Văn học hiện đại
Chia sẻ bởi Ngô Thị Hiền |
Ngày 21/10/2018 |
24
Chia sẻ tài liệu: văn học hiện đại thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Tổ 4: văn sử k16b
Khái niệm về thơ:
Thơ là nghệ thuật cao quý và tinh vi, là sự thể hiện con người, một thời đại cao đẹp. Thơ không chỉ nói lên tình cảm mãnh liệt của nhà thơ, mà nhiều khi thông qua tình cảm đó nói lên hi vọng của cả một dân tộc, ước mơ của nhân dân, về những nhịp đập của trái tim quần chúng.Thơ là sự thể hiện phản ánh cảm xúc, phản ánh mạnh mẽ hiện thực bằng thơ.
=>Thơ: là một loại hình nghệ thuật dùng từ, dùng chữ trong ngôn ngữ làm chất liệu, và sự chọn lọc từ cũng như tổ hợp của chúng được sắp xếp dưới một hình thức lôgic nhất định tạo nên hình ảnh hay gợi cảm âm thanh có tính thẩm mỹ cho người đọc, người nghe.
Các thể loại thơ:
1, thơ tự sự.
Phản ánh toàn bộ đời sống, khác với thơ lãng mạn và thơ trữ tình là có nhân vật, có cốt truyện.
2, thơ trữ tình.
Là sự thể hiện cảm xúc, suy tư của nhà thơ, là tiếng hát của nội tâm.
3. Thơ cách luật.
Thơ được sáng tác theo các quy định quy tắc nhất định, theo một mô hình lặp đi lặp lại: ví dụ thơ đường luật, thơ lục bát…
4. Thơ tự do.
Thơ không bị quy định bởi số câu, số chữ, niêm luật nhưng vẫn có dòng thơ.
Khái niệm cảm hứng chủ đạo:
Là trạng thái tình cảm mãnh liệt xuyên suốt tác phẩm, tác động trực tiếp đến cảm xúc.
Khái niệm nhân vật trữ tình:
Nhân vật trữ tình thực chất là hình bóng của tác giả,thể hiện những cảm xúc, suy nghĩ,… thông qua những lời thơ.
Khái niệm cảm hững trữ tình:
Cảm hứng trữ tình là tư tưởng, tình cảm, cảm xúc,… của con người đồng dạng của nhân vật (tác giả)
Các chặng đường phát triển: gồm 3 chặng:
Chặng 1: 1945=>1954
Chặng 2:1955=>1964
Chặng 3: 1965=>1975
Giai đoạn 1945-1954:
Có nhiều thành tựu đáng kể với nhiều bài thơ hay : Các bài thơ kháng chiến của Hồ Chí Minh, Tây Tiến – Quang Dũng, Bên Kia Sông Đuống – Hoàng Cầm, Đất Nước – Nguyễn Đình Thi,…… có tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu.
* Nội dung : Thể hiện sâu sắc lòng yêu nước và căm thù giặc. Khắc họa hình ảnh nhân dân kháng chiến anh vệ quốc quân, chị phụ nữ, bà mẹ kháng chiến, em liên lạc,…….
* Nghệ thuật : Hướng về dân tộc, khai thác các thể thơ của dân tộc. Ngoài từ ngữ sinh hoạt, các từ thuộc lĩnh vực chính trị, quân sự cũng có mặt ở không ít các bài thơ. Đặc điểm quan trọng của thơ kháng chiến là sử dụng tên các địa danh. Trong thơ Việt Nam chưa bao giờ địa danh của mọi vùng, miền lại xuất hiện nhiều và phổ biến như ở thời kì này.
Ví dụ: bài thơ”Bên Kia Sông Đuống” của tác giả Hoàng Cầm
Em ơi buồn làm chi
Anh đưa em về sông Đuống
Ngày xưa cát trắng phẳng lì
Sông Đuống trôi đi
Một dòng lấp loáng
Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ
Xanh xanh bãi mía bờ dâu
Ngô khoai biêng biếc
Đứng bên này sông sao nhớ tiếc
Sao xót xa như rụng bàn tay
Bên kia sông Đuống
Quê hương ta lúa nếp thơm nồng
Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong
Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp
Quê hương ta từ ngày khủng khiếp
Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn
Ruộng ta khô
Nhà ta cháy
Chó ngộ một đàn
Lưỡi dài lê sắc máu
Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang
Mẹ con đàn lợn âm dương
Chia lìa đôi ngả
Đám cưới chuột tưng bừng rộn rã
Bây giờ tan tác về đâu?...
Giai đoạn 1955-1964:
* Các tác phẩm như: Ta Đi Tới và Việt Bắc- Tố Hữu (1954),Đất nước- Nguyễn Đình Thi, Cách Mạng Tháng Tám- Trần Dần, Những Người Trên Của Biển (1956), tập thơ: Trời Mỗi Ngày Lại Sáng (1959), Đất Trời Nở Hoa(1960),Bài Thơ Cuộc Đời (1963)-Huy Cận,tập thơ :Một Khối Hồng(1964) Xuân Diệu,…
Nội dung:
Thể hiện niềm vui, niềm tự hào lớn lao về chiếm thắng và hòa bình, bên cạnh tái hiện những kỉ niệm còn tười nguyên về kháng chiến, nhiều tác giả đã sáng tác những bài thơ có tính khái quát rộng lớn hơn để nhìn lại và suy ngẫm về cách mạng và kháng chiến, về những chặng đường vừa đi qua của lịch sử dân tộc
Nghệ thuật:
Tăng cường chất liệu đời sống hiện thực, yếu tố tự sự, đưa thơ về gần với tiếng nói hàng ngày của đại chúng.
Về mặt thể thơ: ngoài những thể thơ có nguồn gốc dân gian và thể thơ dân tộc, thể thơ bảy tiếng, tám tiếng, tự do đã được sử dụng
Bên cạnh việc coi trọng những chất liệu, hình ảnh khai thác trực tiếp từ hiện thực đời sống, các nhà thơ đã quan tâm hơn tới việc sáng tạo những hình ảnh khái quát, tượng trưng, cả những hình ảnh kì ảo được sáng tạo bằng trí tưởng tượng phong phú, táo bạo. Cùng với việc coi trọng vai trò của quan sát, xúc cảm, tình cảm, thì sự khái quát, suy tưởng liên tưởng, tưởng tượng, đã có vị trí đáng kể trong sáng tao thi ca.
Trích bài thơ: Việt Bắc – Tố Hữu
Tố Hữu
…
Mình đi, có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù
Mình về, có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?
Mình về, rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già
Mình đi, có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son
Mình về, còn nhớ núi non
Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh
Mình đi, mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa?
…
Để cho Việt Bắc hỏi là một cách nhà thơ khơi gợi lại những ngày kháng chiến gian khổ. Chỉ vài hình ảnh “mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù” là khung cảnh rừng núi hiện lên ảm đạm trong những ngày đầu kháng chiến. Mình và Ta đã từng chịu chung gian khổ “miếng cơm chấm muối”, đã cùng chung lưng đấu cật để chống kẻ thù chung “mối thù nặng vai”.
Giai đoạn 1965-1975: thơ với cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc: Có nhiều thành tựu với đội ngũ nhà thơ đông đảo, nhiều gương mặt trẻ, đầy tài năng xuất hiện
* Nội dung tập trung vào chủ đề yêu nước, khắc họa hình ảnh đất nước và nhân dân anh hùng : anh bộ đội giải phóng quân, bà mẹ chiến sĩ, những người phụ nữ, …… và hình ảnh Việt nam rất đẹp và trang trọng.ng:
Thơ kháng chiến chống Mỹ tập trung biểu hiện những tư tưởng tình cảm và tư tưởng lớn, bao trùm trong đời sống tinh thần của con người thời đại chống Mỹ cứu nước. Chủ nghĩa yêu nước là nguồn động lực tinh thần lớn nhất của hết thảy mọi người trong cuộc kháng chiến, cũng là nguồn cảm hứng lớn bao trùm thấm sâu trong mọi tác phẩm thơ ca.
Thơ ca thời kì kháng chiến chống Mỹ tập trung xây dựng hai loại hình tượng cái “Tôi” trữ tình: cái “ Tôi” sử thi đại diện cho tiếng nói của dân tộc, lương tri của nhân loại để vạch mặ, lên án, chất vấn, truy kích kể thù, tố cáo những âm mưu và tội ác của chúng.
Cái tôi thê hệ là dạng thức tiêu biểu, nổi bật của cái “Tôi” trữ tình trong các nhà thơ trẻ kháng chiến chống Mĩ. Cái “Tôi” thế hệ thống nhất với cái “Tôi” sử thi có thể coi là một biến thể , một dạng độc đáo và cụ thể của cái “Tôi” sử thi.
Tăng cường tính chính luận. Nội dung chính luận đã thâm nhập và chi phối mạnh mẽ mọi lĩnh vực của đời sống kể cả thơ. Nhằm đề cập và giải giáp những vấn đề mang ý nghĩa chính trị của cuộc sống, thơ tìm đến khuynh hướng trữ tình chính trị với sự tăng cường yếu tố chính luận.
=> Nghệ thuật : Phát triển thêm chất suy tưởng và chính luận
Những khuynh hướng chính trong sự vận động của thơ giai đoạn 1945-1975:
1, tăng cường chất liệu hiện thực nhằm đưa thơ về gần với đời sống hiện thực.
Thơ trữ tình là tiếng nói của tình cảm, cảm xúc thông qua sự biểu hiện của cái “Tôi” trữ tình. Nhưng không phải thế mà trong thơ trữ tình không có các yếu tố khác ngoài cái “Tôi”, đặc biệt là hình ảnh của thế giới thiên nhieenvaf đời sống thiên nhiên.
Việc tăng cường chất liệu hiện thực đã dẫn tới hệ quả là yếu tố tự sự trong thơ được gia tăng một các đáng kể. Mặc dù bản chất của thơ xét về mặt thể loại là thuộc loại trữ tình, nhưng từ xa xưa thơ đã dung nạp các yếu tố tự sự ở những mức độ khác nhau và đã có những thể thơ có thể chứa đựng cả sự việc, cả câu chuyện.
Nhu cầu mở rộng khả năng bao quát hiện thực rộng lớn và phong phú của thời đại cách mạng và kháng chiên cũng thúc đẩy nhà thơ tìm đén những thể thơ dài như truyện thơ và trường ca, mà trong đó yếu tố tự sự đống vai trò quan trọng không thể thiếu, ngay cả những trường ca không có cốt truyện.
2.Tăng cường tính khái quát, chất triết lí, suy tưởng trong thơ.
Trong bản chất thể loại của nó, thơ không đối lập với triết lí, suy tưởng, với chất trí tuệ.
Nền thơ cách mạng không chỉ phản ánh hiện thực cách mạng, kháng chiến và đời sống tâm hồn con người mà còn phải đề cập và giải phóng không ít những vấn đề tư tưởng, tình cảm trong một thời đại có rất nhiều biến động mạnh mẽ và lớn lao.
Tính chính luận được bổ sung và nâng cao bằng những suy tưởng triết lí, sức mạnh trí tuệ bổ sung nhiệt tình công dân và tinh thần chiến đấu. Nhà thơ vừa là người tuyên truyền ciir độn, vừa là nhà suy tưởng, suu tư chiêm nghiệm, vừa là nghệ sĩ say mê, nhiệt thành gắn bó với đời sóng của dân tộc và đất nước.
Suy tưởng triết lí có thể làm giàu cho thơ ở phương diện phẩm chất trí tuệ, nhưng không thể thay thế cho tình cảm, cảm xúc chỉ có thể nảy nở trong quá trình tiếp xúc với đời sống thực tại, bằng sự sống trực tiếp của chính nhà thơ.
3. Hình thức nghệ thuật, trong thơ giai đoạn 1945-1975 nổi lên hai xu hướng chính: kế thừa các hình thức thơ ca dân gian, dân tộc và tự do hóa hình thức thơ.
Thơ kháng chiến chống pháp ngay từ những năm dầu đã tìm đến những hình thức nghẹ thuật mang đậm chất dân gian và dân tộc, quen thuộc với đại chúng. Thể thơ lục bát của ca dao, thể bốn tiếng, năm tiếng theo lối vè kể chuyện và hát giặm Nghệ Tĩnh đã được sử dụng khá rộng rãi trong thơ của nhiều nhà thơ, từ Tố Hữu, Lưu Trọng Lư, Anh Thơ, Tế Hanh, đến các nhà thơ xuất hiện từ phong trào quàn chúng như Trần Hữu Thung, Minh Huệ… không chỉ dùng các thể thơ dân gian, các nhà thơ còn học các diễn đạt, sáng tạo hình ảnh, lối so sánh, cấu tứ của thơ dân gian, làm cho thơ kháng chiến thực sự là tiếng nói tâm tình của quần chúng nhân dân kháng chiến.
Thơ cách mạng từ 1945-1975 đứng trước yêu cầu mở rộng khả năng phản ánh và khả năng ôm chứa hiện thực, rộng lớn, phong phú của dời sống cách mạng và kháng chiến, nên đã thúc đẩy mạnh mẽ những tìm tòi theo hướng tự di hình thức hóa hình thức thơ.
tự do hình thức thơ được thể hiện ở những cấp độ khác nhau: dòng thơ, bài thơ và thể thơ.
Nền thơ cách mạng ba mươi năm, từ 1945 đến 1975 đã phát triển trưởng thành trong sự gắn bó mật thiết vói các chặng đường cách mạng, đặc biệt là hai cuộc kháng chiến cứu nước của dân tộc ta. Thơ ca đã biểu hiện vẻ đẹp của tâm hồn, tinh thần những khát vọng lớn lao của con người Việt Nam, in đậm nhiều nét hình ảnh chân thực và cao đẹp về cuộc sống chiến đấu, lao động suy nghĩ của nhân dân, vẻ đẹp gàn gũi của quê hương đất nước.
Thơ 1945- 1975 có nhiều đổi mới về tư tưởng cảm xúc và hình thức nghệ thuật, nhưng khồn hề đứt doạn với thơ ca dân tộc, đây có thể coi là giai đoạn phát triển mạnh mẽ ohong phú của thơ ca Việt Nam, vừa tạo được cái nền vững chắc của phong trào thơ, lại cí được sự kết tinh của nhiều tác giả có pong cách nghệ thuật độc đáo khá rõ nét.
Khái niệm về thơ:
Thơ là nghệ thuật cao quý và tinh vi, là sự thể hiện con người, một thời đại cao đẹp. Thơ không chỉ nói lên tình cảm mãnh liệt của nhà thơ, mà nhiều khi thông qua tình cảm đó nói lên hi vọng của cả một dân tộc, ước mơ của nhân dân, về những nhịp đập của trái tim quần chúng.Thơ là sự thể hiện phản ánh cảm xúc, phản ánh mạnh mẽ hiện thực bằng thơ.
=>Thơ: là một loại hình nghệ thuật dùng từ, dùng chữ trong ngôn ngữ làm chất liệu, và sự chọn lọc từ cũng như tổ hợp của chúng được sắp xếp dưới một hình thức lôgic nhất định tạo nên hình ảnh hay gợi cảm âm thanh có tính thẩm mỹ cho người đọc, người nghe.
Các thể loại thơ:
1, thơ tự sự.
Phản ánh toàn bộ đời sống, khác với thơ lãng mạn và thơ trữ tình là có nhân vật, có cốt truyện.
2, thơ trữ tình.
Là sự thể hiện cảm xúc, suy tư của nhà thơ, là tiếng hát của nội tâm.
3. Thơ cách luật.
Thơ được sáng tác theo các quy định quy tắc nhất định, theo một mô hình lặp đi lặp lại: ví dụ thơ đường luật, thơ lục bát…
4. Thơ tự do.
Thơ không bị quy định bởi số câu, số chữ, niêm luật nhưng vẫn có dòng thơ.
Khái niệm cảm hứng chủ đạo:
Là trạng thái tình cảm mãnh liệt xuyên suốt tác phẩm, tác động trực tiếp đến cảm xúc.
Khái niệm nhân vật trữ tình:
Nhân vật trữ tình thực chất là hình bóng của tác giả,thể hiện những cảm xúc, suy nghĩ,… thông qua những lời thơ.
Khái niệm cảm hững trữ tình:
Cảm hứng trữ tình là tư tưởng, tình cảm, cảm xúc,… của con người đồng dạng của nhân vật (tác giả)
Các chặng đường phát triển: gồm 3 chặng:
Chặng 1: 1945=>1954
Chặng 2:1955=>1964
Chặng 3: 1965=>1975
Giai đoạn 1945-1954:
Có nhiều thành tựu đáng kể với nhiều bài thơ hay : Các bài thơ kháng chiến của Hồ Chí Minh, Tây Tiến – Quang Dũng, Bên Kia Sông Đuống – Hoàng Cầm, Đất Nước – Nguyễn Đình Thi,…… có tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu.
* Nội dung : Thể hiện sâu sắc lòng yêu nước và căm thù giặc. Khắc họa hình ảnh nhân dân kháng chiến anh vệ quốc quân, chị phụ nữ, bà mẹ kháng chiến, em liên lạc,…….
* Nghệ thuật : Hướng về dân tộc, khai thác các thể thơ của dân tộc. Ngoài từ ngữ sinh hoạt, các từ thuộc lĩnh vực chính trị, quân sự cũng có mặt ở không ít các bài thơ. Đặc điểm quan trọng của thơ kháng chiến là sử dụng tên các địa danh. Trong thơ Việt Nam chưa bao giờ địa danh của mọi vùng, miền lại xuất hiện nhiều và phổ biến như ở thời kì này.
Ví dụ: bài thơ”Bên Kia Sông Đuống” của tác giả Hoàng Cầm
Em ơi buồn làm chi
Anh đưa em về sông Đuống
Ngày xưa cát trắng phẳng lì
Sông Đuống trôi đi
Một dòng lấp loáng
Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ
Xanh xanh bãi mía bờ dâu
Ngô khoai biêng biếc
Đứng bên này sông sao nhớ tiếc
Sao xót xa như rụng bàn tay
Bên kia sông Đuống
Quê hương ta lúa nếp thơm nồng
Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong
Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp
Quê hương ta từ ngày khủng khiếp
Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn
Ruộng ta khô
Nhà ta cháy
Chó ngộ một đàn
Lưỡi dài lê sắc máu
Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang
Mẹ con đàn lợn âm dương
Chia lìa đôi ngả
Đám cưới chuột tưng bừng rộn rã
Bây giờ tan tác về đâu?...
Giai đoạn 1955-1964:
* Các tác phẩm như: Ta Đi Tới và Việt Bắc- Tố Hữu (1954),Đất nước- Nguyễn Đình Thi, Cách Mạng Tháng Tám- Trần Dần, Những Người Trên Của Biển (1956), tập thơ: Trời Mỗi Ngày Lại Sáng (1959), Đất Trời Nở Hoa(1960),Bài Thơ Cuộc Đời (1963)-Huy Cận,tập thơ :Một Khối Hồng(1964) Xuân Diệu,…
Nội dung:
Thể hiện niềm vui, niềm tự hào lớn lao về chiếm thắng và hòa bình, bên cạnh tái hiện những kỉ niệm còn tười nguyên về kháng chiến, nhiều tác giả đã sáng tác những bài thơ có tính khái quát rộng lớn hơn để nhìn lại và suy ngẫm về cách mạng và kháng chiến, về những chặng đường vừa đi qua của lịch sử dân tộc
Nghệ thuật:
Tăng cường chất liệu đời sống hiện thực, yếu tố tự sự, đưa thơ về gần với tiếng nói hàng ngày của đại chúng.
Về mặt thể thơ: ngoài những thể thơ có nguồn gốc dân gian và thể thơ dân tộc, thể thơ bảy tiếng, tám tiếng, tự do đã được sử dụng
Bên cạnh việc coi trọng những chất liệu, hình ảnh khai thác trực tiếp từ hiện thực đời sống, các nhà thơ đã quan tâm hơn tới việc sáng tạo những hình ảnh khái quát, tượng trưng, cả những hình ảnh kì ảo được sáng tạo bằng trí tưởng tượng phong phú, táo bạo. Cùng với việc coi trọng vai trò của quan sát, xúc cảm, tình cảm, thì sự khái quát, suy tưởng liên tưởng, tưởng tượng, đã có vị trí đáng kể trong sáng tao thi ca.
Trích bài thơ: Việt Bắc – Tố Hữu
Tố Hữu
…
Mình đi, có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù
Mình về, có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?
Mình về, rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già
Mình đi, có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son
Mình về, còn nhớ núi non
Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh
Mình đi, mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa?
…
Để cho Việt Bắc hỏi là một cách nhà thơ khơi gợi lại những ngày kháng chiến gian khổ. Chỉ vài hình ảnh “mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù” là khung cảnh rừng núi hiện lên ảm đạm trong những ngày đầu kháng chiến. Mình và Ta đã từng chịu chung gian khổ “miếng cơm chấm muối”, đã cùng chung lưng đấu cật để chống kẻ thù chung “mối thù nặng vai”.
Giai đoạn 1965-1975: thơ với cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc: Có nhiều thành tựu với đội ngũ nhà thơ đông đảo, nhiều gương mặt trẻ, đầy tài năng xuất hiện
* Nội dung tập trung vào chủ đề yêu nước, khắc họa hình ảnh đất nước và nhân dân anh hùng : anh bộ đội giải phóng quân, bà mẹ chiến sĩ, những người phụ nữ, …… và hình ảnh Việt nam rất đẹp và trang trọng.ng:
Thơ kháng chiến chống Mỹ tập trung biểu hiện những tư tưởng tình cảm và tư tưởng lớn, bao trùm trong đời sống tinh thần của con người thời đại chống Mỹ cứu nước. Chủ nghĩa yêu nước là nguồn động lực tinh thần lớn nhất của hết thảy mọi người trong cuộc kháng chiến, cũng là nguồn cảm hứng lớn bao trùm thấm sâu trong mọi tác phẩm thơ ca.
Thơ ca thời kì kháng chiến chống Mỹ tập trung xây dựng hai loại hình tượng cái “Tôi” trữ tình: cái “ Tôi” sử thi đại diện cho tiếng nói của dân tộc, lương tri của nhân loại để vạch mặ, lên án, chất vấn, truy kích kể thù, tố cáo những âm mưu và tội ác của chúng.
Cái tôi thê hệ là dạng thức tiêu biểu, nổi bật của cái “Tôi” trữ tình trong các nhà thơ trẻ kháng chiến chống Mĩ. Cái “Tôi” thế hệ thống nhất với cái “Tôi” sử thi có thể coi là một biến thể , một dạng độc đáo và cụ thể của cái “Tôi” sử thi.
Tăng cường tính chính luận. Nội dung chính luận đã thâm nhập và chi phối mạnh mẽ mọi lĩnh vực của đời sống kể cả thơ. Nhằm đề cập và giải giáp những vấn đề mang ý nghĩa chính trị của cuộc sống, thơ tìm đến khuynh hướng trữ tình chính trị với sự tăng cường yếu tố chính luận.
=> Nghệ thuật : Phát triển thêm chất suy tưởng và chính luận
Những khuynh hướng chính trong sự vận động của thơ giai đoạn 1945-1975:
1, tăng cường chất liệu hiện thực nhằm đưa thơ về gần với đời sống hiện thực.
Thơ trữ tình là tiếng nói của tình cảm, cảm xúc thông qua sự biểu hiện của cái “Tôi” trữ tình. Nhưng không phải thế mà trong thơ trữ tình không có các yếu tố khác ngoài cái “Tôi”, đặc biệt là hình ảnh của thế giới thiên nhieenvaf đời sống thiên nhiên.
Việc tăng cường chất liệu hiện thực đã dẫn tới hệ quả là yếu tố tự sự trong thơ được gia tăng một các đáng kể. Mặc dù bản chất của thơ xét về mặt thể loại là thuộc loại trữ tình, nhưng từ xa xưa thơ đã dung nạp các yếu tố tự sự ở những mức độ khác nhau và đã có những thể thơ có thể chứa đựng cả sự việc, cả câu chuyện.
Nhu cầu mở rộng khả năng bao quát hiện thực rộng lớn và phong phú của thời đại cách mạng và kháng chiên cũng thúc đẩy nhà thơ tìm đén những thể thơ dài như truyện thơ và trường ca, mà trong đó yếu tố tự sự đống vai trò quan trọng không thể thiếu, ngay cả những trường ca không có cốt truyện.
2.Tăng cường tính khái quát, chất triết lí, suy tưởng trong thơ.
Trong bản chất thể loại của nó, thơ không đối lập với triết lí, suy tưởng, với chất trí tuệ.
Nền thơ cách mạng không chỉ phản ánh hiện thực cách mạng, kháng chiến và đời sống tâm hồn con người mà còn phải đề cập và giải phóng không ít những vấn đề tư tưởng, tình cảm trong một thời đại có rất nhiều biến động mạnh mẽ và lớn lao.
Tính chính luận được bổ sung và nâng cao bằng những suy tưởng triết lí, sức mạnh trí tuệ bổ sung nhiệt tình công dân và tinh thần chiến đấu. Nhà thơ vừa là người tuyên truyền ciir độn, vừa là nhà suy tưởng, suu tư chiêm nghiệm, vừa là nghệ sĩ say mê, nhiệt thành gắn bó với đời sóng của dân tộc và đất nước.
Suy tưởng triết lí có thể làm giàu cho thơ ở phương diện phẩm chất trí tuệ, nhưng không thể thay thế cho tình cảm, cảm xúc chỉ có thể nảy nở trong quá trình tiếp xúc với đời sống thực tại, bằng sự sống trực tiếp của chính nhà thơ.
3. Hình thức nghệ thuật, trong thơ giai đoạn 1945-1975 nổi lên hai xu hướng chính: kế thừa các hình thức thơ ca dân gian, dân tộc và tự do hóa hình thức thơ.
Thơ kháng chiến chống pháp ngay từ những năm dầu đã tìm đến những hình thức nghẹ thuật mang đậm chất dân gian và dân tộc, quen thuộc với đại chúng. Thể thơ lục bát của ca dao, thể bốn tiếng, năm tiếng theo lối vè kể chuyện và hát giặm Nghệ Tĩnh đã được sử dụng khá rộng rãi trong thơ của nhiều nhà thơ, từ Tố Hữu, Lưu Trọng Lư, Anh Thơ, Tế Hanh, đến các nhà thơ xuất hiện từ phong trào quàn chúng như Trần Hữu Thung, Minh Huệ… không chỉ dùng các thể thơ dân gian, các nhà thơ còn học các diễn đạt, sáng tạo hình ảnh, lối so sánh, cấu tứ của thơ dân gian, làm cho thơ kháng chiến thực sự là tiếng nói tâm tình của quần chúng nhân dân kháng chiến.
Thơ cách mạng từ 1945-1975 đứng trước yêu cầu mở rộng khả năng phản ánh và khả năng ôm chứa hiện thực, rộng lớn, phong phú của dời sống cách mạng và kháng chiến, nên đã thúc đẩy mạnh mẽ những tìm tòi theo hướng tự di hình thức hóa hình thức thơ.
tự do hình thức thơ được thể hiện ở những cấp độ khác nhau: dòng thơ, bài thơ và thể thơ.
Nền thơ cách mạng ba mươi năm, từ 1945 đến 1975 đã phát triển trưởng thành trong sự gắn bó mật thiết vói các chặng đường cách mạng, đặc biệt là hai cuộc kháng chiến cứu nước của dân tộc ta. Thơ ca đã biểu hiện vẻ đẹp của tâm hồn, tinh thần những khát vọng lớn lao của con người Việt Nam, in đậm nhiều nét hình ảnh chân thực và cao đẹp về cuộc sống chiến đấu, lao động suy nghĩ của nhân dân, vẻ đẹp gàn gũi của quê hương đất nước.
Thơ 1945- 1975 có nhiều đổi mới về tư tưởng cảm xúc và hình thức nghệ thuật, nhưng khồn hề đứt doạn với thơ ca dân tộc, đây có thể coi là giai đoạn phát triển mạnh mẽ ohong phú của thơ ca Việt Nam, vừa tạo được cái nền vững chắc của phong trào thơ, lại cí được sự kết tinh của nhiều tác giả có pong cách nghệ thuật độc đáo khá rõ nét.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Ngô Thị Hiền
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)