Văn học: STGT Năm đặc điểm thơ trữ tình
Chia sẻ bởi Trần Việt Thao |
Ngày 11/05/2019 |
59
Chia sẻ tài liệu: Văn học: STGT Năm đặc điểm thơ trữ tình thuộc Giáo dục đặc biệt
Nội dung tài liệu:
Năm đặc điểm thơ trữ tình
( Nguồn: http://giangnamlangtu.wordpress.com ).
Entries (RSS)
Bình luận (RSS)
Trang chủ
Giang Nam lãng tử. Liên hệ: [email protected]
Links kết nối với tôi
Hà Nội phố
Một người xưa
Posted by: giangnamlangtu on: 07.07.2011
In: Tiểu luận văn học, nghệ thuật
Comment!
Từ thời cổ đại đến nay, loài người có các loại thơ: thơ sử thi, thơ bi kịch, thơ tự sự, thơ trữ tình, thơ trào phúng, phúng thích, thơ thế sự, thơ quảng bá ý tưởng, tuyên truyền, quảng cáo, thơ thoại trong kịch… Tuy nhiên, mỗi khi bàn về thơ, người ta chỉ bàn về thơ trữ tình, mặc nhiên coi nó là tiêu biểu của thi ca.
Trong quan niệm hiện đại về thơ, giáo sư Đỗ Đức Hiểu đã đúc kết 4 yếu tố cơ bản của thơ là: Cảm hứng mãnh liệt, Nghệ thuật trùng điệp, Khoảng trống, Âm vang. Đọc những bài thơ hay trong thiên hạ, quả nhiên thấy chất thơ đúng là bao gồm những yếu tố trên, xếp theo thứ tự quan trọng. Tôi xin góp lời bàn về 4 đặc điểm
Cảm hứng mãnh liệt: Không thiên về trình bày tư duy, cảm hứng trữ tình của thơ được thu gọn, đau đáu trong tâm trí người cầm bút (không dàn trải ngổn ngang, không chất chứa quá nhiều sự việc…). Xuất phát từ chính bản thân mình, cảm hứng mãnh liệt tất nhiên phải hướng về nhân sinh, về thế giới .
Nghệ thuật trùng điệp: Có nhiều cách trùng điệp. Giản đơn nhất là trùng “âm” do gieo “vần” tạo ra. Kế đó là “điệp từ ngữ” là biện pháp dễ thấy. Còn các yếu tố trùng điệp khác như “câu, đoạn, ý, hình ảnh…” . Bản chất của trùng điệp là thể hiện tâm trạng day dứt của người làm thơ (day dứt: trở đi trở lại). Tâm trạng day dứt chính là cái trùng điệp gốc ! Nếu mọi sự cứ rõ ràng dứt khoát thì chẳng cần đến thơ nữa !
Khoảng trống: Thi nhân thường nói “thiếu một chút”, không nói toạc hết mọi sự, mọi ý. Lí luận thơ cổ điển phương Đông thường cảnh báo rằng “thơ kị lộ” (tránh lộ ý). Chỗ trống này chừa lại dành cho sự bâng khuâng, đồng sáng tạo của bạn tri âm.
Âm vang: Nối tiếp cái “khoảng trống”. Có chỗ “trống” thì âm mới “vang” lên, ngân lên được, cái âm vang ấy nó sẽ “day dứt” cả người thưởng thức thơ. Âm vang giản đơn nhất trước hết là do gieo “vần”, lặp đi lặp lại. Trong các bài thơ “không vần” (thơ tự do) thì âm vang sinh ra do những yếu tố trùng điệp khác (ngoài vần) đã kể trong phần “nghệ thuật trùng điệp”.
Từ ý tưởng của giáo sư Đỗ Đức Hiểu, tôi trình bày một cách giản dị 4 yếu tố đặc trưng thơ như trên. Người muốn cầm bút làm thơ không bị rối về lý luận, người đọc cũng nhìn thấy cái hay của thơ một cách rõ nét hơn. Các bạn học sinh sinh viên ưa lúng túng khi phân tích bình giảng thơ sẽ thấy dễ hơn …
Tuy nhiên, một bài thơ không nhất thiết phải hoàn hảo đầy đủ 4 yếu tố. Một bài thơ gọi là “đọc được” tối thiểu cần đạt được một, hai yếu tố đó. Chẳng hạn bài “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ (*). Nhiều người không thấy cái hay của bài thơ vì nó có vẻ mộc mạc đơn sơ quá. Thực ra nó đã đạt được hai yếu tố: cảm hứng mãnh liệt và nghệ thuật trùng điệp. Nhờ có tình cảm thực sự yêu kính bác Hồ, anh đội viên đã làm được bài thơ. Yếu tố trùng điệp ở đây là hai hình ảnh (Bác ngồi đó, Bác vẫn ngồi…, anh đội viên thức dậy… lại thức dậy, tới lần thứ 3). Bài thơ đã có thể tồn tại mặc dù thiếu hụt hai yếu tố kia (khoảng trống, âm vang). Anh chiến sĩ cảnh vệ lúc này đã “trở thành” nhà thơ bởi anh thức dậy tới ba lần. Anh đã ngủ được ba giấc nhưng không yên tâm về Bác. Nếu anh ngủ say tít một mạch tới sáng thì không có bài thơ này nữa.
Bốn yếu tố trên (hoặc 4 đặc điểm) chính là căn bản của thơ.
Cái ảo trong thơ
Nhân đây tôi xin bổ sung – yếu tố thứ 5 vào quan niệm về thơ: cái Ảo trong thơ.
Người ta thường nói nhà thơ hay “mơ mộng” với ý diễu cợt lối sống lối cảm xa thực tế, viển vông. Họ đã lầm lẫn giữa lối sống và lối tư duy thơ. Mơ mộng chính là cái ảo trong thơ, cái ảo gắn bó mật thiết với cuộc
( Nguồn: http://giangnamlangtu.wordpress.com ).
Entries (RSS)
Bình luận (RSS)
Trang chủ
Giang Nam lãng tử. Liên hệ: [email protected]
Links kết nối với tôi
Hà Nội phố
Một người xưa
Posted by: giangnamlangtu on: 07.07.2011
In: Tiểu luận văn học, nghệ thuật
Comment!
Từ thời cổ đại đến nay, loài người có các loại thơ: thơ sử thi, thơ bi kịch, thơ tự sự, thơ trữ tình, thơ trào phúng, phúng thích, thơ thế sự, thơ quảng bá ý tưởng, tuyên truyền, quảng cáo, thơ thoại trong kịch… Tuy nhiên, mỗi khi bàn về thơ, người ta chỉ bàn về thơ trữ tình, mặc nhiên coi nó là tiêu biểu của thi ca.
Trong quan niệm hiện đại về thơ, giáo sư Đỗ Đức Hiểu đã đúc kết 4 yếu tố cơ bản của thơ là: Cảm hứng mãnh liệt, Nghệ thuật trùng điệp, Khoảng trống, Âm vang. Đọc những bài thơ hay trong thiên hạ, quả nhiên thấy chất thơ đúng là bao gồm những yếu tố trên, xếp theo thứ tự quan trọng. Tôi xin góp lời bàn về 4 đặc điểm
Cảm hứng mãnh liệt: Không thiên về trình bày tư duy, cảm hứng trữ tình của thơ được thu gọn, đau đáu trong tâm trí người cầm bút (không dàn trải ngổn ngang, không chất chứa quá nhiều sự việc…). Xuất phát từ chính bản thân mình, cảm hứng mãnh liệt tất nhiên phải hướng về nhân sinh, về thế giới .
Nghệ thuật trùng điệp: Có nhiều cách trùng điệp. Giản đơn nhất là trùng “âm” do gieo “vần” tạo ra. Kế đó là “điệp từ ngữ” là biện pháp dễ thấy. Còn các yếu tố trùng điệp khác như “câu, đoạn, ý, hình ảnh…” . Bản chất của trùng điệp là thể hiện tâm trạng day dứt của người làm thơ (day dứt: trở đi trở lại). Tâm trạng day dứt chính là cái trùng điệp gốc ! Nếu mọi sự cứ rõ ràng dứt khoát thì chẳng cần đến thơ nữa !
Khoảng trống: Thi nhân thường nói “thiếu một chút”, không nói toạc hết mọi sự, mọi ý. Lí luận thơ cổ điển phương Đông thường cảnh báo rằng “thơ kị lộ” (tránh lộ ý). Chỗ trống này chừa lại dành cho sự bâng khuâng, đồng sáng tạo của bạn tri âm.
Âm vang: Nối tiếp cái “khoảng trống”. Có chỗ “trống” thì âm mới “vang” lên, ngân lên được, cái âm vang ấy nó sẽ “day dứt” cả người thưởng thức thơ. Âm vang giản đơn nhất trước hết là do gieo “vần”, lặp đi lặp lại. Trong các bài thơ “không vần” (thơ tự do) thì âm vang sinh ra do những yếu tố trùng điệp khác (ngoài vần) đã kể trong phần “nghệ thuật trùng điệp”.
Từ ý tưởng của giáo sư Đỗ Đức Hiểu, tôi trình bày một cách giản dị 4 yếu tố đặc trưng thơ như trên. Người muốn cầm bút làm thơ không bị rối về lý luận, người đọc cũng nhìn thấy cái hay của thơ một cách rõ nét hơn. Các bạn học sinh sinh viên ưa lúng túng khi phân tích bình giảng thơ sẽ thấy dễ hơn …
Tuy nhiên, một bài thơ không nhất thiết phải hoàn hảo đầy đủ 4 yếu tố. Một bài thơ gọi là “đọc được” tối thiểu cần đạt được một, hai yếu tố đó. Chẳng hạn bài “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ (*). Nhiều người không thấy cái hay của bài thơ vì nó có vẻ mộc mạc đơn sơ quá. Thực ra nó đã đạt được hai yếu tố: cảm hứng mãnh liệt và nghệ thuật trùng điệp. Nhờ có tình cảm thực sự yêu kính bác Hồ, anh đội viên đã làm được bài thơ. Yếu tố trùng điệp ở đây là hai hình ảnh (Bác ngồi đó, Bác vẫn ngồi…, anh đội viên thức dậy… lại thức dậy, tới lần thứ 3). Bài thơ đã có thể tồn tại mặc dù thiếu hụt hai yếu tố kia (khoảng trống, âm vang). Anh chiến sĩ cảnh vệ lúc này đã “trở thành” nhà thơ bởi anh thức dậy tới ba lần. Anh đã ngủ được ba giấc nhưng không yên tâm về Bác. Nếu anh ngủ say tít một mạch tới sáng thì không có bài thơ này nữa.
Bốn yếu tố trên (hoặc 4 đặc điểm) chính là căn bản của thơ.
Cái ảo trong thơ
Nhân đây tôi xin bổ sung – yếu tố thứ 5 vào quan niệm về thơ: cái Ảo trong thơ.
Người ta thường nói nhà thơ hay “mơ mộng” với ý diễu cợt lối sống lối cảm xa thực tế, viển vông. Họ đã lầm lẫn giữa lối sống và lối tư duy thơ. Mơ mộng chính là cái ảo trong thơ, cái ảo gắn bó mật thiết với cuộc
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: |
Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)