Văn học: STGT Cao Bá quát

Chia sẻ bởi Trần Việt Thao | Ngày 11/05/2019 | 88

Chia sẻ tài liệu: Văn học: STGT Cao Bá quát thuộc Giáo dục đặc biệt

Nội dung tài liệu:

GT về Cao Bá Quát:
Cao Bá Quát Hiệu là Chu Thần là một nhà thơ lỗi lạc ở đầu thế kỷ 19, có phong cách phóng nhiệm hơn đời... Người làng Phú Thị, Huyện Gia Lâm, Xứ Kinh Bắc (nay thuộc Tỉnh Bắc Ninh, Bắc phần). Vốn dòng khoa bảng. Theo học với cha là Cao Hữu Chiến (tục gọi là ông Đồ Cao). Gặp kỳ khảo hạch ở tỉnh nhà, ông đỗ Đầu Xứ. Năm 1831 (Minh Mạng thứ 12), ông đỗ Á nguyên trường thi Hà Nội. Vào Kinh Thi hội hai phen, vì không chịu theo khuôn phép, nên bị đánh hỏng. Từ đó, ông thường ngao du đó đây, lấy văn chương trêu cợt người đời. Năm 1841 (Thiệu Trị nguyên niên), theo lời đề cử của quan đầu Tỉnh Bắc Ninh, ông được triệu vào Kinh sung chức hành tẩu bộ lệ. Được cử chấm thi trường Hương Thừa Thiên, vì muốn cứu vớt cho một ít bài văn thi mà Phạm húy, chẳng may việc bại lộ, ông bị cắt chức và phát phối vào Đà NaÜng. Sau đó, ông được tha và được cử theo sứ bộ Đầu Tri Phú sang Tân Gia Ba. Về nước ông được phục chức cũ rồi thăng Chủ sự. Chẳng được bao lâu, vì cá tính khí ngông nghêng. Không chịu khuất phục của ông, vào năm 1854 (Tự Đức thứ 7), ông phải đổi tên Sơn Tây giữ chức Giáo thọ Quốc Oai. Từ đó, ông sinh chán nản thất vọng và phẫn uất, rồi bỏ quan theo làm quân sư cho Lê Duy Cự để chống lại triều đình. Việc thất bại Cao Bá Quát bị bắt và bị chém; tộc thuộc ông cũng bị ghép vào tội tử hình. Người anh sanh đôi là Cao Bá Đạt đương làm tri Huyện Nông Cống (Thanh Hóa), bị bắt giải về kinh giữa đường thì tự vận. Con Cao Bá Đạt là Cao Bá Nhạ cải dạng đổi tên lên trốn ở Mỹ Đức (Hà Đông), sau cũng bị bắt làm tội. Cao Bá Quát còn để lại một tập thơ nhan đề là "Chu thần thi tập" gồm những bài thơ văn vừa chữ Hán vừa chữ Nôm. Thơ của Cao Bá Quát nổi tiếng là hay, người đương thời phải chịu là "Thánh Quát" và ngay cả vua Tự Đức cũng phải khen: "Văn như Siêu, Quát vô Tiền Hán..." Đặc điểm của thơ ông là ở cái dồi dào mới lạ về phần lý tưởng, cái tế nhị về tình cảm, ở lối đặt câu giản dị tự nhiên, ở cách dùng chữ đôi khi rất táo bạo, kỳ thú, diễn tả đúng cái nhân sinh quan của một tâm hồn luôn luôn muốn tìm hướng đi lên cho mình và cả cho những kẻ xung quanh.

Đế Gia



 Song mấn tiêu tiêu bất tự tri, Hương thôn chỉ định điểm thị qui kì. Mộc Miên điếm lý sương thu tảo, Thiên mã hồ biên nhật thướng trì. Lân hữu hốt phùng kinh sác vấn, Mẫu thân sạ kiến hỷ giao bi. Bình sinh đa nạn kim trường hối, Úy hướng gia nhân ngữ biệt li. Dịch Thơ:
Về Đến Nhà
Mái tóc bơ phờ sự chẳng dè, Trở về nay lại thấy làng quê. Điếm Cây Gạo đó sương vừa ngớt, Hồ Ngựa trời đây nắng chửa hoe. Hàng cóm xôn xao dồn chuyện hỏi. Mẹ già mừng tuổi thấy con về. Đời gian nan mãi từ nay hối. Bàn chuyện xa nhà dạ những e. Nguyễn Văn Tú Dịch


Sơ Đầu



 Nhất sinh cô phụ ngũ xa thư, Duyệt tận phong ai phát dũ sơ! Tâm phát cự tranh trường đoản sự, Đáo phân như xứ tổng phân như! Dịch Thơ:
Chải Đầu
Đời năm xe sách cũng thừa, Xông pha gió bụi bơ phờ tóc mai. So chi lòng, tóc vắn dài? Khi rối bời cũng rối bời như nhau! Xuân Trang Dịch






Tức Sự



 Nhãn khan cao điểu độc phàn lung, Tự ỷ thằng sàng bất ngữ trung. Ngũ dạ tâm tình đăng đối ảnh, Nhất thu cảnh vật vũ giao phong. Mộng hồi thành khuyết hồn nghi khách, Lệ sái hành dương huyết bính không. Cách xá hà nhân giải ngâm tụng, Lũ tương văn tự vấn cơ ông. Dịch Thơ:
Tức Sự
Nhìn chim bay giỏi nhốt chơ vơ, Trên võng kề lưng, chẳng nói thưa. Tâm sự canh chầy đèn với bóng. Cảnh tình thu trọn gió cùng mưa. Mộng về thành khuyết hồn đâu tá? Lệ rỏ gông cùm máu uổng chưa? Ai đó cách nhà ngâm vịnh được, Kẻ tù, thường đến hỏi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)