Văn học: ST Luận ngữ- Khổng Tử

Chia sẻ bởi Trần Việt Thao | Ngày 11/05/2019 | 69

Chia sẻ tài liệu: Văn học: ST Luận ngữ- Khổng Tử thuộc Giáo dục đặc biệt

Nội dung tài liệu:

LUẬN NGỮ
“ Luận ngữ là sự tóm lược những bài giảng, các buổi học và thuật lại nhiều sự việc, nét sinh hoạt của thầy trò Khổng Tử”. Phùng Hoài Ngọc
biên dịch – chủ giải- bàn luận
( Nguồn: http://giangnamlangtu.wordpress.com/2011/07/09/lu%e1%ba%adn-ng%e1%bb%af-kh%e1%bb%95ng-t%e1%bb%ad/ ).
  ( ( (Khổng tử dạy học ).
“ Luận ngữ là một trong những giá trị quí báu độc đáo, tài sản chung của các nền văn hóa khu vực đồng văn (Trung Quốc, Đài Loan, Triều Tiên, Hàn quốc, Nhật Bản và Việt Nam).
Luận ngữ ([1]) là sách do học trò và hậu thế ghi chép lại những lời nói, hành vi của Khổng tử, học trò ông và người đương thời.
Luận ngữ là sự tóm lược những bài giảng, các buổi học và thuật lại nhiều sự việc, nét sinh hoạt của thầy trò Khổng tử.
Sách gồm 20 thiên (tương đương với 20 chương), mỗi thiên gồm nhiều bài. Cách đặt tên thiên: lấy hai chữ xuất hiện đầu thiên làm tựa đề. Có lẽ thật khó đặt một cái tên bao quát nội dung phong phú của thiên. Mỗi thiên có nhiều bài (mỗi bài chỉ là một câu nói, một đối thoại hoặc một câu chuyện rất ngắn).
Toàn bộ Luận ngữ có 511 bài, chỉ là 511 câu nói, đối thoại, mẩu chuyện cực ngắn. Nội dung bao trùm hầu hết những quan niệm về lễ, nhân, đức, trung, nghĩa, trí, tín, dũng, liêm, âm nhạc, văn chương. hội họa, những tình huống đối nhân xử thế đa dạng trong cuộc sống cho đến việc giải trí, nghỉ ngơi, ăn uống. Qua những bài học ngắn gọn, hình ảnh người quân tử và tiểu nhân hiện lên tương phản rõ nét, trong đó tấm gương vua hiền, quan chức mẫu mực và kẻ sĩ chân chính nổi bật ở vị trí trung tâm của cuốn sách”.
Đại học An Giang, 2011 MỤC LỤC
 Lời nói đầu. 2
1.     学而 Học nhi 8
2.     为政Vi chính. 13
3.     八佾 Bát dật 20
4.     里仁 Lý nhân. 29
5.     公冶长Công Dã Tràng. 35
6.     雍也Ung dã. 44
7.     述而 Thuật nhi 53
8.     泰伯 Thái Bá. 63
9.     子罕Tử hãn. 69
10.       言乡党Hương đảng. 78
11.       先进Tiên tiến. 85
12.       颜渊 Nhan Uyên. 95
13.       子路Tử Lộ. 103
14.       宪问Hiến vấn. 113
15.       卫灵公Vệ Linh công. 126
16.       季氏 Quí thị 137
17.       阳货  Dương Hóa. 143
18.       微子 Vi Tử.. 152
19.       子张 Tử Trương. 157
20.       尧曰 Nghiêu viết 165
BÀI TẬP NGHIÊN CỨU LUẬN NGỮ.. 167
PHỤ LỤC- SƠ LƯỢC LỊCH SỬ TRUNG QUỐC………………………..…………..168
TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………………………..169  
LỜI NÓI ĐẦU
Văn học Trung Quốc thời cổ đại còn gọi Văn học tiên Tần, có 4 thành tựu chính:
1/Thần thoại,
2/ Ca dao dân ca (Kinh Thi)
3/ Khuất Nguyên và Ly Tao,
4/ Bách gia chư tử.
Trong Bách gia chư tử, quan trọng nhất là Khổng tử và Nho học.
Trong Nho học, Luận ngữ mang tính tiêu biểu, được coi là tập đại thành của Nho học.
Luận ngữ cũng là tác phẩm đầu tiên của thể loại tản văn cổ đại.
Khổng tử – Nho học
Khổng tử tên là Khâu, tự là Trọng Ni, sinh ngày 27 tháng 8 năm 551 trước CN, mất tháng 4 năm 479 tr.CN, thọ 73 tuổi.
Nho học là khoa học giáo dục do Khổng tử sáng lập, Mạnh tử đời sau nối tiếp và hoàn chỉnh về cơ bản.
Giải thích nội dung chữ “Nho”: 儒.
Thời Tây Chu, một chức quan coi việc lễ-nhạc gọi là Nho quan (儒官). Đời Đông Chu, học thuyết Khổng tử ra đời rất coi trọng lễ- nhạc nên đời sau gọi tên là Nho học (Xem bài 1 thiên Tiên tiến trang 76).
Hơn hai thế kỷ sau khi Khổng tử qua đời, Nho học mới được chính thức phổ biến, áp dụng rộng rãi, từ thời nhà Hán (206 tr.CN- 220 CN) kéo dài đến nhà Thanh. Qua mỗi triều đại, lại có các nhà nho nổi tiếng biên soạn gia giảm, chú giải, bàn luận… Tất cả những tác gia ấy được gọi chung là bậc thánh hiền, trong đó Khổng tử là đại thánh, Mạnh Tử là á thánh (hai vị đứng đầu Nho gia).
Ở ViệtNam, học thuyết Khổng- Mạnh do các quan thái thú Trung Quốc áp đặt cho
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)