Văn học: Thi pháp học hiện đại

Chia sẻ bởi Trần Việt Thao | Ngày 11/05/2019 | 64

Chia sẻ tài liệu: Văn học: Thi pháp học hiện đại thuộc Giáo dục đặc biệt

Nội dung tài liệu:

THI PHÁP HỌC HIỆN ĐẠI
( Nguồn: http://giangnamlangtu.wordpress.com- Giang Nam lãng tử. Liên hệ: [email protected] - Posted by: giangnamlangtu on: 02.08.2011
In: Giáo trình văn học
Comment!
THI PHÁP HỌC HIỆN ĐẠI
 Phùng Hoài Ngọc- Đề cương bài giảng
Lưu hành nội bộ
ĐẠI HỌC AN GIANG  2006
——————————————

GS Trần Đình Sử ngồi hàng đầu, thứ 3 từ trái sang, đeo kính, tóc bạc.
Phùng Hoài Ngọc  hàng sau cùng, góc trái, đứng ngay dưới ngôi sao vàng.
LỜI NÓI ĐẦU
“Thi pháp học hiện đại” là bộ môn nghiên cứu văn học mới được xây dựng tương đối hoàn chỉnh ở thế kỉ XX. Đây là hướng nghiên cứu mới rất cần thiết để nâng cao năng lực chiếm lĩnh các giá trị văn học cho người đọc, nhất là giáo viên văn học và học sinh.
Nghiên cứu lí luận phê bình văn học là lĩnh vực phức tạp khó khăn, ít khi đạt được sự nhất trí cao. Công việc dạy văn học văn cũng có tình trạng tương tự. Hy vọng bộ môn thi pháp hoc hiện đại với sức mạnh khoa học của nó sẽ góp phần giải quyết được mâu thuẫn nói trên.
Trong chuyên đề này, phần lý thuyết được rút gọn, tăng cường phân tích tác phẩm văn học có trong chương trình phổ thông và một số tác phẩm quen thuộc khác. Nó chỉ gợi ý, góp phần mở rộng chân trời cảm thụ tác phẩm, chiếm lĩnh đặc trưng bản chất nghệ thuật, giúp sinh viên nâng cao tiềm lực, trau dồi cản nhận văn học. Người đọc chiếm lĩnh tác phẩm bằng cảm nhận có ý thức, có lí chứ không phải tuỳ hứng tuỳ tiện. Thi pháp học hiện đại cố gắng giúp người đọc văn chương thấy ngay những “hướng tiếp cận ” đơn giản để sau đó cảm nhận, tinh tế hơn, sâu sắc hơn.
Cấu trúc tài liệu
MỞ ĐẦU: THI PHÁP VÀ THI PHÁP HỌC
1. Khái niệm thi pháp và thi pháp học
      2. Ba đặc điểm của tác phẩm văn học
3. Bốn khái niệm cơ bản của thi pháp học
TÁM  KIỂU THI PHÁP CƠ BẢN TRONG SÁNG TẠO VĂN HỌC
Thi pháp nhân vật
Thi pháp không gian nghệ thuật
Thi pháp thời gian nghệ thuật
Thi pháp chi tiết nghệ thuật
Thi pháp cốt truyện
Thi pháp kết cấu
Thi pháp lời văn nghệ thuật
Thi pháp hình tượng tác giả
Kết luận
Thực hành-  luyện tập
Biên giả
Đại học An Giang 7.2006
PHẦN MỞ ĐẦU
 THI PHÁP VÀ THI PHÁP HỌC
I.  Dẫn nhập
Cho đến nay từ “thi pháp” đã khá quen thuộc với những người học tập nghiên cứu hoặc quan tâm đến văn học. Trên sách báo văn nghệ, người ta nhắc đến nhiều thi pháp tác phẩm, thi pháp tác giả, thi pháp thể loại, thi pháp thời kì…
Thi pháp là gì ?
Có nhiều cách hiểu khác nhau. Chung quy có hai cách:
Một là: coi thi pháp là nguyên tắc, biện pháp chung tạo ra tác phẩm nghệ thuật.
Thông thường gọi là “phương pháp làm thơ, làm văn”. Lí thuyết mang tính cổ điển, được lưu truyền nhằm bồi dưỡng nhà văn .
Hai là: hiểu thi pháp là nguyên tắc, biện pháp sáng tạo cụ thể, tạo thành đặc sắc nghệ thuật của một tác giả, tác phẩm, trào lưu, thể loại.v.v..
Cách thứ 1 gần với mĩ học, lý thuyết văn học, cách thứ 2 gần với phê bình thưởng thức tiếp nhận những hiện tượng văn học nghệ thuật.
Nghiên cứu thi pháp gọi là thi pháp học.
Hai kiểu thi pháp học nói trên đều có mục đích khám phá nguyên tắc phổ  biến hoặc cụ thể lịch sử đã tạo ra nghệ thuật. Tóm lại: Thi pháp học hiện đại là môn chuyên nghiên cứu các hệ thống nghệ thuật cụ thể. Thi pháp học là một khoa học ứng dụng trong văn học, gần gũi với phân tích phê bình và nghiên cứu văn học.
Thi pháp học gần gũi với lí luận văn học nhưng vẫn khác, thử so sánh:
Lí luận văn học thiên về nghiên cứu các quy luật chung của hiện tượng văn học. còn thi pháp học thiên về nghiên cứu các tác phẩm, thể loại, tác giả, phong cách, trào lưu, ngôn ngữ, nguyên tắc đặc thù tạo thành hiện tượng văn học cụ thể mà thôi.
Thi pháp học gần gũi với phê bình văn học nhưng cũng khác:
      Phê bình văn học có thể đi từ những góc độ khác nhau mà phát hiện khám phá nội dung và đánh giá chúng. Còn thi pháp học thiên về phát hiện, khám phá các quy luật hình thức nghệ thuật.
Nhìn chung, thi pháp học là một bộ phận chuyên biệt của NGHIÊN CỨU VĂN HỌC, chuyện nghiên cứu tính đặc thù và nguyên tắc nghệ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)