Văn học: ST Sự phát triển thể tài của thơ Tố Hữu
Chia sẻ bởi Trần Việt Thao |
Ngày 11/05/2019 |
60
Chia sẻ tài liệu: Văn học: ST Sự phát triển thể tài của thơ Tố Hữu thuộc Giáo dục đặc biệt
Nội dung tài liệu:
Sự phát triển thể tài của thơ Tố Hữu
( Nguồn : http://www.dlu.edu.vn/resource.aspx?orgId=62&resTypeid=179 ).
Bài viết được đăng lúc 2:28:00 PM, 04.03.2011
Chân dung nhà thơ Tố Hữu với bài thơ “Từ ấy” - Ảnh: Nguyễn Đông - nguồn: TT
L.T.S: Bài viết của Trần Đình Sử về đóng góp của thơ Tố Hữu trong việc phát triển thể tài thơ chính trị và khuynh hướng sử thi trong biểu hiện không phải không có nhiều chỗ phải bàn cãi. Tuy nhiên tạp chí vẫn coi đây là một cách tiếp cận mới để khám phá nguồn thơ phong phú của một trong những nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại. Xin giới thiệu bài tiểu luận này để bạn đọc cùng suy nghĩ trao đổi.
Thơ Tố Hữu được nhiều nhà nghiên cứu, phê bình gọi là thơ chính trị, thơ thời cuộc, thơ thời sự, thơ cảm hứng xã hội… Theo chúng tôi gọi là thơ chính trị đúng hơn cả, vì trong mọi quan hệ đời sống, trước mọi hiện tượng hiện thực Tố Hữu quan tâm trước hết đến nội dung chính trị của chúng, chứ không phải bản thân các hiện tượng, vấn đề xã hội, hay sự kiện thời sự. Thơ Tố Hữu là thơ khám phá trực tiếp ý nghĩa chính trị của các hiện tượng cuộc đời. Vì vậy tuy thơ nào cũng có liên hệ thế này hay thế khác với chính trị, nhưng không thể đều gọi là thơ chính trị. Và đó là hiện tượng thơ nổi bật của văn học chúng ta, chứng tỏ nhiệt tình của các nghệ sĩ muốn tham gia trực tiếp vào cuộc đấu tranh chính trị bằng vũ khí nghệ thuật của mình. Nhưng sẽ sai lầm nếu cho rằng thơ trữ tình chính trị đơn điệu nghèo nàn về mặt thể loại. Chính nghiên cứu loại hình về mặt này sẽ cho ta ý niệm về giới hạn rộng rãi của loại thơ này ở đây, theo chúng tôi, lý luận của G.N.Pospelôp có ý nghĩa đáng kể. Theo Pospelôp, dựa trên kinh nghiệm văn học châu Âu, có thể nhận thấy ba tuyến nội dung thể loại chủ yếu mà chúng tôi gọi một cách qui ước là “thể tài” để phân biệt khái niệm “thể loại”, thiên về chỉ hình thức, phương thức thể hiện đời sống như tự sự, trữ tình, kịch. Thuộc vào thể tài lịch sử dân tộc là các tác phẩm tập trung miêu tả quá trình hình thành dân tộc, cuộc đấu tranh để bảo vệ và xây dựng quốc gia, các sự kiện đấu tranh giai cấp, chiến tranh, cách mạng có ảnh hưởng tới vận mệnh toàn thể nhân dân, dân tộc. Khi tình trạng quốc gia tương đối ổn định, thì vấn đề quan hệ các giai cấp, các tầng lớp người trong xã hội, quan hệ thành thị và nông thôn, trạng thái ứng xử giữa người và người, với thiện ác, các chuẩn mực quan hệ… nổi lên và trở thành nội dung của các tác phẩm thuộc thể tài đạo đức - thế sự (1)… Sự ý thức về đời sống cá nhân, quá trình hình thành của cá tính nhân cách, các xúc động riêng tư, nhất là trong tình yêu đôi lứa, lại là cơ sở của các tác phẩm thuộc thể tài đời tư (2). “Đời tư” ở đây, dĩ nhiên không phải là cái đối lập hay loại trừ “đời công”, bởi vì, thể tài, chẳng những là một loại hiện tượng đời sống được miêu tả, mà còn là một góc độ, một quan điểm “xem xét vấn đề”, “một quan điểm về thế giới đã được cố định lại” (3). Cả ba loại thể tài ấy đều được thể hiện vào các thể loại văn học khác nhau, và có căn cứ để gọi, chẳng hạn thơ trữ tình lịch sử dân tộc, thơ trữ tình thế sự, thơ trữ tình đời tư v.v… Mỗi thể tài như vậy gắn liền với một số tính cách cảm hứng và một hệ thống biện pháp nghệ thuật nhất định. Ở các tác phẩm lớn thường có sự kết hợp các thể tài thành tác phẩm nhiều bình diện. Về sự hình thành và phân hóa các dòng thể tài trong văn học ta chưa được nghiên cứu riêng. Xét riêng về thơ Tố Hữu ta có thể nhận thấy một số đường nét có tính qui luật rõ rệt. Nếu thơ ca các nhà cách mạng đầu thế kỷ và của các nhà cách mạng vô sản nghiêng về thể tài lịch sử dân tộc (thể hiện tình trạng nô lệ của dân tộc, phát hiện lại dòng giống Lạc Hồng, con Rồng cháu Tiên, các sự tích anh hùng, ý chí rửa thù nhà đền nợ nước…) thì thơ văn hợp pháp nghiêng về thể tài thế sự và đời tư. (Văn thơ lãng mạn chủ nghĩa, sáng tác hiện thực phê phán). Vì vậy sự khác biệt của
( Nguồn : http://www.dlu.edu.vn/resource.aspx?orgId=62&resTypeid=179 ).
Bài viết được đăng lúc 2:28:00 PM, 04.03.2011
Chân dung nhà thơ Tố Hữu với bài thơ “Từ ấy” - Ảnh: Nguyễn Đông - nguồn: TT
L.T.S: Bài viết của Trần Đình Sử về đóng góp của thơ Tố Hữu trong việc phát triển thể tài thơ chính trị và khuynh hướng sử thi trong biểu hiện không phải không có nhiều chỗ phải bàn cãi. Tuy nhiên tạp chí vẫn coi đây là một cách tiếp cận mới để khám phá nguồn thơ phong phú của một trong những nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại. Xin giới thiệu bài tiểu luận này để bạn đọc cùng suy nghĩ trao đổi.
Thơ Tố Hữu được nhiều nhà nghiên cứu, phê bình gọi là thơ chính trị, thơ thời cuộc, thơ thời sự, thơ cảm hứng xã hội… Theo chúng tôi gọi là thơ chính trị đúng hơn cả, vì trong mọi quan hệ đời sống, trước mọi hiện tượng hiện thực Tố Hữu quan tâm trước hết đến nội dung chính trị của chúng, chứ không phải bản thân các hiện tượng, vấn đề xã hội, hay sự kiện thời sự. Thơ Tố Hữu là thơ khám phá trực tiếp ý nghĩa chính trị của các hiện tượng cuộc đời. Vì vậy tuy thơ nào cũng có liên hệ thế này hay thế khác với chính trị, nhưng không thể đều gọi là thơ chính trị. Và đó là hiện tượng thơ nổi bật của văn học chúng ta, chứng tỏ nhiệt tình của các nghệ sĩ muốn tham gia trực tiếp vào cuộc đấu tranh chính trị bằng vũ khí nghệ thuật của mình. Nhưng sẽ sai lầm nếu cho rằng thơ trữ tình chính trị đơn điệu nghèo nàn về mặt thể loại. Chính nghiên cứu loại hình về mặt này sẽ cho ta ý niệm về giới hạn rộng rãi của loại thơ này ở đây, theo chúng tôi, lý luận của G.N.Pospelôp có ý nghĩa đáng kể. Theo Pospelôp, dựa trên kinh nghiệm văn học châu Âu, có thể nhận thấy ba tuyến nội dung thể loại chủ yếu mà chúng tôi gọi một cách qui ước là “thể tài” để phân biệt khái niệm “thể loại”, thiên về chỉ hình thức, phương thức thể hiện đời sống như tự sự, trữ tình, kịch. Thuộc vào thể tài lịch sử dân tộc là các tác phẩm tập trung miêu tả quá trình hình thành dân tộc, cuộc đấu tranh để bảo vệ và xây dựng quốc gia, các sự kiện đấu tranh giai cấp, chiến tranh, cách mạng có ảnh hưởng tới vận mệnh toàn thể nhân dân, dân tộc. Khi tình trạng quốc gia tương đối ổn định, thì vấn đề quan hệ các giai cấp, các tầng lớp người trong xã hội, quan hệ thành thị và nông thôn, trạng thái ứng xử giữa người và người, với thiện ác, các chuẩn mực quan hệ… nổi lên và trở thành nội dung của các tác phẩm thuộc thể tài đạo đức - thế sự (1)… Sự ý thức về đời sống cá nhân, quá trình hình thành của cá tính nhân cách, các xúc động riêng tư, nhất là trong tình yêu đôi lứa, lại là cơ sở của các tác phẩm thuộc thể tài đời tư (2). “Đời tư” ở đây, dĩ nhiên không phải là cái đối lập hay loại trừ “đời công”, bởi vì, thể tài, chẳng những là một loại hiện tượng đời sống được miêu tả, mà còn là một góc độ, một quan điểm “xem xét vấn đề”, “một quan điểm về thế giới đã được cố định lại” (3). Cả ba loại thể tài ấy đều được thể hiện vào các thể loại văn học khác nhau, và có căn cứ để gọi, chẳng hạn thơ trữ tình lịch sử dân tộc, thơ trữ tình thế sự, thơ trữ tình đời tư v.v… Mỗi thể tài như vậy gắn liền với một số tính cách cảm hứng và một hệ thống biện pháp nghệ thuật nhất định. Ở các tác phẩm lớn thường có sự kết hợp các thể tài thành tác phẩm nhiều bình diện. Về sự hình thành và phân hóa các dòng thể tài trong văn học ta chưa được nghiên cứu riêng. Xét riêng về thơ Tố Hữu ta có thể nhận thấy một số đường nét có tính qui luật rõ rệt. Nếu thơ ca các nhà cách mạng đầu thế kỷ và của các nhà cách mạng vô sản nghiêng về thể tài lịch sử dân tộc (thể hiện tình trạng nô lệ của dân tộc, phát hiện lại dòng giống Lạc Hồng, con Rồng cháu Tiên, các sự tích anh hùng, ý chí rửa thù nhà đền nợ nước…) thì thơ văn hợp pháp nghiêng về thể tài thế sự và đời tư. (Văn thơ lãng mạn chủ nghĩa, sáng tác hiện thực phê phán). Vì vậy sự khác biệt của
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)