Văn học: STGT Văn học Mỹ La Tinh
Chia sẻ bởi Trần Việt Thao |
Ngày 11/05/2019 |
52
Chia sẻ tài liệu: Văn học: STGT Văn học Mỹ La Tinh thuộc Giáo dục đặc biệt
Nội dung tài liệu:
Văn học Mỹ La tinh
In: Giáo trình văn học
Comment!
http://giangnamlangtu.wordpress.com
Entries (RSS)
Bình luận (RSS)
Trang chủ
Giang Nam lãng tử. Liên hệ: [email protected]
Links kết nối với tôi
“Văn học nghệ thuật của lòng yêu nước”
LỊCH SỬ VĂN HỌC TRUNG QUỐC (phân loại, tóm tắt)
Posted by: giangnamlangtu on: 11.07.2011
Phùng Hoài Ngọc
Chuyên đề tự chọn
SV năm thứ 4
Đại học Ngữ văn An Giang
Lưu hành nội bộ
2003
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trước đây, chương trình Ngữ văn đại học và cao đẳng chưa đề cập các nền văn học châu Mĩ Latin. Đến những năm 80 thế kỉ XX, những tác phẩm xuất sắc, độc đáo từ các nền văn học này mới thu hút giới nghiên cứu phê bình văn học các châu lục khác và gõ cửa sinh hoạt văn học nước ta. Đề tài này được coi là một chưyên đề tự chọn của chương trình đào tạo Ngữ văn đại học.
Chuyên đề này nhằm hai mục đích
1. Bổ sung chương trình Lịch sử Văn học Phương Tây (Tây Âu thế kỉ XX và Hoa Kì)
2. Bổ sung Lý thuyết văn học (phần Phương pháp sáng tác)
Văn học khu vực Mĩ Latin có nhiều điều mới lạ gây chú ý cho công chúng thế giới từ nửa thế kỉ qua, Việt Nam từ 16 năm qua (đặc biệt từ năm 1986 khi cuốn Trăm năm cô đơn của G.G.Marquez được xuất bản do dịch giả Nguyễn Trung Đức dịch và nhà xuất bản Ngoại văn Hà Nội ấn hành…). Chúng tôi chọn “Văn học Mĩ La tinh” vào phần chương trình “mềm” cho SV Ngữ văn tiếp cận.
Cũng như mọi nền văn học chân chính, văn học Mĩ Latin đã phản ánh được tâm thức của con người dân tộc Mĩ Latin, nêu vấn đề của thời đại và sáng tạo một thành tựu nghệ thuật mới. Cụ thể họ đã thưc sự bàn đến những vấn đề cơ bản sau:
Nhu cầu liên kết của các nước nhỏ thành khối lớn hơn để đương đầu với nước lớn trong quan hệ chính trị kinh tế xã hội toàn cầu cũng đang đặt ra cấp bách. Nhà văn bằng tiếng nói nghệ thuật độc đáo của mình cũng tham gia vào quá trình đó với tiếng nói riêng.
Văn học Mĩ Latin góp phần đặt vấn đề và thử giải quyết hai vấn đề, đồng thời khẳng định dòng văn học hiện thực mang tính huyền ảo – một thành tựu văn học mới mẻ.
Một mâu thuẫn đang tồn tại trong lối sống Mĩ Latin cũng tồn tại trong nhân loại là: trong khi sự giao lưu hội nhập trên phạm vi thế giới càng tăng thì lối sống cô đơn khép kín, vị kỉ (hay nói cách khác là chủ nghã cá nhân) cũng có chiều hướng gia tăng.
Như vậy, văn học Mĩ Latin, đặc biệt là dòng tiểu thuyết mới, đã mang cả hai tính thời sự: thời sự của cuộc sống loài người nói chung và thời sự văn học nghệ thuật nói riêng. Một hiện tượng văn học nghệ thuật chân chính phải mang cả hai tính chất ấy.
Năm 2000 lần đầu tiên văn học Mĩ Latin được giới thiệu vào sách văn 12 tập 2, bộ sách hơp nhất. Phần giới thiệu văn học Mĩ Latin ở trang 118. Một đoạn trích tiểu thuyết nhà văn Jorge Amado, thuộc dòng văn học hiện thực nghiêm nhặt được soạn thành bài đọc thêm. Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo được giới thiệu truyện ngắn của G.G. Marquez
Chúng tôi nghĩ rằng cần giới thiệu và trang bị cho sinh viên đại học ngữ văn một cách tiếp cận tương đối toàn diện về vùng văn học này bằng chuyên đề. Từ đó SV có thể tiếp tục nghiên cứu.
Cũng cần lưu ý rằng con mắt nghiên cứu của giới văn học Tây Âu vốn tự mãn, kiêu hãnh về sáu thế kỉ phát triển mạnh mẽ (từ thời Phục hưng thế kỉ 14 khi họ phát hiện ra thời cổ đại Hi Lạp). Cả thế giới đều công nhận thành tựu lớn lao sâu sắc điển hình của văn học Tây Âu sáu thế kỉ đó kéo liền đến hiện tại từng gây ảnh hưởng mạnh khắp thế giới. Giới văn học Tây Âu (kể cả giới văn hoá) quen đánh giá thấp Đông Âu, châu Á và cả châu Mĩ nữa. Ngay cả văn học Hoa Kì ban đầu cũng bị coi thường (họ bảo Hemingway cũng chỉ viết theo phong cách châu Âu!). Vùng Mĩ Latin lại còn bị coi rẻ hơn cả Bắc Mĩ (gồm Canada và Hoa Kì). Do đó trong bài này chúng tôi trình bày cả hai hướng nghiên cứu của Tây Âu, Bắc Mĩ – Mĩ latin để đối chiếu, sau đó trình bày hướng nghiên cứu của Francoise Perus (người Pháp, quốc tịch Mexico, người áp dụng phương pháp macxit, đồng thời bản thân bà là người sống với cả hai nền văn hoá Tây Âu và Mĩ Latin- một điều kiện đáng tin
In: Giáo trình văn học
Comment!
http://giangnamlangtu.wordpress.com
Entries (RSS)
Bình luận (RSS)
Trang chủ
Giang Nam lãng tử. Liên hệ: [email protected]
Links kết nối với tôi
“Văn học nghệ thuật của lòng yêu nước”
LỊCH SỬ VĂN HỌC TRUNG QUỐC (phân loại, tóm tắt)
Posted by: giangnamlangtu on: 11.07.2011
Phùng Hoài Ngọc
Chuyên đề tự chọn
SV năm thứ 4
Đại học Ngữ văn An Giang
Lưu hành nội bộ
2003
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trước đây, chương trình Ngữ văn đại học và cao đẳng chưa đề cập các nền văn học châu Mĩ Latin. Đến những năm 80 thế kỉ XX, những tác phẩm xuất sắc, độc đáo từ các nền văn học này mới thu hút giới nghiên cứu phê bình văn học các châu lục khác và gõ cửa sinh hoạt văn học nước ta. Đề tài này được coi là một chưyên đề tự chọn của chương trình đào tạo Ngữ văn đại học.
Chuyên đề này nhằm hai mục đích
1. Bổ sung chương trình Lịch sử Văn học Phương Tây (Tây Âu thế kỉ XX và Hoa Kì)
2. Bổ sung Lý thuyết văn học (phần Phương pháp sáng tác)
Văn học khu vực Mĩ Latin có nhiều điều mới lạ gây chú ý cho công chúng thế giới từ nửa thế kỉ qua, Việt Nam từ 16 năm qua (đặc biệt từ năm 1986 khi cuốn Trăm năm cô đơn của G.G.Marquez được xuất bản do dịch giả Nguyễn Trung Đức dịch và nhà xuất bản Ngoại văn Hà Nội ấn hành…). Chúng tôi chọn “Văn học Mĩ La tinh” vào phần chương trình “mềm” cho SV Ngữ văn tiếp cận.
Cũng như mọi nền văn học chân chính, văn học Mĩ Latin đã phản ánh được tâm thức của con người dân tộc Mĩ Latin, nêu vấn đề của thời đại và sáng tạo một thành tựu nghệ thuật mới. Cụ thể họ đã thưc sự bàn đến những vấn đề cơ bản sau:
Nhu cầu liên kết của các nước nhỏ thành khối lớn hơn để đương đầu với nước lớn trong quan hệ chính trị kinh tế xã hội toàn cầu cũng đang đặt ra cấp bách. Nhà văn bằng tiếng nói nghệ thuật độc đáo của mình cũng tham gia vào quá trình đó với tiếng nói riêng.
Văn học Mĩ Latin góp phần đặt vấn đề và thử giải quyết hai vấn đề, đồng thời khẳng định dòng văn học hiện thực mang tính huyền ảo – một thành tựu văn học mới mẻ.
Một mâu thuẫn đang tồn tại trong lối sống Mĩ Latin cũng tồn tại trong nhân loại là: trong khi sự giao lưu hội nhập trên phạm vi thế giới càng tăng thì lối sống cô đơn khép kín, vị kỉ (hay nói cách khác là chủ nghã cá nhân) cũng có chiều hướng gia tăng.
Như vậy, văn học Mĩ Latin, đặc biệt là dòng tiểu thuyết mới, đã mang cả hai tính thời sự: thời sự của cuộc sống loài người nói chung và thời sự văn học nghệ thuật nói riêng. Một hiện tượng văn học nghệ thuật chân chính phải mang cả hai tính chất ấy.
Năm 2000 lần đầu tiên văn học Mĩ Latin được giới thiệu vào sách văn 12 tập 2, bộ sách hơp nhất. Phần giới thiệu văn học Mĩ Latin ở trang 118. Một đoạn trích tiểu thuyết nhà văn Jorge Amado, thuộc dòng văn học hiện thực nghiêm nhặt được soạn thành bài đọc thêm. Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo được giới thiệu truyện ngắn của G.G. Marquez
Chúng tôi nghĩ rằng cần giới thiệu và trang bị cho sinh viên đại học ngữ văn một cách tiếp cận tương đối toàn diện về vùng văn học này bằng chuyên đề. Từ đó SV có thể tiếp tục nghiên cứu.
Cũng cần lưu ý rằng con mắt nghiên cứu của giới văn học Tây Âu vốn tự mãn, kiêu hãnh về sáu thế kỉ phát triển mạnh mẽ (từ thời Phục hưng thế kỉ 14 khi họ phát hiện ra thời cổ đại Hi Lạp). Cả thế giới đều công nhận thành tựu lớn lao sâu sắc điển hình của văn học Tây Âu sáu thế kỉ đó kéo liền đến hiện tại từng gây ảnh hưởng mạnh khắp thế giới. Giới văn học Tây Âu (kể cả giới văn hoá) quen đánh giá thấp Đông Âu, châu Á và cả châu Mĩ nữa. Ngay cả văn học Hoa Kì ban đầu cũng bị coi thường (họ bảo Hemingway cũng chỉ viết theo phong cách châu Âu!). Vùng Mĩ Latin lại còn bị coi rẻ hơn cả Bắc Mĩ (gồm Canada và Hoa Kì). Do đó trong bài này chúng tôi trình bày cả hai hướng nghiên cứu của Tây Âu, Bắc Mĩ – Mĩ latin để đối chiếu, sau đó trình bày hướng nghiên cứu của Francoise Perus (người Pháp, quốc tịch Mexico, người áp dụng phương pháp macxit, đồng thời bản thân bà là người sống với cả hai nền văn hoá Tây Âu và Mĩ Latin- một điều kiện đáng tin
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: |
Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)