Văn-k2-Số 23

Chia sẻ bởi Mười Hai T Tvqn | Ngày 26/04/2019 | 56

Chia sẻ tài liệu: Văn-k2-Số 23 thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

SỞ GD-ĐT BÌNH ĐỊNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲII NĂM HỌC 2010 – 2011
TRƯỜNG THPT VÕ GIỮ Môn: Ngữ văn ; Khối: 10
MÃ ĐỀ 101 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
(Học sinh làm bài trên giấy thi. Cần ghi rõ họ tên, lớp, môn thi và mã đề (nếu có) vào tờ giấy làm bài.)

I- PHẦN CHUNG (8đ):
(Bắt buộc đối với cả học sinh học chủ đề tự chọn nâng cao và cả học sinh không học chủ đề tự chọn nâng cao)
TRẮC NGHIỆM (3 điểm): Chọn đáp án đúng.
Câu 1: Đọc câu thơ: "Gà eo óc gáy sương năm trống - Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên.” (Trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ ). Nghệ thuật đối trong câu thơ trên có tác dụng gì?
A. Diễn tả nhịp đi đơn điệu, buồn tẻ, đằng đẵng của thời gian chờ đợi.
B. Diễn tả cảnh vật yên bình nơi quê nhà của người chinh phụ.
C. Diễn tả cuộc sống bình lặng, êm ả, thư thái của người chinh phụ.
D. Diễn tả những sinh hoạt thường nhật của người chinh phụ lúc chồng đi chinh chiến.
Câu 2: Dòng nào không đúng tác dụng của việc lập dàn ý cho bài văn nghị luận?
A. Giúp người viết nâng cao khả năng diễn đạt, hành văn và trình bày ý tưởng.
B. Giúp người viết có thể phân phối thời gian hợp lí trong quá trình làm bài.
C. Giúp người viết bao quát được nội dung, cấu trúc của bài viết.
D. Giúp người viết không bỏ sót ý hoặc triển khai ý không cân xứng.
Câu 3: Dòng nào kể đúng trình tự thời gian các nhân vật xuất hiện trong cuộc đời Thúy Kiều suốt mười lăm năm lưu lạc?
A. Sở Khanh, Mã Giám Sinh, Tú Bà, Thúc Sinh, Hoạn Thư, Từ Hải, Hồ Tôn Hiến.
B. Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh, Thúc Sinh, Hoạn Thư, Từ Hải, Hồ Tôn Hiến.
C. Mã Giám sinh, Tú Bà, Sở Khanh, Hoạn Thư, Thúc Sinh, Hồ Tôn Hiến, Từ Hải.
D. Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Tú Bà, Thúc Sinh, Hoạn Thư, Từ Hải, Hồ Tôn Hiến.
Câu 4: Cảnh tượng sông nước Bạch Đằng được tái hiện trong bài Phú sông Bạch Đằng có đặc điểm gì?
A. Lộng lẫy, sinh động, nhiều màu vẻ. B. Bao la, mênh mông rợn ngợp.
C. Ảm đạm, đìu hiu, quạnh vắng. D. Vừa hùng vĩ, hoành tráng vừa ảm đạm hiu hắt.
Câu 5: Qua Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ, có thể thấy tính cách nổi bật của Ngô Tử Văn là gì?
A. Cương trực, can đảm, không khoan nhượng với gian tà.
B. Khôn ngoan, mưu lược.
C. Tài hoa, khinh bạc.
D. Ngang ngược, liều lĩnh.
Câu 6: Nhận xét nào sau đây không đúng với Trần Quốc Tuấn?
A. Là một vị tướng anh hùng, đầy tài năng mưu lược.
B. Là một người cống hiến cho đời sau nhiều tác phẩm quân sự có giá trị.
C. Là một vị vua đặt quyền lợi của đất nước, dân tộc trên quyền lợi của cá nhân, gia đình.
D. Là một người cha nghiêm khắc giáo dục con cái.
Câu 7: Việc lặp lại tới ba lần chữ "mình" trong câu thơ "Giật mình mình lại thương mình xót xa" (trích Nỗi thương mình) có tác dụng gì?
A. Khẳng định những cuộc vui, những trận cười chỉ là gượng, là giả.
B. Làm cho ý thơ, nhịp thơ thêm hùng và mạnh.
C. Nhấn mạnh chỉ có Kiều là hiểu và thương xót cho thân phận mình.
D. Cho thấy Kiều ở trạng thái say nhiều hơn là tỉnh.
Câu 8: Trong đoạn trích Hồi trống Cổ Thành, vì sao sau một thời gian thất lạc người anh kết nghĩa, khi gặp lại, Trương Phi lại đùng đùng nổi giận?
A. Vì trong thời gian thất lạc, Quan Công không hề liên lạc gì với Lưu Bị và Trương Phi.
B. Vì Trương Phi hiểu lầm rằng Quan Công đã theo Tào Tháo, phản bội anh em.
C. Vì Quan Công không bảo vệ được hai chị dâu - là vợ của Lưu Bị.
D. Vì Quan Công đã quên nghĩa vườn đào năm xưa.
Câu 9: Trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ, Ngô Tử Văn đốt đền vì lí do gì?
A. Vì muốn giúp đỡ viên Thổ công.
B. Vì không tin vào điều mê
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Mười Hai T Tvqn
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)