Văn học: STGT Văn học Trung Quốc hiện đại

Chia sẻ bởi Trần Việt Thao | Ngày 11/05/2019 | 52

Chia sẻ tài liệu: Văn học: STGT Văn học Trung Quốc hiện đại thuộc Giáo dục đặc biệt

Nội dung tài liệu:

In: Giáo trình văn học
VĂN HỌC TRUNG QUỐC HIỆN ĐẠI
http://giangnamlangtu.wordpress.com
Entries (RSS)
Bình luận (RSS)
Trang chủ
Giang Nam lãng tử. Liên hệ: [email protected]
Links kết nối với tôi
LỊCH SỬ VĂN HỌC TRUNG QUỐC (phân loại, tóm tắt)
Mẫu bià THƠ HAIKU BASAHO 2

Posted by: giangnamlangtu on: 10.07.2011
Comment!
 (tiếp theo Văn học châu Á 1- Văn học Trung Quốc)
Chương 4.  Văn học hiện đại và Lỗ Tấn
Chương 5. Quách Mạt Nhược, Mao Thuẫn, Ba Kim, Lão Xá và Tào Ngu
Chương 6. Nữ sĩ Băng Tâm và tập thơ Phồn tinh
Chương 7. Tiểu thuyết đương đại
7.1  Một số chủ đề truyện ngắn đương đại tiêu biểu
7.2  Tiểu thuyết thời kỳ Đổi Mới và nhà văn Mạc Ngôn
7.3  Số phận của chủ nghiã hiện thực XHCN ở Trung Quốc
Chương 8. Kim Dung và Quỳnh Giao
Phụ lục
1.      Bảng đối chiếu lịch sử Việt Nam- Trung Quốc
2.      Bảng bầu chọn 10 nhân vật văn hóa
3.      Danh mục khoá luận tốt nghiệp nghiên cứu văn học Ttung Quốc ở Đại học An Giang,
Chương 4         VĂN HỌC HIỆN ÐẠI TRUNG QUỐC VÀ LỔ TẤN
4.1 Khái quát văn học hiện đại Trung Quốc
Bài này giới thiệu những nét chủ yếu của nền văn học Trung Quốc hiện đại trải qua 4 giai đoạn.
Giai đoạn 1 (1911- 1949) “Văn học dân chủ, tiền cách mạng và hiện đại hoá”
Văn học cất tiếng nói giã từ chế độ phong kiến. Văn học truyền bá tư tưởng phê phán chế độ phong kiến, cổ vũ cho tư tưởng cộng hoà, dân chủ…Văn học hiện đại có thể tính từ Cách mạng Tân Hợi năm 1911 hoặc từ cuộc vận động Ngũ Tứ 1919. Nổi bật là nhà văn, nhà báo, nhà giáo Lỗ Tấn. Ông là nhà tổ chức, cây bút  tiên phong chủ lực xây dựng nền văn học mới của cách mạng vô sản. Sau đó, nhà thơ Quách Mạt Nhược, nhà văn Mao Thuẫn, Ba Kim, Lão Xá và Tào Ngu trở thành những cây bút hàng đầu của nền văn học mới, sẽ trở thành những nhà văn cộng sản đầu tiên (năm 1921 Đảng Cộng sản TQ ra đời) . . .và tiếp tục sáng tác về sau.
Giai đoạn 2 (1949-1965) “Nền văn học xã hội chủ nghĩa giai đoạn đầu”
Văn học sáng tác theo “Tư tưởng văn nghệ Mao Trạch Đông”. Ngoài những tác giả lão thành có mặt từ giai đoạn đầu, thêm những tên tuổi mới: Chu Lập Ba, Ngải Thanh, nữ sĩ Dương Mạt, La Quảng Bân, Điền Hán. vv…Những tác phẩm tràn đầy hào khí cách mạng nhưng  nghệ thuật còn non yếu, kéo dài 16 năm .  Cuộc cải cách ruộng đất  nông thôn – đấu tổ địa chủ đã mắc sai lầm nghiệm trọng như thời cổ đại. Tiếp đó công cuộc xây dựng CNXH với những mô hình ấu trĩ “duy ý chí” như “công xã nhân dân”, phong trào “đại nhảy vọt”. Tình trạng quan liêu, cửa quyền, tham nhũng triền miên, kinh tế suy đốn . . xã hội điêu tàn,  chính trị khủng hoảng, văn nghệ khô cứng. Tình trạng đó tất yếu phải dẫn đến một sự đổ vỡ nào đó. Vai trò lãnh đạo của  chủ tịch Mao Trạch Đông suy yếu. Cặp Lâm Bưu- Giang Thanh rồi đến “bè lũ 4 tên” chụp lấy cơ hội nhảy ra .
Giai đoạn 3 (1966-1976) 10 năm động loạn “Đại cách mạng văn hoá vô sản”
Thực chất “cách mạng văn hoá” chỉ diễn ra trong 3 năm (1966-1969) nhưng hậu quả kéo dài đến 1979 và lâu dài  hơn. Lịch sử gọi đó là “10 năm động loạn”, văn học nghệ thuật chân chính bị tê liệt .
Thay vì cải tổ cải cách, vực dậy tình trạng suy đốn của đất nước, Lâm Bưu, Giang Thanh và “bè lũ 4 tên” âm mưu cướp đoạt quyền lãnh đạo Đảng, Nhà nước bằng cách  mở chiến dịch mang tên “ Đại cách mạng văn hoá vô sản”. Nhân danh cách mạng chân chính, thực chất họ là “phái tả” (nghĩa là duy trì cách mạng vô sản một cách cực đoan, tiến hành vội vã, làm ẩu, áp đặt, bất chấp thực tiễn và bỏ qua qui luật, đốt cháy giai đoạn). Họ tung nhiều “chưởng” tàn bạo, dã man đạp thêm cho đất nước Trung Hoa ngày càng dúi sâu xuống vũng bùn suy đồi…Họ chọn đột phá khẩu là “phê phán văn nghệ tư sản” và đả kích vạch mặt “phái hữu” (nghĩa là tư tưởng rút lui, không kiên trì cách mạng vô sản, có ý muốn theo con đường tư bản chủ nghĩa), đó chỉ là cái cớ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)