Văn học: ST Sựu ra đời và phát triển của văn học so sánh.

Chia sẻ bởi Trần Việt Thao | Ngày 11/05/2019 | 72

Chia sẻ tài liệu: Văn học: ST Sựu ra đời và phát triển của văn học so sánh. thuộc Giáo dục đặc biệt

Nội dung tài liệu:

Sự ra đời và phát triển của khoa văn học so sánh
P. Brunel, CL. Pichois, A-M. Rousseau
( Nguồn:
http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&id=2234:s-ra-i-va-phat-trin-ca-khoa-vn-hc-so-sanh&catid=64:vn-hc-nc-ngoai-va-vn-hc-so-sanh&Itemid=108 ).
 Người dịch: Nguyễn Thị Thanh Xuân
      LỊCH SỬ
     Sự vật và từ ngữ
“ Văn học so sánh” là một thuật ngữ vừa tùy tiện lại vừa tất yếu, cũng giống như các thuật ngữ “ lịch sử văn học” và “kinh tế học chính trị”. Người ta thường nghe hỏi rằng: “ Các anh so sánh những thứ văn học nào?” bởi vì, ngay từ đầu, theo logic,  thuật ngữ này tự nhiên là được hiểu ở số nhiều;  mặt khác, cách hiểu này đang được sử dụng ở một số trường đại học  Pháp. Nhưng bất chấp logic  và nguyên tắc, cách hiểu theo số ít lại phản ánh một quan điểm khác, vốn đòi hỏi nhiều cách giải thích khác nhau, và đây chính là đối tượng của cuốn sách này. Vả chăng, dù  được hiểu theo số ít hay số nhiều, “văn học so sánh” cũng đã xác định một phương diện bền vững của trí tuệ con người được áp dụng vào việc nghiên cứu văn chương, một nhu cầu tồn tại rất lâu trước khi người ta sáng tạo ra cái từ ngữ quái quỉ này.
      Đây là một thuật ngữ mang tính tùy tiện vì nó vốn mơ hồ -- nhưng  lại mang tính tất yếu, vì lẽ nó đã được sử dụng hàng trăm năm nay  -- vậy phải chăng nó có thể được thay thế bằng một từ ngữ khác ít rắc rối và ít bí hiểm hơn? Tuy nhiên, tất cả những từ được đề nghị thay thế, vì chúng quá dài hay chúng quá trừu tượng; nên đã không được chấp nhận. Và nhiều ngôn ngữ trên thế giới cũng gặp những khó khăn tương tự, vì đã mô phỏng theo tiếng Pháp: letteratura comparata (tiếng Ý), literatura comparada ( tiếng Tây Ban Nha), hikaku bungaku ( tiếng Nhật ). Trong tiếng Anh  thì viết   comparative literature (“ littérature comparative”, là cụm từ mà từ điển Littré muốn dùng); còn tiếng Đức thì lại rõ ràng hơn: vergleichende literaturwissenschaft (khoa học so sánh  về văn học). Tiếng Hà Lan vergelijkende literaturwetenschap thì dựa theo tiếng Đức… Đến đây, chúng ta không trở lại vấn đề này nữa: thuật ngữ này đã có quyền tồn tại hợp pháp của nó.
     Marc Bloch từng viết: “Dù cho sự vật và sự việc có trước, sự đăng quang của một tên gọi bao giờ cũng là một sự kiện trọng đại, vì tên gọi đánh dấu một giai đoạn của  nhận thức”. Điều này không hoàn toàn xác thực đối với văn học so sánh, vốn là ngành văn học đã tồn tại trong những trạng thái mơ hồ của những đối chiếu văn học trước khi khái niệm ra đời, và sau khi khái niệm được khai sinh, trong vài thập niên, nó đã trải qua một tuổi ấu thơ nhuốm màu tài tử và chưa thật sự tự ý thức.
     Thời  phôi thai của văn học so sánh rất dễ bị tưởng là thời kỳ ngắn ngủi: ngay từ khi những nền văn học cạnh tranh với nhau để tồn tại, người ta đã so sánh chúng với nhau để đánh giá những thành quả: văn học Hi Lạp và văn học La tinh, văn học Pháp và văn học Anh ở thế kỷ 18 và 19. Dù khẳng định hay phủ định tính ưu việt của dân tộc, văn học so sánh trong kỷ nguyên thực chứng và khoa học vẫn luôn luôn không quên những cội nguồn của chúng. Sự phục hồi chủ nghĩa dân tộc là điều đáng kết án, hơn nữa, về mặt chính trị, nó thường lại song hành với những ý đồ tự tôn dân tộc. Sự phê phán của Đức Quốc xã đối với “ nghệ thuật suy đồi “là phù hợp với sự tiêu diệt một cách hệ thống những người Do Thái ở Đức và ở Châu Au. Những người đứng lên chống lại thái độ phản nhân đạo này đã khai mở cho đồng bào của họ thấy rằng những nguồn mạch ngoại lai đã phục hưng nền văn học và phát triển  kho tàng tư tưởng của  dân tộc họ: Du Bellay nhấn mạnh đến sự mô phỏng Hi Lạp, La Mã của nước Ý thời kỳ Phục hưng; Voltaire chỉ ra rằng ở Anh, tư tưởng khoan dung đã phát triển và chính với Shakespeare, một động lực mạnh mẽ đã thúc đẩy bi kịch cổ điển vượt qua những trở ngại của lối mòn, dù với những thận trọng và đôi khi hơi tỉ mẩn; Lessing là người gán cho Shakespeare thói sùng bái Pháp nặng nề mà người Đức vào năm 1760 đã tỏ ra ưa thích. Bà De Stặl, người đã từng dâng tặng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)