Văn học: ST Ngôn ngữ học

Chia sẻ bởi Trần Việt Thao | Ngày 11/05/2019 | 56

Chia sẻ tài liệu: Văn học: ST Ngôn ngữ học thuộc Giáo dục đặc biệt

Nội dung tài liệu:

Nguồn gốc và diễn tiến của ngôn ngữ
( Nguồn: http://ngonngu.net/index.php?p=245 ).
1. Nguồn gốc của ngôn ngữ
Các dạng ngôn ngữ đã và đang hiện diện trên hành tinh của chúng ta, hết sức đa dạng và sinh động. Mỗi ngôn ngữ cụ thể như thế lại có một nguồn gốc trực tiếp hoặc gián tiếp của nó, với những chiều hướng biến động, phát triển không phải bao giờ cũng hoàn toàn như nhau. Tuy nhiên, đó là những vấn đề được nghiên cứu riêng cho từng ngôn ngữ một. Ở đây, chúng ta sẽ chỉ nói đến những “chuyện chung” của ngôn ngữ trong xã hội loài người nói chung.
1.1. Không phải chỉ có chúng ta hôm nay mới tự hỏi: ngôn ngữ của con người ra đời từ đâu? nhờ ai? nhờ cái gì?... Việc đặt những vấn đề đại loại như thế và lời giải đáp cho chúng, thực ra đã có không ít và có từ lâu, thậm chí từ xa xưa.
Khi đức tin vào sức mạnh sáng tạo vạn năng nơi Thượng Đế bị đổ vỡ (vì chẳng bao giờ có Thượng Đế cả) thì không ai còn nghĩ rằng Thượng Đế đã tạo ra loài người chúng ta và cho ta ngôn ngữ để ta biết nói như biết thở vậy.
Người ta cũng đã cố gắng đi tìm nguồn gốc ngôn ngữ ở trần gian, nơi ngôn ngữ đang tồn tại và hoạt động. Thế là các giải thuyết như: thuyết tượng thanh, thuyết về tiếng kêu động vật, thuyết về tiếng kêu trong phối hợp lao động, thuyết cảm thán bộc lộ tâm lí tình cảm, thuyết quy ước xã hội… lần lượt xuất hiện. Ngày nay, bình tĩnh mà xét, các giả thuyết đó đều có phần đúng của nó, nhưng tiếc thay, chỉ đúng được với một vài sự kiện hoặc hiện tượng ngôn ngữ mà thôi. Nhìn nhận như thế về nguồn gốc ngôn ngữ, thật chẳng khác nào lấy một vài cây đã vội kết luận cho rừng bởi vì “thấy cây mà chẳng thấy rừng”.
1.2. Với sự ra đời của triết học biện chứng, vấn đề nguồn gốc ngôn ngữ được xem xét và phân tích một cách toàn diện hơn, khoa học và hợp lí hơn: con người là chủ thể sáng tạo và sử dụng ngôn ngữ; vậy phải tìm hiểu sự ra đời của ngôn ngữ gắn liền với nghiên cứu nguồn gốc con người cả trong quá trình phát sinh giống nòi lẫn quá trình phát sinh và phát triển của mỗi cá thể.
Các kết quả nghiên cứu về triết học, sinh vật học, khảo cổ học, sinh lí học thần kinh và ngôn ngữ học… kết luận rằng lao động đã làm phát sinh, phát triển loài người và làm phát sinh ngôn ngữ trong quá trình đó.
1.2.a. Hàng triệu năm trước đây, tổ tiên của chúng vốn là một loài vượn người sống trên cây trong những cánh rừng tiền sử. Do nhiều biến động của tự nhiên, những cánh rừng ấy bị tiêu diệt. Thức ăn trên tầng cây cao ngày càng trở nên khó kiếm. Loài vượn người ấy buộc phải rời khỏi ngọn cây cao (vốn là nơi trú ẩn, sinh sống từ lâu đời) xuống đất đi lang thang kiếm ăn.
Trên mặt đất, sự di động chủ yếu không còn là leo trèo như trên cây nữa; đã thế kẻ thù lại nhiều hơn… Việc tìm kiến thức ăn và tự vệ để sinh tồn… đã buộc loài vượn này tập dần được cách đi bằng hai chi sau và đứng thẳng mình lên. Cái bản lề trong quá trình chuyển biến từ vượn thành người chính là việc đứng thẳng mình lên và đi bắng hai chân đó. Để có được dáng đứng thẳng lên, loài vượn người xưa kia đã phải “tập đi” hàng nghìn năm chứ không phải như một em bé tập đi bây giờ, chỉ độ một tháng là xong.
Thế là hai tay con vượn người đựơc giải phóng. Đôi chân bây giờ hoàn toàn đảm đương việc đi lại. Đôi tay ngày càng trở nên khéo léo hơn, biết sử dụng các vật sẵn có làm công cụ tự vệ, kiếm ăn; và quan trọng hơn: nó biết chế tạo ra công cụ lao động. Con vượn người đã chuyển dần thành con người vượn rồi thành người (người nguyên thuỷ).
Dáng đứng thẳng cũng làm cho tầm mắt của tổ tiên chúng ta được rộng và xa hơn; đồng thời bộ ngực nở hơn đồng thời các cơ quan của bộ máy phát âm có điều kiện phát triển hơn.
Mặt khác, có công cụ trong tay, những người tiền sử đó kiếm được nhiều thức ăn hơn và chuyển dần từ đời sống ăn thực vật (cây, quả, củ, rễ…) sang đời sống ăn thịt. Thêm vào đó, việc tìm ra và sử dụng được lửa cũng khiến họ chuyển từ ăn sống sang ăn chín. Một hệ quả quan trọng đã diễn ra, thức ăn chín, mềm khiếm xương hàm người ta không cần phải to như trước
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)