Văn học: Toàn cảnh thi pháp học

Chia sẻ bởi Trần Việt Thao | Ngày 11/05/2019 | 52

Chia sẻ tài liệu: Văn học: Toàn cảnh thi pháp học thuộc Giáo dục đặc biệt

Nội dung tài liệu:

Trần Đình Sử và Thi pháp học
Monday, 17 October 2011 23:27 Chu Văn Sơn




Trong học thuật, viết được một bài hay đã khó, viết được một cuốn hay, khó hơn. Dầu vậy, vẫn cứ còn dễ. Khó nhất là mở ra được một lối riêng. Trước hết cho mình, sau nữa cho người. Có rất nhiều người chả băn khoăn về chuyện này. Họ cứ cắm cúi đi, bất luận đó là đường con hay đường cái, đường cũ hay đường mới. Họ bằng lòng với việc có được bài nọ bài kia, rồi cuối đời cứ gom thành tập, thành quyển. Đó là người đi đường, không phải người mở đường. Rất nhiều người khác có khát khao mở lối, nhưng rồi lực bất tòng tâm, đành cả đời cứ lê bước trên lối xưa. Kẻ mở đường là của hiếm. Để mở đường, cần tài chí, hẳn nhiên, nhưng cũng không thể thiếu một điều khác: cơ duyên.
Để trở thành nhà thi pháp học với lối đi của mình, Trần Đình Sử dường có đủ cả hai điều đó.
Hồi đầu, hoàn cảnh đưa đẩy ông vào tiếng Trung. Đành rằng, Trung văn cũng cần thiết và thú vị, nhưng vẫn chưa phải văn. Chưa phải niềm thiết tha nhất. Chí hướng đã xui khiến ông bằng mọi cách chuyển sang văn. Ông đã qua Trung Quốc học văn để rồi về Vinh dạy văn. Sang văn rồi, ham mê lại làm tiếp một việc nữa: ném toàn bộ tâm trí ông vào lí luận văn học. Khi làm lí luận, giữa thời người ta sùng bái những tính nọ tính kia, xúng xính bê những nguyên lí của các nhà kinh điển vốn từ lĩnh vực triết học, chính trị, kinh tế đem áp vào văn học mà xì xụp, thì một nhận thức riêng đã khiến ông ngờ ngợ. Dự giờ giảng của vài đồng nghiệp tinh anh hiếm hoi ngoài tổ lí luận lúc bấy giờ, nhận thức càng khiến ông đinh ninh: lí thuyết kiểu kia rất xa với sự thực văn chương. Và thế là cái trí sắc sảo cùng cái chí xông xáo đã đồng lòng xúi ông, thúc đẩy ông phải tìm cho mình một cách khác, một lối khác.
Nhưng lối nào, cách nào ? Cứ ở lì Vinh, liệu có lối nào không nhỉ? Đúng vậy, nếu cứ trói chân ở Vinh, liệu Trần Đình Sử có thành Trần Đình Sử không nhỉ ? 
Và cơ duyên dường như đã lẳng lặng xúc tiến những gì cần phải diễn ra. Cơ duyên đưa ông sang Liên Xô, chứ không phải nước nào khác. Sang đó, cơ duyên lại đưa ông về Kiep, chứ không phải thành phố nào khác. Tại đây, cơ duyên lại đưa ông tới gặp tư tưởng của những Đ. Likhachốp, V. Gimunxki, B. Eikhenbaum, Iu. Lốtman, M. Bakhtin… chứ không phải đẩy ông vào con đường tìm về với các nhà “kinh điển” sắp hết “đát”… như nhiều đồng nghiệp kém hên khác. Thế là ông đã đến với Trường phái hình thức Nga, với những bậc thầy của Thi pháp học. Niềm khát khao lối mới, cách mới vốn nung nấu trong lòng bấy nay đã mách bảo với ông rằng: Thi pháp học chính là cái ông cần tìm cho mình và không chỉ cho mình. Ông đã lao vào tìm hiểu không mệt mỏi thứ lí thuyết không hề giản đơn này. Nhiều khi, cùng lúc ông vừa ngập mình trong cái biển chữ nghĩa Thi pháp học đầy hóc hiểm vừa chống chọi với căn bệnh hen suyễn dai dẳng suốt những kì tuyết giá. Vỡ vạc dần, ngấm dần, thấm dần từng khái niệm, từng thuật ngữ, từng quan hệ, từng thao tác… Ngày này lại ngày khác… Cuối cùng, ông định hình mỗi lúc một rõ nét cho mình cả một lí thuyết về Thi pháp… Vậy là, từ Vinh ra đi, từ trong nước ra nước ngoài, từ Tàu sang Tây, bằng năng lực và nỗ lực, Trần Đình Sử đã tích hợp được cho mình một nền tảng văn hóa vững chắc gồm cả Đông lẫn Tây để cập nhật và đem về một lý thuyết mới, mở ra và làm chủ một lối đi mới trong nghiên cứu văn chương nước nhà.
Tôi còn nhớ cái cảm giác khi đọc bài “Thời gian nghệ thuật trong Truyện Kiều và cảm quan hiện thực của Nguyễn Du” hồi 81- 82 thế kỉ trước. Có thể nói đây là cuộc trình làng đình đám của Thi pháp học Trần Đình Sử. Đối với những người nghiên cứu đã ngấy những lối cũ đường quen, đang mầy mò tìm lối mới, thì nó là một cú “sốc” thực sự. Phải gọi nó là cú “sốc ba trong một”. Sốc bởi một cách nhìn mới toanh về Truyện Kiều. Sốc vì một cách hiểu uyên bác, sắc sảo đến khó lường về thời gian cùng vai trò của nó trong một thế giới nghệ thuật. Nhưng, sốc hơn cả vẫn là bởi một cách hiểu, một hướng tiếp cận hoàn toàn bất
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)