Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc

Chia sẻ bởi Bùi Đình Sang | Ngày 26/04/2019 | 46

Chia sẻ tài liệu: Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

Văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc : Bức tượng đài của dân tộc

Nguyễn Đình Chiểu một nhà thơ lớn của nước ta, một ngôi sao sáng trên bầu trời văn nghệ dân tộc. Xuất thân từ một gia đình quan lại nhỏ ở đất Gia Định. Nguyễn Đình Chiểu lớn lên và trưởng thành vào giữa thế kỷ XIX, lúc triều đình phong kiến nhà Nguyễn đang suy vong và thực dân Pháp bước đầu xâm lược Việt Nam. Đã gần 2 thế kỷ qua đi, nhắc về ông, chúng ta không những nhớ đến tác phẩm nổi tiếng “Lục Vân Tiên”, mà còn khâm phục ông với tư cách là một sĩ phu yêu nước. Khác với những sĩ phu đương thời, ông dùng ngòi bút viết nên những khúc ca bi tráng ca ngợi những con người đã xả thân vì nghĩa rồi hy sinh oanh liệt. Hàng loạt các bài: Hịch, điếu, văn tế một lần nữa lại tỏa sáng: Văn tế Trương Định - Điếu Phan Tòng - Văn tế sĩ dân lục tỉnh trận vong - Hịch đánh Tây và “Văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc”. Văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc là khúc ca hùng tráng, tạo nên một cơn sóng ngầm mãnh liệt, thúc đẩy phong trào chống Pháp ngay từ khi chúng vừa đặt chân xâm lược nước ta. Mở đầu bài văn tế sao mà “đau thương nhưng anh dũng”: “Hỡi ơi! / Súng giặc đất rền / Lòng dân trời tỏ...” Trước hết đây là tiếng khóc: khóc cho đất nước, cho nhân dân, cho đời “trong cơn bấn loạn”, khóc cho vong linh của những nghĩa sĩ Cần Giuộc đã anh dũng hy sinh vì vận mệnh của Tổ quốc. Tiếng khóc cao cả và trân trọng biết bao. Nước đã mất thì nhà tan, tội ác của quân xâm lược “Trời không dung, đất không tha”, những hình ảnh thật điêu linh: “Bến Nghé của tiền tan bọt nước / Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây”. Hy sinh cho người khác, hành động vì nghĩa, Nguyễn Đình Chiểu đã vượt khỏi tư tưởng của một đồ đệ Cửa Khổng Sân Trình - một tư tưởng tiến bộ của một nhà nho yêu nước. Ông quan tâm đến những người dân đen, chú ý đến cái lòng của họ rồi khẳng định: Hành động của họ được trời thấu rõ. Lời văn điếu phúng đã giới thiệu về những nghĩa sĩ: “Mười năm công vỡ ruộng, chưa chắc đã còn mà danh nổi như phao / Một trận nghĩa đánh Tây, tuy là mất mà tiếng vang như mõ”. Hành động đánh Tây của họ, chính là hành động vì nghĩa, là một hành động cao cả. Có nhiều lúc phải trả giá bằng chính bản thân mình. Đến đây hình tượng người nông dân - những nghĩa sĩ Cần Giuộc được tác giả khắc họa. Đây là lần đầu tiên người nông dân có tên trong danh mục của văn chương đất Việt với tư cách đường hoàng, mang tầm vóc và vẻ đẹp có thực của một giai cấp, một kiếp người bị lãng quên trong lịch sử... Bởi cuộc sống nhỏ lẻ, đời tiếp đời nối cái nghèo khó để tồn tại: “Nhớ linh xưa / Côi cút làm ăn / Toan lo nghèo khó / Chưa quen cung ngựa... chỉ biết ruộng trâu ở theo làng bộ” họ là những “dân ấp, dân lân” - lam lũ quẩn quanh sau lũy tre làng. Đất nước bị xâm lược, triều đình nhà Nguyễn yếu hèn đã án binh bất động: “Tiếng phong hạc phập phồng hơn mười tháng, trông tin quan như trời hạn trông mưa”. Thì chính những người dân bình thường ấy, chứ không phải triều đình, không phải nhà vua nữa, họ đã là sức mạnh để cứu nước. Như một phản ứng tất yếu, lòng căm thù giặc cao độ, đã làm nảy sinh một khát vọng cao độ - khát vọng đánh giặc hoàn toàn tự nguyện - “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”: “Nào ai đợi ai đòi ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình / Chẳng thèm trốn ngược trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ”. Trái tim của những người nông dân Cần Giuộc đã bốc lửa - lửa căm thù giặc: “Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan / Ngày xem ống khói chạy đen xì, muốn ra cắn cổ”. Thực ra, hành động của họ cũng không phải hoàn toàn tự phát, mà trong tâm hồn họ có những nghĩ suy đến vận mệnh của quốc gia: “Một mối sa thư đồ sộ, há để ai chém rắn đuổi hươu / Hai vầng nhật nguyệt chói lòa, đâu dung lũ treo dê bán chó”. Họ đã như người dân quê mộc mạc bình dị, bản chất ấy của họ vẫn không thay đổi trong cả những khi xung trận. Họ đánh giặc bằng những gì mà họ có trong cuộc sống sinh hoạt và lao động hàng ngày: “Manh áo vải” - vẫn mặc, với “ngọn tầm vông”, “rơm con cúi” thường ngày mang ra đồng đốt cỏ và với “lưỡi dao phay” thường ngày
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Đình Sang
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)