Văn học: Thi pháp thư Đường & thơ Cổ Phong
Chia sẻ bởi Trần Việt Thao |
Ngày 11/05/2019 |
73
Chia sẻ tài liệu: Văn học: Thi pháp thư Đường & thơ Cổ Phong thuộc Giáo dục đặc biệt
Nội dung tài liệu:
THI PHÁP THƠ ĐƯỜNG LUẬT HAY LUẬT THI (cận thể) VÀ CỔ PHONG (cổ thể) (Phiên bản đầy đủ)
( Nguồn: http://vuontaodan.net/forums/tm.aspx?m=171 ).
Tổng quan >> [VƯỜN VĂN CHƯƠNG VÀ THI CA] >> Lầu Thi ca >> Thơ Đường luật
Chialy1904 -> THI PHÁP THƠ ĐƯỜNG LUẬT HAY LUẬT THI (cận thể) VÀ CỔ PHONG (cổ thể) (10/7/2007 7:34:11 AM)
THI PHÁP THƠ ĐƯỜNG LUẬT HAY LUẬT THI (cận thể) VÀ CỔ PHONG (cổ thể) Bài viết của Khải Chính Phạm Kim Thư Thơ Đường Luật hay Luật Thi (cận thể) là loại thơ ngũ ngôn hay thất ngôn (bát cú và tứ tuyệt hay tuyệt cú) được làm theo luật thơ rất có quy củ đặt ra từ đời nhà Đường bên Trung Quốc (618-907). Thơ Cổ Phong (cổ thể) là thể thơ tương đối tự do gồm những câu thơ 5 chữ hay 7 chữ (ngũ ngôn cổ phong hay thất ngôn cổ phong), không hạn chế số câu. Thơ Cổ Phong xuất hiện vào đời Đông Hán (25-220), trước đời nhà Đường. I. Đặc Tính và Tác Dụng của Thơ Làm văn đã khó mà làm thơ, nhất là thơ Đường Luật, lại càng khó hơn.Trước khi bàn về thi pháp của Thơ Đường Luật, chúng ta cần phải hiểu về các đặc tính và tác dụng của thơ. Thơ là hình thức đầu tiên của văn học. Thơ có trước văn tự và âm nhạc. Cảm xúc là nguồn gốc của thơ. Cảm xúc bị xúc động thì trong lòng phát ra lời với âm hưởng và tiết tấu gọi là thơ. Điều này có nghĩa là thơ dùng để biểu lộ tình cảm và tư tưởng con người. Do đó đặc tính của thơ là cảm xúc và nhạc tính. Nhạc tính ở đây có nghĩa là âm hưởng (harmony) và tiết tấu (rhythm). Âm hưởng là sự hòa điệu, hòa âm, và hòa thanh của các từ được dùng để gây xúc động cho thính giả. Tiết tấu có nghĩa là nhịp điệu và sự ngắt nhịp trong câu thơ. Thơ có tác dụng để tạo tình hòa khí giữa vợ chồng, củng cố lòng hiếu thảo của con cháu đối với cha mẹ và ông bà, xây dựng đạo làm người, giáo hóa về luân thường đạo lý cho nhân loại, thăng hoa tình cảm con người, can ngăn các việc làm ngang trái của nhà cầm quyền, và cải thiện phong tục cùng tập quán của xã hội. Chính vì thế mà người ta có quan niệm “văn dĩ tải đạo”, tức là thơ văn dùng để chuyên chở đạo lý. Nói chung thơ là nghệ thuật truyền thông tư tưởng và cảm xúc bằng ngôn ngữ đượm tính âm nhạc. Mỹ cảm trong thơ do tiết tấu và âm hưởng tạo ra. Thơ nhạc thường đi đôi với nhau vì những bài thơ hay thường được phổ nhạc. Chính vì thế thơ là một nghệ thuật và hệ thống ký hiệu làm phát sinh trong lòng ta những cảm giác, tình cảm, tư tưởng, và ý tưởng. Và cũng chính vì thế mà thơ còn được các nhà cách mạng Quốc Gia chân chính sử dụng để khích động, kích thích, và dẫn khởi lòng yêu nước thương nòi cùng trí tưởng tượng của chúng ta để dùng vào việc cứu nước cứu dân, hầu xây dựng tự do dân chủ và nhân quyền cho toàn dân Việt. II. Sự Sáng Tác Thơ Sự sáng tác thơ có nghĩa là việc làm thơ. Việc sáng tác thơ bao gồm “lập ý” và “tu từ.” a. Việc Lập Ý Lập ý có nghĩa là khi làm thơ chúng ta cần phải diễn đạt đúng với những ý tưởng và cảm xúc đang có trong lòng một cách chân thành. Đó là nội dung bài thơ. Chính vì thế mà thơ có thể làm cho người đọc cảm ứng theo ý thơ mà rơi lệ. Việc “lập ý” trong thơ Đường có quy luật về phép dàn ý (xin xem phần nói về bố cục của bài thơ Đường luật “thất ngôn bát cú”. b. Việc Tu Từ Tu từ có nghĩa là cách dùng chữ hay lời thơ đúng cách và chải chuốt để diễn đạt ý thơ. Tu từ thuộc về mặt hình thức của bài thơ.. Chữ hay lời thơ có tác dụng khích động độc giả. Chính vì thế mà việc tu từ giữ một địa vị quan trọng thi pháp. Có hai khuynh hướng về cách dùng chữ trong việc làm thơ: dùng chữ một cách cầu kỳ để kích động độc giả và dùng chữ một cách tự nhiên và bình dị. Việc chủ trương sử dụng chữ một cách cầu kỳ, nhất là trong thơ Đường Luật, là cốt để kinh động độc giả theo ý muốn của nhà thơ. Thơ Đường Luật thuộc về loại thơ nặng phần kỹ xảo. Những người chủ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: |
Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)