Văn học: STGT Lịch sử văn học Trung Quốc

Chia sẻ bởi Trần Việt Thao | Ngày 11/05/2019 | 59

Chia sẻ tài liệu: Văn học: STGT Lịch sử văn học Trung Quốc thuộc Giáo dục đặc biệt

Nội dung tài liệu:

In: Giáo trình văn học
LỊCH SỬ VĂN HỌC TRUNG QUỐC (phân loại, tóm tắt)
http://giangnamlangtu.wordpress.com
Entries (RSS)
Bình luận (RSS)
Trang chủ
Giang Nam lãng tử. Liên hệ: [email protected]
Links kết nối với tôi
Văn học Mỹ La tinh
VĂN HỌC TRUNG QUỐC HIỆN ĐẠI
Posted by: giangnamlangtu on: 11.07.2011

Comment!
45 phút nắm được Văn học Trung Quốc
Phùng Hoài Ngọc dịch và giới thiệu *
  Tóm tắt
 Nền Văn học Trung Quốc phong phú đa dạng, phát triển liên tục bền bỉ suốt 5 ngàn năm. Để giúp độc giả nắm được các giá trị chủ yếu của nó, xin giới thiệu một cách phân loại dựa theo 5 yếu tố của văn học. Công trình này trình bày sơ lược văn học viết Trung Quốc từ khởi thủy đến giai đoạn mở đầu cuộc Đổi mới văn học (khoảng từ 1976). Công trình chưa đề cập đến văn học đương đại (hai thập kỷ cuối thế kỷ XX đến đầu thế kỷ XXI).
1. Trường phái, đoàn thể văn học
2. Tác gia giữ địa vị trong lịch sử văn học
3. Đặc điểm cơ bản của những tác phẩm chủ yếu
4. Tính chất thể loại  của những tác phẩm chủ yếu
5. Nội dung cơ bản của những tác phẩm chủ yếu                     
6. Tác gia và nhà lý luận văn học
7. Tác phẩm lý luận văn học
Văn học sử Trung Quốc qui loại
中 国 文 学 史 归 类
(Phân loại văn học Trung Quốc theo 7 cách)
 1.  Trường phái, đoàn thể văn học
1. Học phái Nho gia, đại biểu là Khổng tử, Mạnh tử
2. Học phái  Đạo gia, đại biểu là Lão tử, Trang tử
3. Học phái Mặc gia, đại biểu là Mặc tử
4. Học phái Pháp gia, đại biểu là Hàn Phi tử
5. “Khuất – Tống”: thi hào Khuất Nguyên và Tống Ngọc thời Chiến quốc
6. “Dương- Mã”: Dương Hùng và Tư Mã Tương Như thời Tây Hán
7. “Tam Tào”: Táo Tháo, Tào Thực và Tào Phi
8. “Kiến An thất tử”: Khổng Dung, Vương Xán, Trần Lâm, Lưu Trinh, Từ Can, Nguyễn Vũ,  Ứng Dương
9. “Thẩm thi Nhậm bút”: Thẩm Ước và Nhậm Phưởng, thời Nam triều nước Tề, Lương
10. “Sơ Đường tứ kiệt”: Vương Bột, Dương Quýnh, Lư Chiếu Lân, Lạc Tân Vương
11. “Trầm-Tống”: Trầm Toàn Kỳ và Tống Chi Vấn, thi nhân trứ danh trong cung thời Vũ hậu, Sơ  Đường
12. “Đường đại thi nhân”: thuộc “Biên tắc thi phái”(phái thơ biên giới hiểm trở) có Vương Xương Linh, Sầm Tham, Cao  Thích, Vương Chi Hoán, Lí Kỳ
13. “Vương – Mạnh”: Vương Duy, Mạnh Hạo Nhiên thi nhân thời Đường, phái “sơn thủy điền viên”
14. “Lí – Đỗ”: Lí Bạch và Đỗ Phủ, Thịnh Đường, đại biểu phái “lãng mạn chủ nghĩa” và “hiện   thực chủ nghĩa”
15. “Trương -Vương nhạc phủ”: Trương Tịch, Vương Kiến sở trường về Nhạc phủ thi.
16. “Giao hàn Đảo sấu”: Mạnh Giao chịu rét, Giả Đảo đói gầy: lời Tô Thức nói về Mạnh     Giao và Giả Đảo – hai thi nhân sở trường về miêu tả hình tượng khái quát, thời Trung Đường
17. “Nguyên – Bạch”: Nguyên Chẩn và Bạch Cư Dị, thời Trung Đường
18. “Cổ văn vận động”: Hàn Dũ và Liễu Tông Nguyên phát động phong trào phục hưng Nho giáo
19. “Tiểu Lí – Đỗ”: chỉ Lí Thương Ẩn và Đỗ Mục, hai thi nhân trứ danh thời Vãn Đường
20. “Nam Đường nhị chủ”: thời Ngũ đại Nam Đường có hai vua cũng là hai thi nhân:  trung chủ Lí  Cảnh và hậu chủ Lí Dục
21. “Tam Tô”: ba cha con Tô Thức, Tô Tuân, Tô Triệt.           
22. “Đường Tống bát đại gia”: Hàn Dũ, Liễu Tông Nguyên, Âu Dương Tu, Vương An Thạch, Tăng Củng, Tô Thức, Tô Tuân, Tô Triệt
23. “Tống đại từ nhân”: Tô Thức, Tân Khí Tật  viết “Từ” trong “phái hào phóng”
24. “Tống đại từ nhân”: Lưu Vĩnh và nữ sĩ Lí Thanh Chiếu viết Từ trong phái “uyển ước” (đẹp đẽ chừng mực)
25. “Nguyên khúc tứ đại gia”: Quan Hán Khanh, Trịnh Quang Tổ, Bạch Phác, Mã Trí Viễn.  
26. “Minh đại hậu thất tử”:  Tông Thần, Lí Phàn Long, Vương Thế Trinh, Tạ  Trăn, Lương Hữu Dự, Đồ Trung Hành, Ngô Quốc Luân (7 cây bút sau thời Minh)           
27. “
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)