP 6
1. Với bài tự sự kể chuyện đời thường
- Biết sắp xếp sự việc theo một trình tự có ý nghĩa.
- Trình bày bài văn theo một bố cục mạch lạc 3 phần.
- Tuỳ theo yêu cầu đối tượng kể để lựa chọn tình huống và sắp xếp sự việc có ý nghĩa.
2. Với bài tự sự kể chuyện tưởng tượng
- Biết xây dựng cốt truyện tạo tình huống tưởng tượng hợp lý.
- Câu chuyện tưởng tượng phải có ý nghĩa và bố cục rõ ràng. (theo kết cấu 3 phần của bài tự sự)
III. CÁCH LÀM BÀI VĂN TỰ SỰ Ở LỚP 6
Tuỳ theo từng dạng bài tự sự ở lớp 6 để có cách trình bày dàn ý và viết bài cho phù hợp. Dướic đây là một vài gợi dẫn.
1. Với dạng bài: Kể lại một câu chuyện đã được học bằng lời văn của em
- Yêu cầu cốt truyện không thay đổi.
- Chú ý phần sáng tạo trong mở bài và kết luận.
- Diễn đạt sự việc bằng lời văn của cá nhân cho linh hoạt trong sáng.
2. Với dạng bài: Kể về người
- Chú ý tránh nhầm sang văn tả người bằng cách kể về công việc, những hành động, sự việc mà người đó đã làm như thế nào. Giới thiệu về hình dáng tính cách thể hiện đan xen trong lời kể việc, tránh sa đà vào miêu tả nhân vật đó.
3. Với bài: Kể về sự việc đời thường
- Biết hình dung trình tự sự việc cho xác thực, phù hợp với thực tế.
- Sắp xếp sự việc theo thứ tự nhằm nổi bật ý nghĩa câu chuyện
- Lựa chọn ngôi kể cho đúng yêu cầu của bài văn.
4. Cách kể một câu chuyện tưởng tượng
* Các dạng tự sự tưởng tượng ở lớp 6:
- Thay đổi hay thêm phần kết của một câu chuyện dân gian.
- Hình dung gặp gỡ các nhân vật trong truyện cổ dân gian.
- Tưởng tượng gặp gỡ những người thân trong giấc mơ....
* Cách làm:
- Xác định được đối tượng cần kể là gì? (sự việc hay con người)
- Xây dựng tình huống xuất hiện sự việc hay nhân vật đó.
- Tưởng tượng các sự việc, hoạt động của nhân vật có thể xảy ra trong không gian cụ thể như thế nào?
IV. MỘT SỐ ĐỀ VÀ GỢI Ý
Đề 1.Trong vai Âu Cơ (hoặc Lạc Long Quân), hãy kể lại câu chuyện Con Rồng cháu Tiên.
*Yêu cầu
- Dạng bài: Kể chuyện tưởng tượng (dựa theo truyện): đóng vai một nhân vật kể lại.
* Nội dung: Kể lại truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên theo lời nhân vật Âu Cơ (hoặc Lạc Long Quân). Kể đủ, chính xác các sự việc, chi tiết chính của câu chuyện. Có thể tưởng tượng thêm chi tiết để làm nổi rõ ý nghĩa đề cao nguồn gốc cao quý của dân tộc Việt và ý nguyện đoàn kết...
* Hình thức
- Ngôi kể thứ nhất, bộc lộ thái độ, cảm xúc của người kể.
- Xen miêu tả, đối thoại cho lời kể sinh động.
Đề 2.Tưởng tượng và kể lại cuộc gặp gỡ với một nhân vật trong truyền thuyết mà em đã học.
* Yêu cầu
- Kiểu bài: Kể chuyện tưởng tượng.
- Nội dung:
+ Tưởng tượng và kể lại hoàn cảnh gặp gỡ với nhân vật (trong một giấc mơ sau khi được học, được đọc hoặc nghe kể về câu chuyện có nhân vật ấy khi đi tham quan đến một nơi có khung cảnh thiên nhiên gợi nhớ đến câu chuyện và nhân vật...).
+ Kể lại diễn biến: Căn cứ sự việc liên quan đến nhân vật (do nhân vật tạo ra hoặc liên quan đến nhân vật).
- Hình thức:
+ Xây dựng một số lời thoại với nhân vật để từ đó hiểu thêm về nhân vật, hiểu thêm ý nghĩa truyện...
+ Kể đan xen với tả
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: đình quang tùng
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)