Văn học: Lược sử thi pháp học VN

Chia sẻ bởi Trần Việt Thao | Ngày 11/05/2019 | 79

Chia sẻ tài liệu: Văn học: Lược sử thi pháp học VN thuộc Giáo dục đặc biệt

Nội dung tài liệu:

LƯỢC SỬ THI PHÁP HỌC VIỆT NAM


LƯỢC SỬ THI PHÁP HỌC VIỆT NAM
( Nguồn: http://vannghedanang.org.vn/nonnuoc/chitiet.php?id=656&so=43 ).
Bộ môn Thi pháp học vốn ra đời từ thời cổ đại ở Hy Lạp với tác phẩm đầu tiên là Nghệ thuật thi ca của Aristote. Thời trung đại ở châu Âu và châu Á cũng ra đời nhiều tác phẩm bàn về phép tắc sáng tác văn chương. Người ta xếp những tác phẩm này vào loại Thi pháp học cổ điển. Còn Thi pháp học hiện đại thì phải đến đầu thế kỷ XX mới hình thành. Ban đầu phát triển mạnh ở Nga với trường phái hình thức, sau đó dịch chuyển sang Âu – Mỹ. Đến giữa thế kỷ XX thì trên thế giới, người ta không lạ gì phương pháp hình thức. Tuy nhiên, bước đường phổ biến chủ nghĩa hình thức ở các nước XHCN không mấy thuận lợi. Cho nên, mãi đến cuối thế kỷ XX, ở Việt Nam mới bùng phát phong trào nghiên cứu Thi pháp học.
Từ thời trung đại, Thi pháp học cổ điển từ Trung Quốc đã du nhập vào Việt Nam. Điều này dễ hiểu, nền văn hóa Việt Nam chịu ảnh hưởng rất sâu sắc nền văn hóa Trung Quốc. Phần lớn các thể loại văn chương và các quan niệm văn học ở Việt Nam cũng du nhập từ Trung Quốc nên các nhà nho Việt Nam chỉ việc cụ thể hóa thêm mà thôi. Những quan niệm về nghệ thuật thơ ca chủ yếu xuất hiện trong các bài tựa sách, ít được in thành tập riêng. Đáng kể nhất có cuốn Vân đài loại ngữ của Lê Quý Đôn. Sang giữa thế kỷ XIX, Cao Bá Quát đề cao thuyết “tính linh” trong sáng tác văn học và được nhiều nhà nho có tư tưởng cởi mở thời đó ủng hộ. Điều này cho thấy văn chương lúc bấy giờ đang có sự bứt phá khỏi thi pháp cổ điển để chuẩn bị chuyển sang thi pháp hiện đại.
Cuốn sách Thi pháp học đầu tiên của Việt Nam xuất bản ở Sài Gòn cuối thế kỷ XIX. Đó là Thi pháp nhập môn (Bàn về thơ Annamite) của Thế Tải, Trương Minh Ký (nhà in thương mãi Rey, Saigon, 1898). Tác phẩm này dạy luật thơ thất ngôn qua những bài miêu tả các sự vật hiện tượng trong thiên nhiên có kèm tranh vẽ. Năm 1932, nhà in Bùi Văn Nhẫn ở Bến Tre cũng xuất bản cuốn sách Thi pháp diễn giải: chỉ phép tắc làm thơ, truyện, ngâm, phú… Nửa đầu thế kỷ XX, đã xuất hiện nhiều công trình lý luận phê bình ứng dụng các học thuyết văn nghệ phương Tây vào việc nghiên cứu văn học Việt Nam. Việc phân tích hình thức nghệ thuật đã được chú ý đến trong các tác phẩm như: Việt Hán văn khảo (Phan Kế Bính), Quốc văn cụ thể (Bùi Kỷ), Việt Nam văn học sử yếu (Dương Quảng Hàm), Ca trù thể cách (Xuân Lan), Việt Nam cổ văn học sử (Nguyễn Đổng Chi), Việt Nam văn học (Ngô Tất Tố), Thi nhân Việt Nam (Hoài Thanh – Hoài Chân), Nhà văn hiện đại (Vũ Ngọc Phan)… Nhưng phải nói, cuốn sách mang màu sắc Thi pháp học rõ rệt nhất là Chương Dân thi thoại (1936) của Phan Khôi.
Ở miền Nam giai đoạn 1954 – 1975, bên cạnh việc duy trì các quan điểm thi pháp đã có từ trước 1945, còn tiếp thu thêm nhiều trường phái thi pháp hiện đại từ Âu – Mỹ tràn sang. Chủ nghĩa hình thức đã thẩm thấu trong nhiều bài nghiên cứu, phê bình, điểm sách... Những tác giả có nhiều bài viết về thuyết cấu trúc (cơ cấu) là: Trần Thái Đỉnh (Quan niệm cơ cấu trong các khoa học nhân văn – Bách khoa, số 126 - 271 / 1968; Thuyết cơ cấu và phê bình văn học – Bách khoa, số 289 – 294 / 1969…); Nguyễn Văn Trung (Tìm hiểu cơ cấu luận như một phương pháp, một tiểu thuyết và đặt vấn đề tiếp thu – Bách khoa, số 293 – 294 / 1969, Phê bình mới, phê bình cũ – Bách khoa, số 381 / 1972…); Trần Thiện Đạo (Tìm hiểu thuyết cơ cấu – Văn học, số 2 / 1967…); Huỳnh Phan Anh (Samuel Beckett và thẩm quyền của ngôn ngữ - Khởi hành, số 29 / 1969, Đi tìm tác phẩm văn chương – 1972…). Và các bài viết khác của Trần Ngọc Ninh, Bùi Hữu Sũng, Lê Tuyên… Đặng Tiến ngoài chuyên luận Vũ trụ thơ (1972) còn có chùm bài Thơ là gì ? đăng nhiều kỳ trên tạp chí Văn năm 1973. Trong đó, có diễn giảng và vận dụng lý thuyết ngôn ngữ thơ ca của Jakovson. Về sách đã in, đáng lưu ý có: Thi pháp (1958 – 1960) và Phép làm thơ (1963) của Diên Hương nói về hệ thống niêm luật các thể thơ truyền thống Việt Nam. Các tác phẩm: Nguyên tắc sáng tác thơ ca
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: | Lượt tài: 5
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)