Văn học: ST Ngữ pháp và ngữ pháp học

Chia sẻ bởi Trần Việt Thao | Ngày 11/05/2019 | 70

Chia sẻ tài liệu: Văn học: ST Ngữ pháp và ngữ pháp học thuộc Giáo dục đặc biệt

Nội dung tài liệu:

Ngữ pháp và ngữ pháp học *
( Nguồn: http://ngonngu.net/index.php?p=160 ).
1. Ngữ pháp là thuật ngữ dịch từ "grammaire" (tiếng Pháp), "grammar" (tiếng Anh) mà gốc là grammatikè technè ("nghệ thuật viết") của tiếng Hi Lạp. Thuật ngữ này có hai nghĩa: (1) là một bộ phận của cấu trúc ngôn ngữ, nó có đơn vị khác với đơn vị của từ vựng và ngữ âm; (2) là một ngành của ngôn ngữ học nghiên cứu sự hoạt động, hành chức theo những quy tắc nhất định để biến các đơn vị ngôn ngữ thành các đơn vị giao tiếp. Để phân biệt rạch ròi hai nghĩa trên có thể dùng thuật ngữ "ngữ pháp" cho nghĩa (1) và "ngữ pháp học" cho nghĩa (2). Với ý nghĩa đó mà nói thì ngữ pháp học là khoa học nghiên cứu về ngữ pháp.
2. Ngữ pháp học gồm hai bộ phận: từ pháp học và cú pháp học (theo cách phân chia truyền thống).
a- Từ pháp học chuyên nghiên cứu về các quy tắc biến hình của từ, các phương thức cấu tạo từ và các đặc tính ngữ pháp của từ loại. b- Cú pháp học nghiên cứu những quy tắc kết hợp từ, nhóm từ thành các kết cấu cú pháp để ngôn ngữ trở thành "phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của loài người".
Hai bộ phận trên đây có mối quan hệ khăng khít với nhau: nếu biết cách đặt câu nhưng khong nắm vững quy tắc biến hình và các đặc điểm ngữ pháp của từ thì đặt câu sữ không không đúng, trái lại, nếu chỉ biết các quy tắc biến hình từ mà không biết cách kết hợp từ thành câu, thành phát ngôn thì vẫn không giao tiếp được. Chỉ có trong cú pháp học, các nhân tố thông báo mới trở thành hiện thực, hành vi ngôn ngữ mới có ý nghĩa. Và cũng chính ở địa hạt này, các đơn vị bậc thấp hành chức và thể hiện nét khu biệt của mình trong hệ thống các đơn vị ngôn ngữ. Nói một cách nôm na, cú pháp học là việc tổ chức câu nói thành các phát ngôn, thành văn bản. Và văn bản là sản phẩm cuối cùng của hoạt động ngôn ngữ.
Ngữ pháp học lại có thể chia thành ngữ pháp học đại cương và ngữ pháp học cụ thể.
Ngữ pháp học đại cương nghiên cứu những quy luật chung của hoạt động ngữ pháp trong tất cả các ngôn ngữ. Ngữ pháp học cụ thể nghiên cứu đặc trưng ngữ pháp của từng ngôn ngữ. Trong ngữ pháp học cụ thể có thể chia ra ngữ pháp lí luận và ngữ pháp thực hành. Song dù ở góc độ nào, nhà ngữ pháp học cũng phải đề cập đến những vấn đề cơ bản dưới đây:
- Đặc trưng trừ tượng ngữ pháp khác với trừu tượng từ vựng và trừu tượng ngữ âm ở chỗ nào? - Đơn vị của ngữ pháp là gì? - Những quy tắc nào làm thành cơ chế của ngữ pháp mà nhờ đó ngôn ngữ trở thành phương tiện tàng trữ và truyền đạt thông tin tuyệt vời của xã hội?

* Mai Ngọc Chừ - Vũ Đức Nghiệu - Hoàng Trọng Phiến. Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt. Nxb Giáo dục, H., 1997, trang 242–243.
See also: Grammar, by Sandy Chung and Geoff Pullum of the University of California, Santa Cruz.
URL: http://ngonngu.net?p=160

Ý nghĩa ngữ pháp
1. Theo Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt (Phần Trừu tượng ngữ pháp, ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp [1])
Các đơn vị ngôn ngữ là kết quả của quá trình trừu tượng hoá khác nhau về chất.
Trong từ vựng, từ là cái đại diện cho hàng loạt sự vật đã được khái quát hoá thành tên gọi. Tên gọi của sự vật không tương ứng với từng sự vật riêng lẻ mà với cả lớp sự vật có cùng bản chất. Từ "cây" chẳng hạn không biểu hiện một cây cụ thể nào mà là khái niệm cây. Đó là tên gọi cho hàng loạt: cây mít, cây ổi; cây cao, cây thấp; cây già, cây non; cây to, cây nhỏ v.v...
Trong ngữ âm, âm vị cũng là một đơn vị trừu tượng, khái quát. Âm vị trừu tượng mang trong nó những đặc trưng khu biệt được khái quát hoá từ hàng loạt âm tố cụ thể. Âm vị /n/ chẳng hạn, là sự khái quát hoá các nét khu biệt từ các âm tố [n1], [n1], [n3]... Đúng như V.I. Lenin đã nhận xét: "Trong ngôn ngữ chỉ có cái khái quát mà thôi".
Trừu tượng trong ngữ pháp có phần khác với trừu tượng trong từ vựng và trong ngữ âm. Trừu tượng ngữ pháp là trừu tượng mang ý nghĩa phạm trù. Phạm trù số trong tiếng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)