Văn học: Lý luận văn học nước ngoài hiện nay...

Chia sẻ bởi Trần Việt Thao | Ngày 11/05/2019 | 68

Chia sẻ tài liệu: Văn học: Lý luận văn học nước ngoài hiện nay... thuộc Giáo dục đặc biệt

Nội dung tài liệu:

Trần Đình Sử – Lí luận văn học nước ngoài hiện nay và phương hướng biên soạn giáo trình lí luận văn học ở Việt Nam trong tương lai
Posted on Tháng Một 5, 2012 by lythuyetvanhoc
( Nguồn: http://lythuyetvanhoc.wordpress.com/2012/01/05/tr%e1%ba%a7n-dinh-s%e1%bb%ad-li-lu%e1%ba%adn-van-h%e1%bb%8dc-n%c6%b0%e1%bb%9bc-ngoai-hi%e1%bb%87n-nay-va-ph%c6%b0%c6%a1ng-h%c6%b0%e1%bb%9bng-bien-so%e1%ba%a1n-giao-trinh-li-lu%e1%ba%adn-van-h/ ).

(Chuyên đề: Lý thuyết văn học – Những động hướng khác)
Để có cơ sở đánh giá và xây dựng chương trình cũng như biên soạn giáo trình lí luận văn học nước nhà hiện nay, một công việc cần kíp là tìm hiểu chương trình và giáo trình lí luận văn học ở các nước có nền lí luận văn học phát triển. Các nước phát triển về lí luận văn học có thể kể là Nga, Anh, Mĩ, Pháp, Đức, Ý, Trung Quốc. Tuy nhiên do hạn chế về thông tin, chúng tôi chỉ giới hạn trong các nước Anh,  Mĩ,  Pháp, Nga và Trung Quốc.
Lí luận văn học Anh, Mĩ. Theo một số tài liệu tổng thuật giới thiệu, có thể nhận xét chung rằng các bộ lí luận văn học Anh, Mĩ đều được viết ra theo quan niệm lí luận của tác giả, mỗi người viết theo quan niệm khoa học của riêng mình. Chẳng hạn cuốn Lí luận văn học của Wellek và Warren (Theory of Literature, 3th. New York: Harcourt, 1962) – viết theo quan niệm của phê bình mới, phủ nhận nghiên cứu ngoại quan như tiểu sử, tâm lí, xã hội, tư tưởng, chủ trương nghiên cứu nội quan để phát hiện giá trị nghệ thuật, thẩm mĩ, ngôn từ(1) . Quan niệm này có tính độc đáo, song rõ ràng là có tính phiến diện, hàng loạt công trình nghiên cứu văn học phương Tây đương đại đã chứng tỏ điều đó. Trái lại cuốn Lí luận văn học (Literary Theory: An Introduction, University of Minesota Press, 1997) của Terry Eagleton thì lại kiên trì quan điểm văn học gắn liền với ý thức hệ, văn học thuần tuý chỉ là sản phẩm ảo tưởng do một hình thái ý thức xã hội nhất định tạo nên. Trong bối cảnh lí luận văn học phát triển đa nguyên, nhà lí luận văn học Hà Lan Dowe W. Fokkema trình bày một bức tranh gồm bốn trường phái lí luận văn học chủ yếu trong thế kỉ XX: gồm chủ nghĩa cấu trúc, chủ nghĩa Mác, mĩ học tiếp nhận, kí hiệu học (Theories of Literature in the Twentieth Century: Structuralism, Marxism, Aethetics of Reception, Semiotics. London: Hurst,1977). Nhà lí luận Mĩ Jonathan Culler thì viết một Dẫn luận rất ngắn về lí luận văn học theo tinh thần giải cấu trúc của chủ nghĩa Hậu hiện đại (Literary Theory: A very Short Introduction, Oford University Press, 1997). Ông bắt đầu bằng chương “Lí luận là gì”, rồi “Văn học là gì, nó có cần lắm không?” và trả lời phủ định. Ông cũng nêu một số đặc điểm của văn học, nhưng không xem đấy là đặc trưng, vì trong nhiều hoạt động ngôn từ khác người ta vẫn tìm thấy chúng. Đây là giáo trình lí luận văn học viết theo quan niệm phi bản chất chủ nghĩa, giải cấu trúc đại tự sự trong văn học. Có sách lí luận văn học viết dưới góc độ triết học như sách Cơ sở phê bình văn học của Suresh Rava (Grounds of Literary Criticism, University Illinois Press, 1998). Có sách tìm mối liên hệ giữa các lí luận văn học với nhau, kết hợp quan điểm nội tại và quan điểm ngoại tại. Chẳng hạn sách của Keith Green, Jill Lebihan Giáo trình lí luận phê bình và thực hành (Critical Theory and Practice: A Course Book. London: Routledge, 1996), đầu tiên giới thiệu đặc trưng nội bộ của văn học – ngôn ngữ, sau đó từng bước hướng ra các mối quan hệ bên ngoài văn học, hình thành một quan niệm đồng tâm với nhiều vòng tròn: kí hiệu ngôn ngữ > ý nghĩa cấu trúc –> sinh thành lịch sử –> chủ thể tác giả –> tiếp nhận của người đọc –> ý thức chính trị –> cách đọc văn hoá, từ đó xây dựng một quan hệ nội tại của các loại lí luận với nhau. Theo chúng tôi, đây là một hướng tổng hợp rất đáng tham khảo. Lại có giáo trình lí luận văn học tập trung vào một vấn đề trung tâm là giải thích và tiếp nhận, lấy đó làm trục nối kết các thứ lí luận ở chức năng giải
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)