Văn học: ST Phân kỳ lịch sử văn học VN

Chia sẻ bởi Trần Việt Thao | Ngày 11/05/2019 | 54

Chia sẻ tài liệu: Văn học: ST Phân kỳ lịch sử văn học VN thuộc Giáo dục đặc biệt

Nội dung tài liệu:

  PHÂN KỲ LỊCH SỬ VĂN HỌC VIỆT NAM
(Tổng kết và đề xuất)
Nguyễn Đình Chú
( Nguồn: http://viet-studies.info/NguyenDinhChu_PhanKyLichSuVanHoc.htm ).
Phân kỳ là một thao tác cơ bản của khoa văn học sử. Có khoa văn học sử là có việc phân kỳ. Kể từ ngày khoa văn học sử Việt Nam ra đời đến nay đã tồn tại nhiều cách phân kỳ nhưng yêu cầu khoa học vẫn đòi hỏi cải tiến nhằm tạo ra một cách phân kỳ mới hiện đại hơn.
I.  Những cách phân kỳ đã có
1. Phân kỳ vừa theo vương triều vừa theo thời đại: ví dụ với Dương Quảng Hàm trong Việt Nam văn học sử yếu là gồm: văn học Lý Trần(XI-XIV), văn học Lê Mạc (XV-XVI), văn học Nam Bắc phân tranh (XVII-XVIII), văn học cận kim, văn học mới. Với Nguyễn Đổng Chi trong Việt Nam cổ văn học sử là gồm: thời đại từ Sĩ Nhiếp đến Ngô Quyền, thời đại Ngô Đinh Lê, thời đại nhà Lý, thời đại nhà Trần, thời đại nhà Hồ.Với Ngô Tất Tố là gồm: văn học đời Lý, văn học đời Trần, văn học đời Lê, văn học đời Nguyễn...
2. Phân kỳ theo thời gian bằng cách dựa trên các chặng đường lịch sử,các sự kiện lịch sử quan trọng: ví dụ với Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam của nhóm Lê quí Đôn là gồm: văn học thế kỷ XIII-XV, văn học thế kỷ XVI-XII, văn học thế kỷ XVIII-đến đầu XIX, văn học đầu XIX đến giữa XIX, văn học từ 1858 đến 1930,văn học 1930-1945 ...Với Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam của Ban Văn Sử Địa là gồm: văn học từ đầu đến thế kỷ XV,văn học thế kỷ XV-XVIII, văn học thế kỷ XVIII,văn học nửa cuối thế kỷ XIX,... văn học 1930-1945. Với Lịch sử văn học Việt Nam của Văn Tân và Nguyễn Hồng Phong là gồm: văn học thế kỷ XI- XIV, văn học thế kỷ XV-XVII, văn học thế kỷ XVIII, văn học đầu thế kỷ XIX, văn học nửa sau thế kỷ XIX.Với giáo trình Lịch sử văn học Việt Nam của Đại học sư phạm Hà Nội là gồm: văn học giai đoạn XI-XIV, văn học giai đoạn XV- giữa XVIII, văn học giai đoạn giữ XVIII đến đầu XIX, văn học giai đoạn 1858 đến đầu XX, văn học đầu XX đến 1930, văn học giai đoạn 1930-1945, văn học giai đoạn 1945-1960 (sau này kéo đến 1975). Các mốc: 1858, 1930.. .đều là mốc lịch sử chứ không phải là mốc văn học.
3. Phân kỳ theo các chặng đường phát triển của chính văn hoc: Ví dụ với Phạm văn Diêu trong Văn học Việt Nam là gồm: thời phôi thai (từ thế kỷ XIII đến đầu XV), thời xây dựng (thế kỷ XV-XVI), thời toàn thịnh (thế kỷ XVII-XVIII đầu XIX). Với Phạm Thế Ngũ trong Việt Nam văn học sử giản ước tân biên là gồm: thời kỳ sơ khởi (Trần Lê), thời kỳ phát triển (Mạc đến hết Tây sơn), thời kỳ thịnh đạt (triều Nguyễn), văn học hiện đại (1962-1945 gồm: giai đoạn 1862-1907, giai đoạn 1907-1932, giai đoạn 1932-1945).
4. Phân kỳ theo các thời kỳ lớn gắn với các hình thái xã hội trong lịch sử dân tộc: đây là cách phân kỳ riêng của bộ Lịch sử văn học Việt Nam thuộc công trình quốc gia do Uỷ ban khoa học xã hội Việt Nam tổ chức biên soạn trong thời kỳ chống Mỹ với ý tưởng muốn chứng minh rằng: Việt Nam có 4000 năm lịch sử thì cũng có 4000 năm văn học do đó đã gộp hai khối văn học dân gian với văn học viết thành một và phân làm 4 thời kỳ lớn như sau:
Văn học Việt Nam trong buổi đầu mở nước (từ thế kỷ X về trước).
Văn học Việt Nam trong thòi kỳ xây dựng quốc gia Đại Việt.
Văn học Việt Nam trong thời kỳ chống ách thống trị của thực dân Pháp.
Văn học Việt Nam từ khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đến nay.
(bộ sách này đã có đủ bản thảo nhưng cho đến nay chỉ mới ra mắt bạn đọc tập I gồm hai thời kỳ đầu).
5. Cách phân kỳ trong sách giáo khoa VĂN phổ thông trung học và phổ thông cơ sở hiện tại: các cách phân kỳ trên , cách nào cũng có căn cứ của nó.Nhưng nhìn chung, đều phân kỳ trên những bình diện liên quan tới văn học mà chưa trực tiếp là văn học. Về mặt khoa học , ở đây có hai phương diện liên quan đến việc phân kỳ:
a) Sự chi phối của xã hội, của lịch sử đối với sự tồn tại phát
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)