Văn học: STGT Văn học Châu Á
Chia sẻ bởi Trần Việt Thao |
Ngày 11/05/2019 |
63
Chia sẻ tài liệu: Văn học: STGT Văn học Châu Á thuộc Giáo dục đặc biệt
Nội dung tài liệu:
Văn học châu Á 2 (ẤN ĐỘ, NHẬT BẢN, LÀO, CAMPUCHIA, Ả RẬP)
In: Giáo trình văn học
Comment!
http://giangnamlangtu.wordpress.com
Entries (RSS)
Bình luận (RSS)
Trang chủ
Giang Nam lãng tử. Liên hệ: [email protected]
Links kết nối với tôi
Văn học Trung Quốc trong sách Văn phổ thông ở Nhật Bản và Việt Nam
“Ông đồ”
Posted by: giangnamlangtu on: 10.07.2011
Văn học châu Á 2
(VĂN HỌC ẤN ĐỘ, NHẬT BẢN
LÀO, CAMPUCHIA, Ả RẬP)
Tài liệu dùng cho sinh viên hệ Ngữ văn Đại học
Lưu hành nội bộ
AN GIANG ® 2011
LỜI GIỚI THIỆU
Việt Nam, Ấn Độ, Lào và Cam pu chia có mối quan hệ mật thiết từ lâu đời. Nền văn hoá, văn học Ấn Độ đã góp phần ảnh hưởng khá lớn và sâu sắc vào quá trình phát triển văn hoá và nghệ thuật ở khu vực Đông Nam Á.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận xét: “Văn hoá, triết học và nghệ thuật của nước Ấn Độ đã phát triển rực rỡ và có những cống hiến to lớn cho loài người. Nền tảng và truyền thống của triết học Ấn Độ là lý tưởng hoà bình, bác ái. Liên tiếp trong nhiều thế kỷ, tư tưởng Phật giáo, nghệ thuật và khoa học Ấn Độ đã lan tỏa khắp thế giới”.
Do hoàn cảnh cùng sống trên một lục địa, thuận lợi về đường bộ và đường biển nên việc giao lưu văn hoá giữa Ấn Độ với Việt Nam, Lào, Cam pu chia và các nước châu Á khác phát triển khá sớm.
Trước hết phải kể đến sự có mặt của đạo Bà la môn và đạo Phật. Đạo Bà la môn lan truyền đến Miến Điện, Cam pu chia, Chăm pa, Indonesia…sớm hơn đạo Phật. Nhiều dấu tích đền thờ thần Brahma, Indra, Linga…. và những bia đá chép kinh Veda được tìm thấy ở vùng tháp Ăngko đất nước Cam pu chia và những vùng có đền tháp Chăm ở miền Trung nước ta. Đạo Bà la môn tuy đến sớm nhưng ảnh hưởng lại không sâu rộng bằng đạo Phật.
Tư tưởng từ bi, bác ái, vị tha và mục đích cứu khổ cứu nạn của đạo Phật như luồng gió mát lành lan toả khắp nơi đến tận phía đông bắc châu Á. Đến đâu cũng được nhân dân mở rộng cửa đón tiếp. Nhiều vị sư sãi đi truyền đạo được coi như sứ giả của hoà bình và hữu nghị. Nhiều chùa chiền của Phật giáo được dựng lên để tụng kinh và dạy học. Những bản kinh kệ bằng tiếng Phạn, tiếng Pali được phổ biến hoặc được dịch ra tiếng địa phương. Có thể nói tư tưởng Phật giáo đã trở thành kho báu tinh thần chung của các dân tộc ở Đông Nam Á. Nhiều nước đã lấy Phật giáo làm quốc giáo như Thái Lan, Miến Điện, Lào và Cam pu chia.
Ở nước ta, vào thời Lý – Trần, đạo Phật được khẳng định và phát triển mạnh.
Tôn giáo Ấn Độ đến với các nước Đông Nam Á còn mang theo các hình thức văn hoá-nghệ thuật khác, đặc biệt nghệ thuật kiến trúc có ảnh hưởng sâu đậm và dễ thấy nhất. Đó là những lăng mộ, đền tháp, hoa văn, phù điêu. Kế đến một số phong tục tập quán lễ hội, trò chơi cũng có nhiều dấu vết Ấn Độ .
Do việc truyền bá kinh kệ giáo lý đạo Bà la môn và đạo Phật nên chữ Pali và chữ Phạn (Sanskrit ) được phổ biến và có ảnh hưởng đến văn tự và ngôn ngữ một số nước như Thái Lan, Miến Điện, Cam pu chia, Lào…. Theo đó nhiều tác phẩm văn học dân gian và cổ điển của Ấn Độ cũng được phổ biến sâu rộng ở các nước Đông Nam Á và thế giới. Đặc biệt nó được bản địa hoá ở vùng Đông Nam Á. Hai sử thi Ramayana và Mahabharata đến vùng đất này được cải biên cho phù hợp với hoàn cảnh và văn hóa nơi đây .
Ở Việt Nam, văn học Chăm vẫn còn giữ được nguyên tên trường ca Ramayana, kể bằng ngôn ngữ Chăm. Truyện Dạ thoa vương trong sách Lĩnh Nam chích quái là rút từ cốt truyện Ramayana. Ở Indonesia có Seri Rama, Thái Lan có Rama Kiên, Cam pu chia có Riêm Kê, Lào có Phallahk Phallahm, Philippines có Alim… Các tác phẩm đó đều có chung nguồn gốc là sử thi Ramayana của Ấn Độ, xoay quanh trục bộ ba nhân vật “Người con trai – người con gái – ác quỉ”. Cuối những năm 1980 sân khấu chèo Việt Nam xây dựng vở “Nàng Si ta” của soạn giả Lưu Quang Vũ. Kế đó sân khấu cải lương tiếp tục chuyển thể ”Nàng Si ta” thành “Nàng Xê đa”, cả hai đều dựa trên một nguồn
In: Giáo trình văn học
Comment!
http://giangnamlangtu.wordpress.com
Entries (RSS)
Bình luận (RSS)
Trang chủ
Giang Nam lãng tử. Liên hệ: [email protected]
Links kết nối với tôi
Văn học Trung Quốc trong sách Văn phổ thông ở Nhật Bản và Việt Nam
“Ông đồ”
Posted by: giangnamlangtu on: 10.07.2011
Văn học châu Á 2
(VĂN HỌC ẤN ĐỘ, NHẬT BẢN
LÀO, CAMPUCHIA, Ả RẬP)
Tài liệu dùng cho sinh viên hệ Ngữ văn Đại học
Lưu hành nội bộ
AN GIANG ® 2011
LỜI GIỚI THIỆU
Việt Nam, Ấn Độ, Lào và Cam pu chia có mối quan hệ mật thiết từ lâu đời. Nền văn hoá, văn học Ấn Độ đã góp phần ảnh hưởng khá lớn và sâu sắc vào quá trình phát triển văn hoá và nghệ thuật ở khu vực Đông Nam Á.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận xét: “Văn hoá, triết học và nghệ thuật của nước Ấn Độ đã phát triển rực rỡ và có những cống hiến to lớn cho loài người. Nền tảng và truyền thống của triết học Ấn Độ là lý tưởng hoà bình, bác ái. Liên tiếp trong nhiều thế kỷ, tư tưởng Phật giáo, nghệ thuật và khoa học Ấn Độ đã lan tỏa khắp thế giới”.
Do hoàn cảnh cùng sống trên một lục địa, thuận lợi về đường bộ và đường biển nên việc giao lưu văn hoá giữa Ấn Độ với Việt Nam, Lào, Cam pu chia và các nước châu Á khác phát triển khá sớm.
Trước hết phải kể đến sự có mặt của đạo Bà la môn và đạo Phật. Đạo Bà la môn lan truyền đến Miến Điện, Cam pu chia, Chăm pa, Indonesia…sớm hơn đạo Phật. Nhiều dấu tích đền thờ thần Brahma, Indra, Linga…. và những bia đá chép kinh Veda được tìm thấy ở vùng tháp Ăngko đất nước Cam pu chia và những vùng có đền tháp Chăm ở miền Trung nước ta. Đạo Bà la môn tuy đến sớm nhưng ảnh hưởng lại không sâu rộng bằng đạo Phật.
Tư tưởng từ bi, bác ái, vị tha và mục đích cứu khổ cứu nạn của đạo Phật như luồng gió mát lành lan toả khắp nơi đến tận phía đông bắc châu Á. Đến đâu cũng được nhân dân mở rộng cửa đón tiếp. Nhiều vị sư sãi đi truyền đạo được coi như sứ giả của hoà bình và hữu nghị. Nhiều chùa chiền của Phật giáo được dựng lên để tụng kinh và dạy học. Những bản kinh kệ bằng tiếng Phạn, tiếng Pali được phổ biến hoặc được dịch ra tiếng địa phương. Có thể nói tư tưởng Phật giáo đã trở thành kho báu tinh thần chung của các dân tộc ở Đông Nam Á. Nhiều nước đã lấy Phật giáo làm quốc giáo như Thái Lan, Miến Điện, Lào và Cam pu chia.
Ở nước ta, vào thời Lý – Trần, đạo Phật được khẳng định và phát triển mạnh.
Tôn giáo Ấn Độ đến với các nước Đông Nam Á còn mang theo các hình thức văn hoá-nghệ thuật khác, đặc biệt nghệ thuật kiến trúc có ảnh hưởng sâu đậm và dễ thấy nhất. Đó là những lăng mộ, đền tháp, hoa văn, phù điêu. Kế đến một số phong tục tập quán lễ hội, trò chơi cũng có nhiều dấu vết Ấn Độ .
Do việc truyền bá kinh kệ giáo lý đạo Bà la môn và đạo Phật nên chữ Pali và chữ Phạn (Sanskrit ) được phổ biến và có ảnh hưởng đến văn tự và ngôn ngữ một số nước như Thái Lan, Miến Điện, Cam pu chia, Lào…. Theo đó nhiều tác phẩm văn học dân gian và cổ điển của Ấn Độ cũng được phổ biến sâu rộng ở các nước Đông Nam Á và thế giới. Đặc biệt nó được bản địa hoá ở vùng Đông Nam Á. Hai sử thi Ramayana và Mahabharata đến vùng đất này được cải biên cho phù hợp với hoàn cảnh và văn hóa nơi đây .
Ở Việt Nam, văn học Chăm vẫn còn giữ được nguyên tên trường ca Ramayana, kể bằng ngôn ngữ Chăm. Truyện Dạ thoa vương trong sách Lĩnh Nam chích quái là rút từ cốt truyện Ramayana. Ở Indonesia có Seri Rama, Thái Lan có Rama Kiên, Cam pu chia có Riêm Kê, Lào có Phallahk Phallahm, Philippines có Alim… Các tác phẩm đó đều có chung nguồn gốc là sử thi Ramayana của Ấn Độ, xoay quanh trục bộ ba nhân vật “Người con trai – người con gái – ác quỉ”. Cuối những năm 1980 sân khấu chèo Việt Nam xây dựng vở “Nàng Si ta” của soạn giả Lưu Quang Vũ. Kế đó sân khấu cải lương tiếp tục chuyển thể ”Nàng Si ta” thành “Nàng Xê đa”, cả hai đều dựa trên một nguồn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: |
Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)