Van thu luu tru nha truong

Chia sẻ bởi Trần Vân Anh | Ngày 03/05/2019 | 48

Chia sẻ tài liệu: van thu luu tru nha truong thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:


CÔNG TÁC VĂN THƯ
CÔNG TÁC VĂN THƯ?
Là hoạt động liên quan đến văn bản, giấy tờ hình thành trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức.
Bao gồm các công việc về:
1. Soạn thảo và ban hành văn bản
2. Quản lý văn bản:
Quản lý văn bản đi;
Quản lý văn bản đến;
Lập và nộp lưu hồ sơ vào lưu trữ.
3. Quản lý và sử dụng con dấu trong VT
NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ CÔNG TÁC VĂN THƯ
1. Luật Ban hành văn bản QPPL năm 1996/2002 và năm 2004.
2. Nghị định 161/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2002;
3. Nghị định 91/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Ban hành văn bản QPPL của HĐND và UBND năm 2004;
4. Nghị định số 110/2004/CP ngày 08/4/2004 của Chính phủ về công tác văn thư
5. Thông tư liên tịch số 55/2005/TTLT-BNV-VPCP ngày 06/5/2005 của Bộ Nội vụ và Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản
6. Văn bản số 425/VTLTNN-NVTW ngày 18/7/2005 hướng dẫn quản lý văn bản đi, đến
7. Nghị định số 58/2001/NĐ - CP của Chính phủ về quản lý và sử dụng con dấu và Thông tư liên tịch số 07/2002/TTLT ngày 06/5/2002 của Bộ Công an-Ban TCCBCP (Bộ Nội vụ) về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 58/2001/NĐ – CP.
8. Chỉ thị số 10/2006/CT-TTg ngày 23/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc giảm giấy tờ hành chính trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước

NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ CÔNG TÁC VĂN THƯ
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN ĐƯỢC QUY ĐỊNH TẠI CÁC VĂN BẢN NÊU TRÊN
A. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
CÔNG TÁC VĂN THƯ
NỘI DUNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC VĂN THƯ:

Xây dựng, ban hành và chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các VBQPPL về công tác văn thư
Quản lý thống nhất về nghiệp vụ công tác văn thư
Nghiên cứu và ứng dụng KHCN
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo
Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác văn thư
Hợp tác quốc tế về văn thư
A. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
CÔNG TÁC VĂN THƯ
TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ CÔNG TÁC VĂN THƯ:
1. Bộ Nội vụ: Quản lý nhà nước về công tác văn thư và giúp Bộ là Cục VT<NN
2. Bộ, ngành: Quản lý công tác văn thư trong phạm vi Bộ, ngành và giúp Bộ, ngành quản lý công tác văn thư là Văn phòng Bộ, ngành
3. UBND CÁC CẤP: Quản lý công tác văn thư ở địa phương và giúp UBND quản lý công tác văn thư là Sở Nội vụ và Phòng Nội vụ
TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ CÔNG TÁC VĂN THƯ CỦA SỞ VÀ PHÒNG NỘI VỤ:
(Điều 28-NĐ110)
Căn cứ quy định của pháp luật, xây dựng trình UBND ban hành hoặc ban hành và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các chế độ, quy định về công tác văn thư đối với các cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý của mình;
Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về công tác văn thư theo thẩm quyền
Tổ chức, chỉ đạo việc nghiên cứu và ứng dụng KHCN vào công tác văn thư
Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ văn thư; quản lý công tác thi đua khen thưởng trong công tác văn thư;
Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác văn thư trong phạm vi địa phương
A. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
CÔNG TÁC VĂN THƯ
Ở MỖI CƠ QUAN, TỔ CHỨC:
1. Người đứng đầu cơ quan: quản lý, chỉ đạo công tác văn thư; ký văn bản theo thẩm quyền (Điều 3, 10, 23, 28-NĐ110)
2. Chánh VP: giúp người đứng đầu quản lý, chỉ đạo công tác văn thư; kiểm tra hình thức, thể thức, kỹ thuật trình bày và thủ tục ban hành văn bản; ký thừa lệnh một số loại văn bản; phân phối văn bản đến (nếu được uỷ quyền) và theo dõi việc giải quyết văn bản đến (Điều 9, 10, 15, 23-NĐ110)
3. Thủ trưởng đơn vị: tổ chức việc soạn thảo văn bản; kiểm tra và chịu trách nhiệm về nội dung VB trình ký; tổ chức việc lập hồ sơ trong đơn vị và giao nộp hồ sơ của đơn vị vào lưu trữ cơ quan (Điều 9, 23-NĐ110);
4. CBCCVC chuyên môn: Soạn thảo VB; lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ (Điều 6, 22, 23-NĐ110);
A. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
CÔNG TÁC VĂN THƯ
Ở MỖI CƠ QUAN, TỔ CHỨC (TIẾP THEO):
5. Nhiệm vụ của Văn thư cơ quan (9):
Tiếp nhận, đăng ký văn bản đến
Trình chuyển giao văn bản đến
Giúp Chánh Văn phòng, Trưởng phòng Hành chính theo dõi, đôn đốc việc giải quyết văn bản đến
Tiếp nhận dự thảo văn bản đi trình người có thẩm quyền xem xét, duyệt, ký ban hành
Kiểm tra hình thức, thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản đi; ghi số và ngày tháng, đóng dấu
A. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
CÔNG TÁC VĂN THƯ
Ở MỖI CƠ QUAN, TỔ CHỨC:
5. Nhiệm vụ của Văn thư cơ quan (tiếp):
Đăng ký, làm thủ tục phát hành, chuyển phát và theo dõi việc chuyển phát văn bản đi
Sắp xếp, bảo quản và phục vụ việc tra cứu, sử dụng bản lưu văn bản đi
Quản lý sổ sách và CSDL đăng ký, quản lý văn bản; làm thủ tục cấp giấy giới thiệu, giấy đi đường cho CBCCV
Bảo quản, sử dụng con dấu của cơ quan và dấu khác.
NGƯỜI LÀM VĂN THƯ PHẢI CÓ ĐỦ TIÊU CHUẨN
NGHIỆP VỤ CỦA NGẠCH CÔNG CHỨC VĂN THƯ
B. QUY ĐỊNH VỀ NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC VĂN THƯ
NGHIỆP VỤ VĂN THƯ
1. Soạn thảo và ban hành văn bản
2. Quản lý văn bản
Quản lý văn bản đi
Quản lý văn bản đến
Lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ vào lưu trữ cơ quan
3. Quản lý và sử dụng con dấu trong công tác văn thư
SOẠN THẢO VÀ BAN HÀNH
VĂN BẢN
1. Hình thức văn bản và thẩm quyền ban hành
2. Thể thức văn bản và kỹ thuật trình bày văn bản
3. Trình tự/quy trình soạn thảo văn bản
4. Thủ tục ban hành văn bản
HÌNH THỨC VĂN BẢN
Điều 4-NĐ 110/2004/NĐ-CP:
Nhóm VĂN BẢN QPPL (9)
Nhóm VĂN BẢN HÀNH CHÍNH (23)
Nhóm VĂN BẢN CHUYÊN NGÀNH
Nhóm VĂN BẢN CỦA ĐẢNG VÀ CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ-XÃ HỘI
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Vân Anh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)