Văn học hiện đại

Chia sẻ bởi Lê Thị Linh | Ngày 21/10/2018 | 72

Chia sẻ tài liệu: Văn học hiện đại thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

CHƯƠNG II: THƠ CA GIAI ĐOẠN 1945- 1975
Những khái niệm cơ bản
Đội ngũ sáng tác
Những chặng đường phát triển thơ 1945- 1975
Khuynh hướng chính trong sự phát triển của thơ 1945- 1975
Tăng cường tính hiện thực và yếu tố tự sự nhằm đưa thơ về gắn liền với đời sống hiện thực
Thơ trữ tình là tiếng nói của tình cảm, cảm xúc thông qua sự biểu hiện của cái “Tôi” trữ tình. Nhưng không phải thế mà trong thơ trữ tình không có các yếu tố khác ngoài cái “Tôi”, đặc biệt là hình ảnh của thế giới thiên nhiên đời sống con người.
Việc tăng cường chất liệu hiện thực đã dẫn tới hệ quả là yếu tố tự sự trong thơ được gia tăng một các đáng kể. Mặc dù bản chất của thơ xét về mặt thể loại là thuộc loại trữ tình, nhưng từ xa xưa thơ đã dung nạp các yếu tố tự sự ở những mức độ khác nhau và đã có những thể thơ có thể chứa đựng cả sự việc, cả câu chuyện
.
Nhu cầu mở rộng khả năng bao quát hiện thực rộng lớn và phong phú của thời đại cách mạng và kháng chiên cũng thúc đẩy nhà thơ tìm đén những thể thơ dài như truyện thơ và trường ca, mà trong đó yếu tố tự sự đống vai trò quan trọng không thể thiếu, ngay cả những trường ca không có cốt truyện.
2.Tăng cường tính khái quát, chất triết lí, suy tưởng trong thơ.
Trong bản chất thể loại của nó, thơ không đối lập với triết lí, suy tưởng, với chất trí tuệ. Sự hàm súc và chiều sâu luôn là một yêu cầu cao đối với thơ, mà điều đó chỉ có thể diễn đạt được bằng cách huy động sức mạnh của trí tuệ, thông qua suy tưởng, triết lí, khái quát.
Nền thơ cách mạng không chỉ phản ánh hiện thực cách mạng, kháng chiến và đời sống tâm hồn con người mà còn phải đề cập và giải phóng không ít những vấn đề tư tưởng, tình cảm trong một thời đại có rất nhiều biến động mạnh mẽ và lớn lao.
Tính chính luận được bổ sung và nâng cao bằng những suy tưởng triết lí, sức mạnh trí tuệ bổ sung nhiệt tình công dân và tinh thần chiến đấu. Nhà thơ vừa là người tuyên truyền ciir độn, vừa là nhà suy tưởng, suu tư chiêm nghiệm, vừa là nghệ sĩ say mê, nhiệt thành gắn bó với đời sóng của dân tộc và đất nước.
Suy tưởng triết lí có thể làm giàu cho thơ ở phương diện phẩm chất trí tuệ, nhưng không thể thay thế cho tình cảm, cảm xúc chỉ có thể nảy nở trong quá trình tiếp xúc với đời sống thực tại, bằng sự sống trực tiếp của chính nhà thơ.

3. Hình thức nghệ thuật, trong thơ giai đoạn 1945-1975 nổi lên hai xu hướng chính: kế thừa các hình thức thơ ca dân gian, dân tộc và tự do hóa hình thức thơ.
Thơ kháng chiến chống Pháp ngay từ những năm đầu đã tìm đến những hình thức nghệ thuật mang đậm chất dân gian và dân tộc, quen thuộc với đại chúng. Thể thơ lục bát của ca dao, thể bốn tiếng, năm tiếng theo lối vè kể chuyện và hát giặm Nghệ Tĩnh đã được sử dụng khá rộng rãi trong thơ của nhiều nhà thơ, từ Tố Hữu, Lưu Trọng Lư, Anh Thơ, Tế Hanh, đến các nhà thơ xuất hiện từ phong trào quàn chúng như Trần Hữu Thung, Minh Huệ… không chỉ dùng các thể thơ dân gian, các nhà thơ còn học các diễn đạt, sáng tạo hình ảnh, lối so sánh, cấu tứ của thơ dân gian, làm cho thơ kháng chiến thực sự là tiếng nói tâm tình của quần chúng nhân dân kháng chiến.
Thơ cách mạng từ 1945-1975 đứng trước yêu cầu mở rộng khả năng phản ánh và khả năng ôm chứa hiện thực, rộng lớn, phong phú của đời sống cách mạng và kháng chiến, nên đã thúc đẩy mạnh mẽ những tìm tòi theo hướng tự do hóa hình thức thơ.
Tự do hóa hình thức thơ được thể hiện ở những cấp độ khác nhau: dòng thơ, bài thơ và thể thơ.
Nền thơ cách mạng ba mươi năm, từ 1945 đến 1975 đã phát triển trưởng thành trong sự gắn bó mật thiết vói các chặng đường cách mạng, đặc biệt là hai cuộc kháng chiến cứu nước của dân tộc ta. Thơ ca đã biểu hiện vẻ đẹp của tâm hồn, tinh thần những khát vọng lớn lao của con người Việt Nam, in đậm nhiều nét hình ảnh chân thực và cao đẹp về cuộc sống chiến đấu, lao động suy nghĩ của nhân dân, vẻ đẹp gàn gũi của quê hương đất nước.
Thơ 1945- 1975 có nhiều đổi mới về tư tưởng cảm xúc và hình thức nghệ thuật, nhưng khồn hề đứt doạn với thơ ca dân tộc, đây có thể coi là giai đoạn phát triển mạnh mẽ ohong phú của thơ ca Việt Nam, vừa tạo được cái nền vững chắc của phong trào thơ, lại cí được sự kết tinh của nhiều tác giả có pong cách nghệ thuật độc đáo khá rõ nét.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Linh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)