Văn học: STGT Thơ Nguyễn khuyến
Chia sẻ bởi Trần Việt Thao |
Ngày 11/05/2019 |
85
Chia sẻ tài liệu: Văn học: STGT Thơ Nguyễn khuyến thuộc Giáo dục đặc biệt
Nội dung tài liệu:
Tiểu Sử Tác Giả Nguyễn Khuyến
Nguyễn Khuyến: (1835-1910) Trước tên là Nguyễn Văn Thắng; hiệu Quế Sơn. Là một thi gia cận đại lỗi lạc Người làng Yên Đỗ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Sinh ngày rằm tháng giêng năm 1835. Thụ giáo ông Hoàng Giáp Phạm Văn Nghị và có tiếng hay chữ nhất trường. Năm 1864 (Tự Đức thứ 17), đỗ giải Nguyên Trường Hà Nội. Năm sau, thi hội không đỗ; từ đó ông đổi tên là Nguyễn Khuyến, rồi vào kinh đô Huế học trường Quốc Tử Giám. Đến năm 1871, (Tự Đức thứ 24) ông đỗ đầu luôn thi Hội lẫn thi Đình; do đó người đương thời gọi là Tam Nguyên Yên Đỗ. Ông ra làm quan, đến chức Sơn Hưng Tuyên tổng đốc. Gặp lúc đất nước bị họa xâm lăn, ông thường tỏ ra thái độ bất hợp tác với giặc Pháp. Nhân bị đau mắt nặng, ông cáo quan để về nhà dạy học. Đến năm 1910, ông mất, thọ được 76 tuổi. Giỏi về thơ nôm, Nguyễn Khuyến dùng đủ các thể ca, từ, thi, phú để tả cảnh, tả tình hoặc trào phúng, nay còn lưu lại trong: "Quế Sơn Thi Văn Tập". Thơ Nguyễn Khuyến có tính cách phổ thông vì dễ hiểu, giản dị, tự nhiên, nhưng vẫn tỏ rõ được tấm lòng ưu thời mẫn thế của một nhà nho đầy khí tiết
Hà Nam
Lâu nay không gặp ngỡ xa đàng, Ai biết rằng ra giữ mõ làng. In sáo vẽ cho thằng mặt trắng, Bẻ cò tính lại cái lương vàng. Chuyện đời hãy đắp tai vàng trốc, Lộc thánh đừng lừa nạc bỏ xương. Cũng muốn ra chơi, chơi chửa được, Gió thu hiu hắt đượm màu sương. Ông làm đốc học bấy lâu nay, Gần đó mà tôi vẫn chửa hay. Tóc bạc răng long chừng đã cụ, Khăn thâm áo thụng cũng ra thầy. Học trò kẻ chợ trầu dăm tiếng , Khỏa khóa ngày xưa quyển một thầy. Bổng lộc như ông không mấy nhỉ? Ăn tiêu nhờ được chiếc lương Tây.
Lê Lão
Ông chẳng hay ông tuổi đã già, Năm lăm ông cũng lão đây mà. Anh em làng xóm xin mời cả, Xôi bánh, trâu heo cũng gọi là. Chú Đáo bên làng lên với tớ, Ông Từ xóm dưới lại cùng ta. Bây giờ đến bậc ăn dưng nhi, Có rượu thời ông chống gậy ra.
Thu Ẩm
Năm gian nhà cỏ thấp te te, Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe. Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt, Làn ao lóng lánh bóng trăng loe. Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt? Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe. Rượu tiếng rằng hay, hay chả mấy. Độ năm ba chén đã say nhè.
Tự Trào
Cũng chẳng giàu mà cũng chẳng sang, Chẳng gầy, chẳng béo, chỉ làng nhàng. Cờ đương dở cuộc không còn nước, Bạc chửa thâu canh đã chạy làng. Mở miệng nói ra gàn bát sách, Mềm môi chén mãi tít cung thang. Nghĩ mình lại gớm cho mình nhỉ, Thế cũng bia xanh, cũng bảng vàng.
Mẹ Mốc
So danh giá ai bằng mẹ mốc, Ngoài hình hài, gấm vóc chẳng thêm ra. Tấm hồng nhan đem bôi lấm xoa nhòa, Làm thế để cho qua mắt tục. Ngoại mạo bất cầu như mỹ ngọc, Tân trung thường thủ tự kiên kim. Nhớ chồng con muôn dặm xa tìm, Giữ son sắt êm đềm một tiết. Sạch như nước, trắng như ngà, trong như tuyết, Mảnh gương trinh nằng nặc quyết không nhơ; Đắp tai ngảnh mặt làm ngơ, Rằng không cũng kệ, rằng khờ cũng thây. Khôn kia dễ bán dại này!
Thu Vịnh
Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao, Cành trúc lơ phơ gió hắt hiu. Nước biếc trông như tầng sương phủ, Song thưa để mặc bóng trăng vào, Mấy chùm trước dậu hoa năm ngoái, Một tiếng trên không ngỗng nước nào? Nhân hứng cũng vừa toan cất bút, Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.
Thu Điếu
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo, Một chiếc thuyền con bé tẻo teo. Sóng biếc theo làn hơi gợn tí, Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo. Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt, Ngõ trúc quanh co
Nguyễn Khuyến: (1835-1910) Trước tên là Nguyễn Văn Thắng; hiệu Quế Sơn. Là một thi gia cận đại lỗi lạc Người làng Yên Đỗ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Sinh ngày rằm tháng giêng năm 1835. Thụ giáo ông Hoàng Giáp Phạm Văn Nghị và có tiếng hay chữ nhất trường. Năm 1864 (Tự Đức thứ 17), đỗ giải Nguyên Trường Hà Nội. Năm sau, thi hội không đỗ; từ đó ông đổi tên là Nguyễn Khuyến, rồi vào kinh đô Huế học trường Quốc Tử Giám. Đến năm 1871, (Tự Đức thứ 24) ông đỗ đầu luôn thi Hội lẫn thi Đình; do đó người đương thời gọi là Tam Nguyên Yên Đỗ. Ông ra làm quan, đến chức Sơn Hưng Tuyên tổng đốc. Gặp lúc đất nước bị họa xâm lăn, ông thường tỏ ra thái độ bất hợp tác với giặc Pháp. Nhân bị đau mắt nặng, ông cáo quan để về nhà dạy học. Đến năm 1910, ông mất, thọ được 76 tuổi. Giỏi về thơ nôm, Nguyễn Khuyến dùng đủ các thể ca, từ, thi, phú để tả cảnh, tả tình hoặc trào phúng, nay còn lưu lại trong: "Quế Sơn Thi Văn Tập". Thơ Nguyễn Khuyến có tính cách phổ thông vì dễ hiểu, giản dị, tự nhiên, nhưng vẫn tỏ rõ được tấm lòng ưu thời mẫn thế của một nhà nho đầy khí tiết
Hà Nam
Lâu nay không gặp ngỡ xa đàng, Ai biết rằng ra giữ mõ làng. In sáo vẽ cho thằng mặt trắng, Bẻ cò tính lại cái lương vàng. Chuyện đời hãy đắp tai vàng trốc, Lộc thánh đừng lừa nạc bỏ xương. Cũng muốn ra chơi, chơi chửa được, Gió thu hiu hắt đượm màu sương. Ông làm đốc học bấy lâu nay, Gần đó mà tôi vẫn chửa hay. Tóc bạc răng long chừng đã cụ, Khăn thâm áo thụng cũng ra thầy. Học trò kẻ chợ trầu dăm tiếng , Khỏa khóa ngày xưa quyển một thầy. Bổng lộc như ông không mấy nhỉ? Ăn tiêu nhờ được chiếc lương Tây.
Lê Lão
Ông chẳng hay ông tuổi đã già, Năm lăm ông cũng lão đây mà. Anh em làng xóm xin mời cả, Xôi bánh, trâu heo cũng gọi là. Chú Đáo bên làng lên với tớ, Ông Từ xóm dưới lại cùng ta. Bây giờ đến bậc ăn dưng nhi, Có rượu thời ông chống gậy ra.
Thu Ẩm
Năm gian nhà cỏ thấp te te, Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe. Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt, Làn ao lóng lánh bóng trăng loe. Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt? Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe. Rượu tiếng rằng hay, hay chả mấy. Độ năm ba chén đã say nhè.
Tự Trào
Cũng chẳng giàu mà cũng chẳng sang, Chẳng gầy, chẳng béo, chỉ làng nhàng. Cờ đương dở cuộc không còn nước, Bạc chửa thâu canh đã chạy làng. Mở miệng nói ra gàn bát sách, Mềm môi chén mãi tít cung thang. Nghĩ mình lại gớm cho mình nhỉ, Thế cũng bia xanh, cũng bảng vàng.
Mẹ Mốc
So danh giá ai bằng mẹ mốc, Ngoài hình hài, gấm vóc chẳng thêm ra. Tấm hồng nhan đem bôi lấm xoa nhòa, Làm thế để cho qua mắt tục. Ngoại mạo bất cầu như mỹ ngọc, Tân trung thường thủ tự kiên kim. Nhớ chồng con muôn dặm xa tìm, Giữ son sắt êm đềm một tiết. Sạch như nước, trắng như ngà, trong như tuyết, Mảnh gương trinh nằng nặc quyết không nhơ; Đắp tai ngảnh mặt làm ngơ, Rằng không cũng kệ, rằng khờ cũng thây. Khôn kia dễ bán dại này!
Thu Vịnh
Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao, Cành trúc lơ phơ gió hắt hiu. Nước biếc trông như tầng sương phủ, Song thưa để mặc bóng trăng vào, Mấy chùm trước dậu hoa năm ngoái, Một tiếng trên không ngỗng nước nào? Nhân hứng cũng vừa toan cất bút, Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.
Thu Điếu
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo, Một chiếc thuyền con bé tẻo teo. Sóng biếc theo làn hơi gợn tí, Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo. Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt, Ngõ trúc quanh co
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: |
Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)