Văn minh ấn độ

Chia sẻ bởi Anh Sao Dem | Ngày 27/04/2019 | 56

Chia sẻ tài liệu: văn minh ấn độ thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Văn minh Ấn Độ
Những thành tựu chủ yếu của văn minh Ấn Độ
A)SƠ LƯỢC VỀ ẤN ĐỘ CỔ TRUNG ĐẠI
Thời Cổ trung đại, Ấn Độ bao gồm cả Băng la-đét, Nê-pan, Pa-kix-tan
CỔ TRUNG ĐẠI ẤN ĐỘ: 4 THỜI KỲ LỚN
a.Thời kỳ văn minh sông Ấn: (3.000 đến 1.800 TCN).
b. Thời kỳ Vê đa: (1.600-TK I TCN)
c. Ấn Độ từ TK VI TCN – TK XII
d. Ấn độ từ TK XIII đến TK XIX
B)NHỮNG THÀNH TỰU CHỦ YẾU CỦA VĂN MINH ẤN ĐỘ
I)CHỮ VIẾT
II)VĂN HỌC
III)NGHỆ THUẬT
IV)KHOA HỌC TỰ NHIÊN
V)TÔN GIÁO
VI)TRIẾT HỌC
Thời đại Harappa-Mohenjo Daro, ở miền Bắc Ấn đã xuất hiện một loại chữ cổ
I)CHỮ VIẾT
Con dấu Ấn Độ thời Harappa_Mohenjo Daro.
Một văn bản viết chữ Kharosthi.
Chữ Brahmi khắc trên cột ở Lumbini
Thế kỉ VII TCN, ở đây đã xuất hiện chữ Kharosthi, Brahmi
Chữ Phạn ( Sankrit)
_ Thế kỷ V TCN, dựa trên cơ sở chữ Brahmi, người Ấn Độ sáng tạo ra chữ Sanskrit (chữ Phạn). Nhiều loại ngôn ngữ đang lưu hành hiện nay ở Ấn Độ như Hindi, Bengal, Urdu... là biến thái của chữ Phạn.
BẢNG CHỮ CÁI CHO TIẾNG HINDI
Phụ âm
Chữ số
Nguyên âm và dấu nguyên âm
bảng chữ cái Urdu
II)VĂN HỌC
Gồm Vêđa và sử thi
Kinh Vệ Đà, hay Phệ-đà (tiếng Phạn: वेद; tiếng Anh: Veda) Kinh Vêđa là một bộ kinh cổ nhất Ấn Độ và nhân loại.
Véda có nghĩa là “hiểu biết"
Kinh veda
Hai tác phẩm văn học nổi bật thời cổ đại là Mahabharata và Ramayana
Sử thi:
Vanmiki viết Ramayana.
Một trang diễn tả Trận chiến Kurukshetra trong Mahabharata
III)NGHỆ THUẬT
Thời kỳ Harappa các công trình chủ yếu được xây bằng gạch. Đến thời kỳ Môrya thì lại chủ yếu bằng đá, các công trình tiêu biểu là: cung điện, chùa, tháp, trụ đá.
toàn cảnh đền Ellora.
phù điêu Phật trong đền.
 Nghệ thuật Hindu giáo:
đền Khajuraho.
Nghệ thuật Hồi giáo:
đền Cutub Mina.
Nghệ thuật Hồi giáo:
 đền Taj mahal.
IV)KHOA HỌC TỰ NHIÊN
1)Thiên văn:
Họ biết chia một năm = 12 tháng, một tháng có 30 ngày, một ngày có 30 giờ, cứ 5 năm có một tháng nhuận.
- Biết hiện tượng nhật thực và nguyệt thực. Biết trái đất, mặt trăng là hình cầu.

Trái đất
Mặt trăng
- Biết ngày hạ chí (ngày mặt trời xa xích đạo nhất trong năm, khoảng 21,22 tháng 6 dương lịch). Ngày đông chí (ngày mặt trời xa xích đạo nhất trong năm, khoảng 21,22 tháng 12 dương lịch, ngày ngắn nhất và đêm dài nhất ở bắc bán cầu).

- Tính được chu kỳ trăng tròn và trăng khuyết, phân biệt được 5 hành tinh: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ.
- Tác phẩm thiên văn cổ xưa nhất ra đời vào thế kỉ V TCN (Xítđan ta)
2. Toán học.
- Người Ấn Độ phát minh ra chữ số 0 (synhia).
- Quan trọng là tìm ra số đếm: 10 chữ số.
- Đến TK VI, tính được số pi chính xác bằng 3,1416.
Panini (thế kỷ V TCN) đặt ra công thức ngữ pháp (luật, các phép biến đổi chữ cái) cho tiếng Phạn, làm tiền đề cho sự ra đời của điện toán sau này
Nhà ngôn ngữ học Panini.
Vào các thế kỷ V-XII toán học Ấn Độ phát triển mạnh nhất với: Aryabhatas, Brahmagupta, Mahavira và Bhaskara.

Aryabhatas:
đề cập đến các quy tắc của toán học sơ cấp : số học, hình học và tam giác lượng
3. Vật lý học
- Các nhà khoa học Ấn Độ nêu ra thuyết nguyên tử, vạn vật đều do nguyên tử tạo thành.
- Họ biết chế tạo ra la bàn phục vụ hàng hải, biết được sức hút của trái đất đối với các sự vật.
la bàn
4. Về y dược học
- Người Ấn Độ cổ đã biết được nhiều bệnh, biết chữa nhiều bệnh, biết dùng phẫu thuật để chữa bệnh và chế ra thuốc gây tê, gây mê…
- Nhiều thầy thuốc giỏi, tiêu biểu: Xurusta, Saraca.
- Nhiều tác phẩm y học nổi tiếng và được dịch ra nhiều thứ tiếng: "Y học toát yếu” và “ Luận khảo về trị liệu”.
5.Hóa học
Do sự phát triển ngày càng cao của việc sử dụng đồ sắt (ra đời từ thời cổ đại), nghề nấu sắt phát triển. Thời Gupta, họ đã đúc được cây cột sắt cao 7,21 m ở Miroli vào thời Kumaragupta (thế kỷ V).
cột sắt Miroli:
không bị han gỉ.

V)TÔN GIÁO
1.Đạo Bàlamôn ( Ấn Độ giáo) là đạo bản địa của người Ấn
Ra đời vào khoảng thế kỉ XV TCN, trong hoàn cảnh đang có sự bất bình đẳng rất sâu sắc về đẳng cấp và đạo này chứng minh cho sự hợp lí của tình trạng bất bình đẳng đó.Kinh sách chủ yếu của đạo là kinh Veda.  
Trong xã hội Ấn Độ cư dân được chia làm 4 đẳng cấp:
Brama: tầng lớp tăng lữ, tôn giáo
Ksatơrya: đẳng cấp của các chiến sỹ
Vaisya: đẳng cấp của tầng lớp bình dân
Suđra: đẳng cấp của những người cùng khổ
Đây là một tôn giáo đa thần, không có người sáng lập. Bàlamôn thờ nhiều thần:
+ Brahma: Đấng sáng tạo- là vị thần cao nhất.
+ Shiva: Đấng hủy diệt- là vị thần huỷ diệt cao nhất.
+ Vishnu: Đấng bảo tồn- là vị thần phù hộ cao nhất
Brahma
Shiva
Vishnu
2. Đạo Hinđu (Ấn Độ giáo)


Từ thế kỉ VII-IX được bổ sung đối tượng sùng bái (nhiều vị thần khác), và sửa đổi lại những lễ nghi, từ đó Bàlamôn chuyển thành đạo Hinđu.
Ngoài các vị thần trong tự nhiên, Hinđu thờ nhiều loại động vật, trong đó khỉ và bò là hai loại động vật đựơc sùng bái nhất.
Kinh Upannishad đã được tư tưởng Ấn Độ cổ đại Hinđu phát triển lên thành một học thuyết tôn giáo
Kinh Upannishad
3. Đạo Phật
Đạo Phật ra đời thế kỷ VI TCN. (Thiên niên kỷ I TCN)
Do thái tử Xitđacta Gôtama, hiệu là Sakya Muni (Thích Ca Mâu Ni) khởi xướng.
Kinh Tam Tạng của Đạo Phật:
Kinh Tạng: Lời dạy của Đức Thích Ca.
Luật Tạng: Quy định về tôn giáo.
Luân Tạng: Những bài luận về giáo lý.
Tư tưởng đạo Phật chống lại Bàlamôn
Học thuyết đạo Phật chủ yếu tập trung vào nỗi khổ và sự giải thoát.
Một tập kinh được viết trên lá Bối (một loại Cau).
Một bức tượng của Đức Phật từ Sarnath, thế kỷ thứ IV 
Đức Phật thuyết pháp cho 5 vị Tỳ-kheo đầu tiên.
Về giới luật: tín đồ Phật giáo phải kiêng 5 thứ (ngũ giới):
1. Không sát sinh
2. Không trộm cắp
3. Không tà dâm
4. Không nói dối
5. Không uống rượu
- Đạo phật không chủ trương xoá bỏ chế độ đẳng cấp, nhưng tuyên truyền sự bình đẳng, mở đường giải thoát về tinh thần.
- Không tán thành bạo lực, chủ trương dùng thiện để cảm hoá ác, nên bị giai cấp thống trị lợi dụng.
4. Đạo Jain (Kỳ na)
Truyền thuyết do Mihariva là người sáng lập
Đạo Jain khắc phục sự ham muốn
Đạo Jain chống lại Bàlamôn, chống lại chế độ đẳng cấp.
5. Đạo Xích (Đệ tử)
-Dựa vào giáo lý Hinđu và Đạo Hồi, cuối XV-XVI đạo Xích đựợc ra đời, người sáng lập Nanácđép.
-Đạo Xích tin vào một vị thần cao nhất: Thánh Ala
-Đạo Xích chống lại chế độ đẳng cấp, thực hiện bao dung, yêu mến con người
VI)TRIẾT HỌC
Triết học cổ đại Ấn Độ được chia thành 2 hệ thống với 9 trường phái; hệ thống chính gồm 6 trường phái: Mimasa, Vêđanta, Samkhuya, Nyaya, Vaisesika. Hệ không chính thống gồm 3 trường phái Jainism (Kỳ na giáo), Buddhism (Phật giáo) và Lokayata (Carvaka)
Cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Anh Sao Dem
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)