Văn học: ST Lý luận văn học- tập 3

Chia sẻ bởi Trần Việt Thao | Ngày 11/05/2019 | 57

Chia sẻ tài liệu: Văn học: ST Lý luận văn học- tập 3 thuộc Giáo dục đặc biệt

Nội dung tài liệu:

NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA
LÍ LUẬN PHÊ BÌNH VĂN HỌC PHƯƠNG TÂY THẾ KỶ XX
( Nguồn: http://vn.360plus.yahoo.com/viethoan_nguvandhv/article?mid=1035&fid=-1 ).
 
Ngô Viết Hoàn
CH20 – VH nước ngoài
Trường ĐHSP Hà Nội
 Lời người viết: Bài viết này là sự tổng hợp một số đặc điểm cơ bản của Lí luận phê bình Văn học phương Tây thế kỷ XX, chủ yếu được tham khảo từ cuốn Lý luận phê bình văn học phương Tây thế kỷ XX của GS. TSKH Phương Lựu.
Thế kỷ XX là một thời đại “bùng nổ tri thức”, các ngành khoa học đều phát triển siêu tốc, sức sản xuất cao hơn cả mười chín thế kỷ trước cộng lại,…Đồng thời cũng có những biến động xã hội lớn lao. Từ đó những quan niệm về vũ trụ và nhân sinh đến phương thức sống của con người, nhất là ở ohwowng Tây đều thay đổi saai sắc. Ra đời trong bối cảnh như vậy, không cần phải nói, vì như đã thấy, lí luận phê bình văn học phương Tây vốn đã có một truyền thống phong phú, đến thế kỷ này không thể không diễn biến hết sức phức tạp. Tuy nhiên, theo GS Phương Lựu, có thể khái quát những đặc điểm cơ bản của Lí luận phê bình văn học phương Tây (Thế kỷ XX) trên ba phương diện cơ bản sau đây:
1. Một nền lí luận phê bình đổi mới triệt để
Có thể nói với hệ thống đồ sộ của mình, mỹ học Hegel tập trung nhiều nhất (chứ không phải duy nhất) những thành tựu và truyền thống của mỹ học phương Tây từ Platon, Aistote trở đi. Nó tràn đầy tính chất phi lý tính, thể hiện ngay trong định nghĩa nền tàng “Cái đẹp là hiện thân cảm tính của ý niệm”. Có thể thấy ở  đây một sự suy luận tư biện hoàn toàn thoát ly thực tiễn nghệ thuật của nhân loại, bởi vì các loại hình nghệ thuật nói trên thực ra đều có quan hệ đồng đại, chứ không phải ra đời nối tiếp nhau theo quan hệ lịch đại. Như thế có thể thấy tính chất lý tính, cực đoan trong mỹ học và lý luận nghệ thuật của Hegel tập trung ở hai mặt phi nhân bản và phi thực chứng khoa học. Các trường phái lí luận phê bình văn học lớn trong thế kỷ XX đều chống lại tính chất lý tính phi nhân bản, phi thực chứng trong mỹ học Hegel. Nhưng tùy theo trọng điểm phê phán, mà có thể phân loại tổng quát nền lí luận phê bình thành hai khuynh hướng chủ đạo là “thiên nhân bản” và “thiên khoa học”, mặc dù cũng có cách phân loại theo tiêu chí khác thành “trọng hình thức” và “trọng nội dung”.
A.Schopenhauer cho rằng cái hệ thống dựa trên “ý niệm tuyệt đối” của Hegel là “những thứ giả trá, hung ác, hoang đường, vô nghĩa lý, mà lại được tán thưởng và sùng bái một cách phổ biến”. Ông cho rằng bản chất và nguyên động lực của thế giới không phải là “ý niệm tuyệt đối” nào cả, mà là “ý chí của sinh mệnh”. Còn nhận thức và lý tính chẳng qua chỉ là những công cụ phát sinh khi nào cần đến. A.Schopenhauer và F.W.Nietzsche từ đó đã xây dựng hệ thống triết học và mỹ học duy ý chí. Họ đã mở đầu cho khuynh hướng xuất phát từ con người sinh tồn thực tế với những trạng thái hoặc yếu tố tâm lí của nó để xây dựng những khái niệm hạt nhân của hệ thống triết học và mỹ học phi lý tính chống lại Hegel. Đây cũng chính là nguồn gốc sâu xa của các trào lưu lý luận phê bình “thiên nhân bản” dồn dập, nhất là trong nửa đầu thế kỷ XX: chủ nghĩa trực giác của Henri Bergson với khái niệm hạt nhân “trực giác”, Phân tâm học của Freud với khái niệm hạt nhân là “vô thức bản năng”, hiện tượng luận với khái niệm hạt nhân là “ý hướng”, chủ nghĩa hiện sinh với khái niệm hạt nhân là “hiện sinh”,…
Mặt khác, cũng ngay giữa thế kỷ XIX, chủ nghĩa thực chứng của A. Comte lại phê phán khía cạnh tư biện siêu hình của Hegel, cho rằng: “Dò tìm những cái gọi là nguyên nhân khởi đầu và mục đích cuối cùng, đối với chúng ta, là tuyệt đối không thể nào làm được và cũng hoàn toàn vô nghĩa”. Ông chủ trương xây dựng loại triết học dựa trên sự khảo sát thực chứng, một thứ triết học mang tính chất khoa học chủ nghĩa. Trường phái văn hóa - lịch sử của H. Taine là dựa trên cơ sở triết học này. Tư tưởng thực chứng này đã diễn biến thành hai dạng. Dạng thứ nhất là thực chứng từ kinh nghiệm tự nhiên của J. Dewey, cơ sở triết học của trường phái lý luận phê bình thực dụng chủ nghĩa,…Dạng thứ hai là
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)