VAN MIEU - SU HINH THANH VA PHAT TRIEN
Chia sẻ bởi Phạm Thị Ái Vân |
Ngày 11/05/2019 |
48
Chia sẻ tài liệu: VAN MIEU - SU HINH THANH VA PHAT TRIEN thuộc Lịch sử 7
Nội dung tài liệu:
Sự hình thành và phát triển của Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Ngay sau khi lên làm vua, năm 1010, Lý Thái Tổ quyết định dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La và đổi tên là thành Thăng Long (tức Hà Nội ngày nay). Hoa Lư có địa thế núi non hiểm trở, chỉ thích hợp với một vị trí phòng ngự lợi hại về quân sự, còn Thăng Long ở giữa vùng đồng bằng, với vị trí trung tâm đất nước và điều kiện giao thông thủy bộ thuận tiện mới có thể trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của một quốc gia độc lập, hùng cường.
Tại kinh thành Thăng Long, nhà Lý cho xây dựng nhiều lâu đài, cung điện, đền chùa và thành lũy bảo vệ. Từ đó, Thăng Long với hình ảnh “rồng bay lên” đẹp đẽ và kiêu hãnh, tượng trưng cho khí thế vươn lên của dân tộc, trở thành trung tâm của đất nước ngàn năm văn vật, trái tim của Tổ quốc Việt Nam. Việc dời đô về Thăng Long phản ánh yêu cầu phát triển mới của quốc gia phong kiến tập quyền và chứng tỏ khả năng, lòng tin, quyết tâm của cả dân tộc giữ vững nền độc lập.
Nhà Lý bắt đầu chăm lo mở mang học tập và thi cử để đào tạo nhân tài và tuyển lựa quan lại có năng lực cho bộ máy hành chính. Đồng thời, nhà Lý cũng nhìn thấy lợi ích của việc tiếp xúc trực tiếp với nền văn hoá Trung Hoa, nhất là trong tình hình quan hệ bang giao với nhà Tống đã trở nên đa dạng hơn. Đó là động lực dẫn đến sự kiện lịch sử quan trọng mà sử thần Ngô Sĩ Liên ghi chép lại trong sách Đại Việt sử ký toàn thư: “Năm Canh Tuất niên hiệu Thần Vũ thứ 2 (1070) đời Lý Thánh Tông, mùa thu, tháng tám dựng Văn Miếu, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công và Tứ phối, vẽ tượng thất thập nhị hiền, bốn mùa cúng tế. Hoàng thái tử đến học ở đó”.
Như vậy, Văn Miếu ngoài chức năng thờ các bậc Tiên thánh, Tiên sư của đạo Nho, còn mang chức năng của một trường học Hoàng gia mà học trò đầu tiên là Thái tử Lý Càn Đức, con trai vua Lý Thánh Tông với Nguyên phi Ỷ Lan, lúc đó mới 5 tuổi, đến năm 1072 lên ngôi trở thành vua Lý Nhân Tông.
Năm 1075, triều đình mở khoa thi đầu tiên để chọn nhân tài. Đó là khoa thi Minh kinh bác học mà người đỗ đầu là Lê Văn Thịnh, sau đó được chọn vào hầu vua học, là khoa thi đầu tiên của triều Lý và cũng là khoa thi đầu tiên của lịch sử khoa cử Việt Nam. Đến năm 1076, vua Lý Nhân Tông cho lập Quốc Tử Giám, tuyển trong các văn thần lấy những người có học vấn bổ vào đó. Trước đây, tầng lớp có học trong xã hội hầu như chỉ có các nhà sư. Nhà Lý mở mang chế độ giáo dục thi cử dần dần xuất hiện tầng lớp nho sĩ. Đó là tầng lớp trí thức mới của giai cấp phong kiến ra đời do nhu cầu phát triển của chế độ trung ương tập quyền và gắn liền với sự truyền bá Nho giáo ở Việt Nam. Từ đó, Nho giáo bắt đầu có địa vị trong xã hội. Đó là một thứ vũ khí phục vụ đắc lực cho chính thể trung ương tập quyền, củng cố chế độ đẳng cấp và giáo dục lòng trung thành với nhà vua.
Mấy chục năm cuối của triều Lý, tình hình chính trị xã hội không ổn định, uy tín của triều đình suy giảm, sự nghiệp giáo dục không ghi nhận được sự kiện nào đáng chú ý.
Sang thời Trần, việc học hành thi cử dần dần được khôi phục. Năm 1243, triều đình cho tu sửa Quốc Tử Giám. Năm 1253, vua Trần Thái Tông xuống chiếu lập Quốc Học viện, tô tượng Chu Công, Khổng Tử, Á thánh (Mạnh Tử).
Thời thuộc Minh, nhiều di tích lịch sử văn hoá bị phá hoại, nhưng Văn Miếu vẫn được người Minh tôn trọng. Năm Giáp Ngọ (1414), Hoàng Phúc xin với vua nhà Minh cho lập Văn Miếu ở các châu, huyện trong cả nước.
Lê Thái Tổ đánh đuổi quân xâm lược nhà Minh, lập lại trị bình, chú tâm coi trọng việc học. Ngay từ năm 1428, nhà vua đã lo tổ chức các trường học làm nơi đào tạo tầng lớp quan lại phục vụ nhu cầu cấp thiết cho việc xây dựng nhà nước phong kiến tập quyền lúc ấy.
Dưới thời thịnh trị đời Lê Thánh Tông, nhà vua tôn sùng Nho học, bản thân vua học rộng, đọc nhiều, văn trị, võ công đều có. Đặc biệt vua coi trọng nền giáo dục, chăm lo bồi dưỡng nhân tài, đề cao trọng dụng các bậc hiền sĩ. Năm 1483, triều đình theo sắc chỉ của Lê Thánh Tông đã thực hiện một đợt đại trùng tu
Ngay sau khi lên làm vua, năm 1010, Lý Thái Tổ quyết định dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La và đổi tên là thành Thăng Long (tức Hà Nội ngày nay). Hoa Lư có địa thế núi non hiểm trở, chỉ thích hợp với một vị trí phòng ngự lợi hại về quân sự, còn Thăng Long ở giữa vùng đồng bằng, với vị trí trung tâm đất nước và điều kiện giao thông thủy bộ thuận tiện mới có thể trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của một quốc gia độc lập, hùng cường.
Tại kinh thành Thăng Long, nhà Lý cho xây dựng nhiều lâu đài, cung điện, đền chùa và thành lũy bảo vệ. Từ đó, Thăng Long với hình ảnh “rồng bay lên” đẹp đẽ và kiêu hãnh, tượng trưng cho khí thế vươn lên của dân tộc, trở thành trung tâm của đất nước ngàn năm văn vật, trái tim của Tổ quốc Việt Nam. Việc dời đô về Thăng Long phản ánh yêu cầu phát triển mới của quốc gia phong kiến tập quyền và chứng tỏ khả năng, lòng tin, quyết tâm của cả dân tộc giữ vững nền độc lập.
Nhà Lý bắt đầu chăm lo mở mang học tập và thi cử để đào tạo nhân tài và tuyển lựa quan lại có năng lực cho bộ máy hành chính. Đồng thời, nhà Lý cũng nhìn thấy lợi ích của việc tiếp xúc trực tiếp với nền văn hoá Trung Hoa, nhất là trong tình hình quan hệ bang giao với nhà Tống đã trở nên đa dạng hơn. Đó là động lực dẫn đến sự kiện lịch sử quan trọng mà sử thần Ngô Sĩ Liên ghi chép lại trong sách Đại Việt sử ký toàn thư: “Năm Canh Tuất niên hiệu Thần Vũ thứ 2 (1070) đời Lý Thánh Tông, mùa thu, tháng tám dựng Văn Miếu, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công và Tứ phối, vẽ tượng thất thập nhị hiền, bốn mùa cúng tế. Hoàng thái tử đến học ở đó”.
Như vậy, Văn Miếu ngoài chức năng thờ các bậc Tiên thánh, Tiên sư của đạo Nho, còn mang chức năng của một trường học Hoàng gia mà học trò đầu tiên là Thái tử Lý Càn Đức, con trai vua Lý Thánh Tông với Nguyên phi Ỷ Lan, lúc đó mới 5 tuổi, đến năm 1072 lên ngôi trở thành vua Lý Nhân Tông.
Năm 1075, triều đình mở khoa thi đầu tiên để chọn nhân tài. Đó là khoa thi Minh kinh bác học mà người đỗ đầu là Lê Văn Thịnh, sau đó được chọn vào hầu vua học, là khoa thi đầu tiên của triều Lý và cũng là khoa thi đầu tiên của lịch sử khoa cử Việt Nam. Đến năm 1076, vua Lý Nhân Tông cho lập Quốc Tử Giám, tuyển trong các văn thần lấy những người có học vấn bổ vào đó. Trước đây, tầng lớp có học trong xã hội hầu như chỉ có các nhà sư. Nhà Lý mở mang chế độ giáo dục thi cử dần dần xuất hiện tầng lớp nho sĩ. Đó là tầng lớp trí thức mới của giai cấp phong kiến ra đời do nhu cầu phát triển của chế độ trung ương tập quyền và gắn liền với sự truyền bá Nho giáo ở Việt Nam. Từ đó, Nho giáo bắt đầu có địa vị trong xã hội. Đó là một thứ vũ khí phục vụ đắc lực cho chính thể trung ương tập quyền, củng cố chế độ đẳng cấp và giáo dục lòng trung thành với nhà vua.
Mấy chục năm cuối của triều Lý, tình hình chính trị xã hội không ổn định, uy tín của triều đình suy giảm, sự nghiệp giáo dục không ghi nhận được sự kiện nào đáng chú ý.
Sang thời Trần, việc học hành thi cử dần dần được khôi phục. Năm 1243, triều đình cho tu sửa Quốc Tử Giám. Năm 1253, vua Trần Thái Tông xuống chiếu lập Quốc Học viện, tô tượng Chu Công, Khổng Tử, Á thánh (Mạnh Tử).
Thời thuộc Minh, nhiều di tích lịch sử văn hoá bị phá hoại, nhưng Văn Miếu vẫn được người Minh tôn trọng. Năm Giáp Ngọ (1414), Hoàng Phúc xin với vua nhà Minh cho lập Văn Miếu ở các châu, huyện trong cả nước.
Lê Thái Tổ đánh đuổi quân xâm lược nhà Minh, lập lại trị bình, chú tâm coi trọng việc học. Ngay từ năm 1428, nhà vua đã lo tổ chức các trường học làm nơi đào tạo tầng lớp quan lại phục vụ nhu cầu cấp thiết cho việc xây dựng nhà nước phong kiến tập quyền lúc ấy.
Dưới thời thịnh trị đời Lê Thánh Tông, nhà vua tôn sùng Nho học, bản thân vua học rộng, đọc nhiều, văn trị, võ công đều có. Đặc biệt vua coi trọng nền giáo dục, chăm lo bồi dưỡng nhân tài, đề cao trọng dụng các bậc hiền sĩ. Năm 1483, triều đình theo sắc chỉ của Lê Thánh Tông đã thực hiện một đợt đại trùng tu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Thị Ái Vân
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)