Van hoc thieu nhi

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hoa | Ngày 18/03/2024 | 10

Chia sẻ tài liệu: van hoc thieu nhi thuộc Giáo dục tiểu học

Nội dung tài liệu:











Văn học thiếu nhi
Khoa: Giáo dục tiểu học
Nguyễn Thị Mộng Hà
Nguyễn Thị
Hoa
Lê Bảo Trâm
Châu Hà Mộng Trúc
Nguyễn Thị
Anh Thư
Trường: Đại học sài gòn
Thành viên nhóm 7:

ĐOẠN TRÍCH
DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
Tiểu sử
-Tô Hoài (1920 – 2002), tên khai sinh là Nguyễn Sen
Ông sinh ra tại quê nội tại thị trấn Kim Bài trong một gia đình thợ thủ công, nhưng lớn lên ở quê ngoại là làng Nghĩa Đô, tỉnh Hà Đông.
Bút danh Tô Hoài gắn với hai địa danh: sông Tô Lịch và phủ Hoài Đức.
Ông là một nhà văn lớn của văn học Việt Nam .
Đã nhận được nhiều giải thưởng về văn học Nghệ thuật.
Phong cách văn chương

Ông có vốn hiểu biết phong phú về phong tục tập quán của nhiều vùng miền trên khắp đất nước ta.
Lối văn trần thuật, hóm hỉnh sinh động của người từng trải, giàu vốn từ vựng có sức lôi cuốn lay động người đọc.
Đề tài chủ yếu: Đa số sáng tác của ông thiên về sự thật đời thường.
Trước cách mạng tháng 8/ 1945 , những tác phẩm của ông thể hiện sự khát khao tự do mong muốn lật đổ áp bức bóc lột để giành độc lập cho dân tộc.
Sau cách mạng tháng 8/ 1945, ông nhìn đời bằng” cặp mắt xanh non” . Ông đã xây dựng nên câu chuyện mới mẻ và có sức hấp dẫn mới đối với bạn đọc trẻ thơ.
Một số tác phẩm trong chương trình tiểu học là:
Người liên lạc nhỏ( TV3, tập 1), Dế Mèn bênh vực kẻ yếu ( TV4 tập 1), Đàn ngan mới nở( TV4, tập 2), Trên chiếc bè( TV2, tập 1), Mưa rào ( TV5, tập 1), …
Sự nghiệp sáng tác
VÕ SĨ BỌ NGỰA
Đó là một gã Bọ Ngựa non. Đôi cánh xanh nhờ chưa mọc đủ kín hết lưng. Hai chiếc càng lẻo khẻo ngặp vào vỏ cây không thủng được một vết nhỏ.
Làn da nhợt nhạt, như da dẻ người học trò mảnh khảnh, yếu ớt từ thuở bé đến giờ chưa biết đâu là nắng gió. Bọ Ngựa sống với mẹ trên một cành hồng, mẹ đi kiếm ăn, sai Bọ Ngựa trông nhà, nhưng khi mẹ vừa đi vắng thì cậu ta cũng rời nhà đi ra xem thế giới rộng lớn ra sao.
Tình cờ, bắt gập Gián Ống và Châu Chấu, Bọ Ngựa ra oai, không ngờ Gián Ống và Châu Chấu Ma run sợ, tôn làm đại ca và xin được che chở. Lòng hiếu thắng trỗi lên, Bọ Ngựa muốn cùng hai đệ tử “dạy cho thiên hạ một bài học”. Nhưng Bọ Ngựa đâu ngờ, chính mụ Bọ Muỗm, bác Cò Cọ đã dạy cho Bọ Ngựa những bài học thích đáng.
Đừng nghĩ mạnh khỏe thì có thể bắt nạt kẻ yếu thì có ngày mình sẽ bị kẻ mạnh hơn trừng trị.
Trẻ em cần được cảm thông và giáo dục, chúng háo thắng, ngông cuồng nhưng mau chống biết hối lỗi.
Đàn ngan mới nở
Ngan mới nở = chỉ hơn cái trứng một tý
Lông: vàng óng = những con tơ nõn mới guồng
Đôi mắt = hột cườm, đen nhánh như có nước
Cái mỏ = ngón tay đứa bé mới đẻ
Cái đầu: xinh xinh, vàng ruột
2 cái chân: bé tý, màu đỏ hồng lủn chủn ở dưới bụng
Tác giả không chỉ quan sát tỉ mỉ, công phu mà còn chịu khó sưu tầm, ghi chép và chọn lọc từ ngữ thật điển hình.

Ngôn từ sáng tạo, linh hoạt, lối văn hóm hỉnh và sinh động
TÁC PHẨM
1) Hoàn cảnh sáng tác
-Dế mèn phiêu lưu kí là tác phẩm văn xuôi đặc sắc và nổi tiếng nhất của ông viết về loài vật, dành cho lứa tuổi thiếu nhi.
-Ban đầu truyện có tên “Con dế mèn” ( chính là 3 chương đầu) do nhà xuất bản Tân Dân, Hà Nội đặt vào năm 1941. Sau đó, được sự ủng hộ của nhân dân, Tố Hữu viết thêm truyện “ Dế Mèn phiêu lưu kí” ( 7 chương cuối)
-Năm 1955, ông gộp 2 truyện lại tạo nên tác phẩm “ Dế Mèn phiêu lưu kí”.
2)Nội dung
Tác phẩm gồm 10 chương:
+ Chương I: kể về bài học đường đời đầu tiên của dế Mèn.
+ Chương II – IX: kể về những cuộc phiêu lưu của dế Mèn với người bạn là Dế Trũi.
+ Chương X: Dế Mèn cũng Dế Trũi về nhà và nghĩ ngơi, dự tính cho cuộc phiêu lưu mới.
TÁC PHẨM
TÁC PHẨM
Tóm tắt đoạn trích
Truyện kể về hai nhân vật Dế Mèn và chị nhà Trò. Tình cờ Dế Mèn gặp và nghe lời kể của chị nhà Trò về việc bị bọn nhện bắt nạt. Nghe nhà Trò kể lại Mèn dắt chị nhà Trò đi gặp bọn nhện . Cuối cùng lũ nhện sợ hãi, bỏ chạy.
Tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn:
Quan tâm, chia sẻ với chị Nhà Trò
Giúp chị Nhà Trò thoát khỏi vòng vây của bọn Nhện

Sự yếu đuối của chị Nhà Trò
Nhỏ bé, gầy yếu, hai cánh mỏng ngắn chùn chùn
Đơn độc, phải trả món nợ truyền kiếp cho bọn Nhện.
Quan điểm nghệ thuật về con người
Sự hung hăng của bọn Nhện
Ức hiếp chị Nhà Trò:
Đòi món nợ truyền kiếp
Chăng tơ bắt chị NT, vặt chân, vặt cánh ăn thịt
Cảnh chăng tơ mai phục:
Chăng tơ từ bên nọ sang bên kia đường, sừng sững giữa lối đi một anh nhện gộc, trong hốc đám một mụ nhện con chân nhảy ra, hai bên có hai nhện vách nhay kèm.

→ - Khơi dậy tinh thần biết yêu thương, biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ mọi người ở các em học sinh.
- Giúp hình thành những phẩm chất đạo đức tốt đẹp. Tránh cậy mạnh ức hiếp yếu.
2. Tinh thần tương thân tương ái
3. Giúp các em hiểu biết thêm về thế giới côn trùng
VD: qua cách gọi tên nhân vật như : Dế Mèn, chị Nhà Trò ( là loại côn trùng, thuộc họ bướm), nhện gộc,…
4. Cách đối nhân xử thế sao cho phù hợp với chuẩn mực xã hội
Quan điểm nghệ thuật về con người
Thời gian trần thuật: thời gian của người kể, sự kể được bắt đầu khi kể và kết thúc khi hết truyện.
 Thời gian khi tác giả kể lại chuyến phưu lưu của Dế Mèn qua “ vùng cỏ xước xanh dài” và kết thúc khi Dế Mèn bênh vực , giúp nhà Trò thoát khỏi sự hung hăng của bọn nhện.
Thời gian trần thuật là thời gian hữu hạn, luôn mang thời hiện tại, thời điểm đang kể.
Thời gian được trần thuật :thời gian sự kiện được nói đến.
 Thời gian sự kiện Dế Mèn gặp nhà Trò, thời gian dạy cho lũ nhện bài học .
Thời gian nghệ thuật (4)

Thời gian nhân vật: thời gian nhân vật Dế Mèn hiện lên với tư cách là một hiện tượng nghệ thuật để tác giả chuyển tải thông điệp luôn biết yêu thương và bênh vực kẻ yếu.
Tác giả mở đầu bằng : “một hôm, … năm trước, hôm nay” →thời gian nhân vật gắn liền với các thời điểm có ý nghĩa.
Thời gian sinh hoạt: thời gian Dế Mèn và nhà Trò sinh sống trong hang , hốc đá, ngoài tảng đá cuội, đầm nước…
Thời gian từ khi Dế Mèn nghe thấy tiếng khóc của chị nhà Trò , chống lại lũ nhện.
Thời gian đó biến đổi theo sự sống và các hoạt động của loài vật.
Thời gian của tác phẩm là trong quá khứ nhưng hành động chị nhà Trò khóc nức nở và hành động Dế Mèn bênh vực nhà Trò dưới sự hung hăng của lũ nhện lại là hiện tại vì những hành động của nhân vật được chính tác giả kể lại.
Thời gian đó được kéo dài khi sự việc kết thúc.
Không gian nghệ thuật (2)
Không gian đời thường : Không gian chật hẹp, không có sự cạnh tranh, khá yên bình.
Tác giả tái hiện lên một không gian của cuộc sống loài vật, đặc biệt là thế giới côn trùng, hiểu thêm về đặc điểm cũng như thói quen sinh hoạt của chúng.
Không gian mang đậm tính hiện thực như: nơi bờ cỏ ven đầm nước nơi Dế sống , trong hang , hốc đá
Không gian nghệ thuật (2)
Không gian chiến trường:
Diễn biến cuộc mai phục từ lúc bọn nhện chăng tơ cho đến lúc dế Mèn phản công.
Chị nhà Trò (kẻ yếu đuối, gầy gò , người bự những phấn như mới lột) bị bọn nhện( béo múp béo míp) ức hiếp, đe dọa.
Nhờ tấm lòng nghĩa hiệp biết quan tâm tới người khác, biết bênh vực kẻ yếu đuối , Dế Mèn đã giúp chị nhà Trò thoát khỏi sự đàn áp, bắt nạn bất công.
→ Qua những không gian sống của các loài vật, tác giả muốn các em biết đoàn kết, thương yêu nhau, biết quan tâm , chia sẻ và giúp đỡ bạn yếu .
CỐT TRUYỆN
Trình bày:
Giới thiệu 2 nhân vật: dế Mèn ( người mạnh mẽ, dũng cảm), chị Nhà Trò ( người yếu ớt).
2) Thắt nút:
Sau khi mèn nghe được câu chuyện của Nhà Trò.
3) Phát triển:
Diễn biến cuộc giao tranh giữa dế Mèn với bọn nhện.
4) Đỉnh điểm:
Mèn phân tích để cho bọn nhện thấy được chỗ sai mà mình mắc phải.
5) Mở nút:
Mèn giúp được chị Nhà Trò, Mèn giành đưuọc chiến thắng khiến cho bọn nhện sợ hải, cả bọn cuống cuồng chạy
Kết cấu
Lời miêu tả nhân vật dế Mèn:
 Qua hành động và lời nói cho thấy dế Mèn là nhân vật khỏe mạnh, dũng sĩ, có tấm lòng nghĩa hiệp – nhân vật chính diện.
Lời miêu tả nhân vật Nhà Trò:
Bé nhỏ, gầy yếu, người bự những phấn, hai cánh mỏng như cánh bướm non, lại ngắn chùn chùn, bao năm nghèo túng vẫn hoàn nghèo túng.
 Nhà Trò là nhân vật yếu ớt, cần được che chở, bảo vệ.
Lời miêu tả nhân vật bọn nhện:
“đứa độc ác cậy khỏe ăn hiếp yếu”, hung dữ, béo múp béo míp.
Nhện là nhân vật phản diện – đại diện cho những người xấu, áp bức bóc lột kẻ yếu
Nếu như xét cả tác phẩm thì tác phẩm này có kết cấu chương hồi.

Đoạn trích có kiểu kết cấu đối lập (ít), kết cấu song tuyến( nhiều)
Ngôn từ nghệ thuật
- Tác giả sử dụng ngôi kể thứ I ( xưng “tôi”).
Sử dụng lời ăn tiếng nói hằng ngày như thành ngữ, khẩu ngữ, tục ngữ( bao năm nghèo túng vẫn hoàn nghèo túng, cậy khỏe ăn hiếp kẻ yếu, của ăn của để, kéo bè kéo cánh…).
Sử dụng biện pháp tu từ:
So sánh : im như đá, hai cánh mỏng như cánh bướm non…
Nhân hóa: vai vế của các các nhân vật: chị Nhà Trò – cô gái yếu ớt, Mèn – anh chàng khỏe mạnh, nghĩa hiệp; bọn Nhện – đanh đá, ứng hiếp kẻ yếu.
→ Đây là biện pháp nổi bật nhất trong đoạn trích.
Những biện pháp tu từ cùng với lời văn của tác giả đã khiến những gì được kể vừa thể hiện sinh động, chân thật, tác động trực tiếp tới tình cảm nhận thức của các em. Các em như được trực tiếp vào câu truyện, sống với cảm nhận của chính nhân vật, dễ đồng cảm để học sinh có thể nhận thức hành động của mình một cách chân thật nhất
Ý nghĩa đoạn trích
S
Ca ngợi dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, bênh vực kẻ yếu, xóa bỏ áp bức, bất công.
SEE YOU AGAIN!!!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hoa
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)