Văn minh sông Ấn và Chế độ đẳng cấp Vacnaa

Chia sẻ bởi Phạm Văn Hào | Ngày 27/04/2019 | 122

Chia sẻ tài liệu: văn minh sông Ấn và Chế độ đẳng cấp Vacnaa thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Xã hội
Do sự phát triển của ngành kinh tế, trong xã hội ấn Độ bắt đầu xuất hiện chế độ tư hữu->Xã hội có giai cấp ra đời. Mâu thuẫn giữa các giai cấp hình thành -> nhà nước ra đời. ấn Độ bước vào thời kì văn minh.
Biểu hiện :
ở hai di chỉ Harappa và Ôhenjô- Đarô, bên cạnh những ngôi nhà hai tầng xây bằng gạch nung thì có những túp lều tranh vách đất -> có sự phân hoá giàu nghèo rõ rệt.
Cạnh các thành thị, người ta tìm thấy nhiều CCLĐ, điều này chứng tỏ có sự phân công LĐ giữa thành thị và nông thôn.
"Những đường phố quy hoạch tốt và một hệ thống tiêu nước đàng hoàng, thường xuyên được nạo vét, phản ánh sự thận trọng của một chính quyền thường trực nào đó của thành phố" . ở thung lũng Indus " những công trình kiến trúc đẹp nhất lại là những công trình được xây dựng vì sự tiện lợi của các công dân" => Nhà nước quan tâm đến các vấn đề XH.
Văn hoá
1. Chữ viết.
ở Harappa, người ta tìm thấy hàng nghìn con dấu hình vuông hoặc hình chữ nhật, bằng đất nung, có hình người hoặc thú và có chữ viết. Ngoài ra còn có 400 phù điêu rất giống với các loại văn tự ở các nước Phương Đông cổ đại thời Tảo kì. Đáng tiếc là loại văn tự này hiện nay chưa có ai đọc được.
2. Kiến trúc - điêu khắc.
Được thể hiện qua các công trình dinh thự, những ngôi nhà xây bằng gạch nung, những nhà tắm công cộng và phòng tắm riêng "tốt nhất" chưa từng thấy ở đâu. Những nhà kho đựng thóc, quầy hàng kiểu cửa hàng nhỏ nằm liền một dãy... Nghệ thuật kiến trúc đạt đến một trình độ khá cao.
Ngoài ra, còn phát hiện được các bức tượng "vũ nữ" ở Harappa có nước da đen, môi dày giống người ĐRAVIA ở phía bắc.


Tôn giáo
Xuất hiện tín ngưỡng tôn giáo nguyên thuỷ .
Kết luận
Các nghiên cứu đã chứng minh nền văn minh cổ nhất của ấn Độ là nền văn minh của cư dân bản địa ( văn minh sông ấn) khác với quan điểm cho rằng văn minh đầu tiên của ấn Độ là do người ARYA từ bên ngoài vào xây dựng nên.
Với kết luận này đã đẩy lùi lịch sử ấn Độ về quá khứ khoảng 1500 năm nữa.
Cư dân Indus đã tạo dựng được một nền văn minh phát triển rực rỡ trên tất cả các mặt. Đến giữa TNK II TCN, nền văn minh sông ấn bắt đầu lụi tàn. Nguyên nhân lụi tàn còn nhiều tranh cãi ( Do thiên nhiên tàn phá, do người ARYA vào xâm lược đã phá huỷ ..). Dù vậy văn minh sông ấn có ý nghĩa vô cùng to lớn trong lịch sử ấn Độ. Nó là tiền đề, cơ sở cho sự phát triển của ấn Độ qua các giai đoạn sau.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Văn Hào
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)