Văn học: STGT Giáo án ngữ văn lớp 10- THPT
Chia sẻ bởi Trần Việt Thao |
Ngày 11/05/2019 |
87
Chia sẻ tài liệu: Văn học: STGT Giáo án ngữ văn lớp 10- THPT thuộc Giáo dục đặc biệt
Nội dung tài liệu:
Tiết 1, 2 : Đọc văn
TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM
A MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS
Nắm được một cách đại cương hai bộ phận lớn của văn hoc Việt Nam: văn học dân gian và văn học viết.
Nắm được một cách khái quát quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam.
Hiểu được những nội dung thể hiện con người việt nam trong văn học.
B TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1 Ổn định lớp.
2 Bài mới : Giáo viên dẫn vào bài mới.
I CÁC BỘ PHẬN HỢP THÀNH CỦA VĂN HỌC VIỆT NAM
VHVN có mấy bộ phận cấu thành?
1 Văn học dân gian:
− Ai là tác giả? Nó được lưu truyền bằng hình thức chủ yếu nào? Có khi nào người trí thức tham gia sáng tác văn học dân gian không?
→ Học sinh trả lời dựa trên mục I SGK /5
→ Giáo viên nhận xét, chốt ý.
− Thể loại đặc trưng của văn học dân gian?
2 Văn học viết:
− Tác giả của VHV thuộc tầng lớp nào trong xã hội? Khác gì với tác giả VHDG?
− VHV Việt Nam được viết bằng thứ chữ nào? Ví dụ.
− Hệ thống những thể loại của VHVN mà em đã học?
II QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA VHVN
Quá trình phát triển của VHVN có đặc điểm gì? Chia ra những thời kỳ nào?
1 Văn học trung đại
( X → XIX) Hán, Nôm.
Yêu cầu học sinh đọc và trình bày những nét chính của VH trung đại ( Các bộ phận, đặc điểm của các bộ phận)
− Chữ Hán du nhập vào Việt Nam vào những khoảng thời gian nào? Tại sao đến TK XIX VHV mới thực sự hình thành? Vai trò của chữ Hán đối với VHVN trung đại? Kể tên một vài tác giả, tác phẩm lớn?
− Chữ Nôm ra đời từ TK nào?Trong VB nào? Đạt đến đỉnh cao vào thế kỷ nào? Với những tác giả, tác phẩm nào? Việc tạo ra chữ Nôm và dùng chữ Nôm sáng tác văn học chứng tỏ điều gì?
2 Văn học hiện đại:
Những nét chính của VH hiện đại?
Nêu những nét khác biệt giữa VH hiện đại và VH trung đại?
VH hiện đại chia ra các giai đoạn như thế nào?
Nêu những nét chính của 3 xu hướng văn học này.
III CON NGƯỜI VIỆT NAM QUA VĂN HỌC:
GV chia 4 nhóm tìm hiểu 4 mục, yêu cầu các nhóm khi trình bày phải có dẫn chứng minh hoạ.
Nhóm 1: Con người trong quan hệ với thế giới tự nhiên
Nhóm 2: Con người trong quan hệ với quốc gia, dân tộc.
Nhóm 4: Con người Việt Nam và ý thức về bản thân.
Sơ đồ hệ thống hoá văn học Việt Nam:
IV TỔNG KẾT:
Giáo viên vẽ sơ đồ hệ thống hoá.
I CÁC BỘ PHẬN HỢP THÀNH CỦA VĂN HỌC VIỆT NAM
VHVN bao gồm các sáng tác ngôn từ với hai bộ phận lớn có quan hệ mật thiết : VHDG và VHV
1 Văn học dân gian:
a. Khái niệm: Là những sáng tác tập thể và truyền miệng của nhân dân lao động.
b. Các thể loại: Thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đố, ca dao, vè, truyện thơ, chèo. VD : SGK.
Truyện cổ dân gian
Thơ ca dân gian
Sân khấu dân gian
c. Đặc trưng:Thể loại:
Tính truyền thống
Tính tập thể
Tính thực hành ( Sự gắn bó các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.)
2 Văn học viết:
a. Khái niệm: Là sáng tác cá nhân người trí thức, được ghi lại bằng chữ viết, mang dấu ấn tác giả.
b. Chữ viết của VHV: Chữ Hán, Nôm, Quốc ngữ, 1 bộ phận viết bằng tiếng Pháp.
c. Hệ thống thể loại: Phát triển theo từng thời kỳ văn học (SFK/6)
◊ Từ thế kỷ X TK → XIX : Văn xuôi, thơ, văn biền ngẫu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: |
Lượt tài: 5
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)