Văn học hiện đại 30-45

Chia sẻ bởi Ngô Thị Hiền | Ngày 21/10/2018 | 26

Chia sẻ tài liệu: văn học hiện đại 30-45 thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

*)Quá trình hình thành, phát triển của thơ mới.

A, Chặng đường từ 1932 đến 1935.
- Lúc này thiên nhiên và tình yêu thiên nhiên được thi sĩ mới say sưa
ca ngợi. Thế Lữ đưa ta đến với cái núi rừng hùng vĩ, cao cả, với Hồ Xuân và thiếu nữ. Với những bến sông văng vẳng khúc hát, những bài biển lọng gió … Lưu trọng Lư lại dẫn ta vào khu rừng thu xào xạc lá vàng khô, có con nai vàng ngơ ngác, vào những suối mây , hoa cỏ của những mối tình thầm kín, mơ mộng. Hồn thơ Lưu Trọng Lư dường như để dung động với những cái gì đó mờ ảo, xa xăm, lúc ẩn, lúc hiện
, không sắc nét không hình khối rõ ràng. Trong hồi chập chững của thơ mới, bằng những vần thơ trong sáng đượm buồn mang nhạc điệu vấn vương, êm đềm thi sĩ này đã góp phần làm nên chiến thắng của phong trào.

Sự e dè, ngượng ngùng của cái tôi thơ mới buổi đầu đã thể hiện rõ nhất ở cảm xúc tình yêu. Trong thơ Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Nguyến Nhược Pháp, tình yêu thật ngây thơ thần kín. Đó là thứ tình yêu tha thiết nhưng không dám thổ lộ để rồi một ngày kia nuối tiếc thở than chứ chưa si mê, táo bạo trong những khao khát vô biên, cuồng nhiệt và ồn ào như Xuân Diệu về sau nỗi lòng cô gái ở ngày trẩy hội chùa hương trong thơ Nguyễn Nhược Pháp thật rạo rực mà trong sáng dễ thương.
- Và khi tình yêu không trọn vẹn, chàng trai thật hiền lành, dễ thương bởi coi người ấy là cô em gái để an ủi cõi lòng.
- Vừa mới ra đời, trong lòng còn dư vang những sự kiện lịch sử bi hùng, oanh liệt nên cái tôi thơ mới thời kì này mang tình yêu nước ngậm ngùi, xa xăm. Chúng ta nhớ rằng khởi nghĩa Yên Bái, cuộc bạo động phản ánh sự bột khởi của tinh thần dân tộc ở tầng lớp tiểu tư sản rồi cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh vừa diễn ra chưa xa.
Những dư âm của không khí đấu tranh chính trị, của những ngày hoạt động sôi nổi dường như vẫn còn phảng phất, chưa tắt hẳ trong lòng cái tôi thơ mới. Phạm Huy Thông đã đua vào không khí lịch sử bi hùng, một giọng noí khỏe mạnh mà sau này ít còn được thấy.
- Sau niềm vui buổi đàu xuất hiện, cái tôi thơ mới đã rất sớm buồn chán, tự cảm thấy buồn chán và nuôi mộng thoát li. Nếu như văn học phương tây dã tạo ra những nhân vật khổng lồ về tư tưởng, hành động thì văn học theo ý thức hệ tư sản Việt Nam chỉ sinh ra được những con người nhỏ bé, ốm yếu do điều kiện lịch sử.
- Trước thế lực cũ Lưu Trọng Lư từng dõng dach thay mặt tầng lớp trẻ cất lên tiếng thét đòi quyền sống. Nhưng tiếng thét ấy vừa tan luồng âm hưởng cũng là khi người thanh niên đầy nhiệt thành nhận ra bộ mặt thực của cuộc đời.
- Ngay trong tình yêu cũng vậy. Chờn vờn mãi theo bóng dáng tình yêu rồi bị khước từ, nhà thơ đâm ra buồn đời bất mãn với người, với hoàn cảnh.
B, Chặng đường từ 1936 đến 1939.
- Thơ mới những năm này không dè dặt, không mộng sầu man mác như trước nữa mà công khai, mạnh dạn bày tỏ những ước muốn khát vọng sống, khát vọng hưởng thụ và những đau khổ riêng tư của mình.
- Là con người ham mê sự sống, mang tấm lòng ân ái đa tình, Xuân Diệu khao khát mau mau tận hưởng. Bởi thế trong nhiều bài thơ của ông “ mang theo một nguồn sống rạt rào chưa từng thấy ở nơi nước non lặng lẽ này” (Hoài Thanh).
- Lửa thiêng thấm đậm nỗi buồn mênh mang tê giá, mối sầu ảo não từ vạn kỉ của một tâm hồn giàu suy nghĩ hay chiêm nghiệm về cuộc đời về người đời. Tình yêu trong tập thơ này là thứ tình buồn rầu, đậm nỗi nhớ thương và nỗi buonf chan chứa.
- Thơ mới những năm này không thể không kể tới Tế Hanh với tâm hồn trong sáng dịu buồn. Thi sĩ này có nhiều bài thơ thật tha thiết, đằm thắm về làng quê, người thân nhớ nhung xa cách.
C, Chặng đường từ 1940 đến 1945.
- Trước cơn sóng gió của xã hội, thơ mới vốn mang mấm bế tắc từ trước giờ đây đi đến khủng hoảng. Chưa bao giờ lí trí bị khinh bỉ, cái vô thức, siêu hình được phụng thờ như những năm này.
- Thơ mới thời kì này xuất hiện thêm Hoàng Chương, một thi sĩ tài năng nhưng phải cất giọng than sướt mướt cho kiếp sống lạc loài tự cảm thấy mình đầu thai nhầm thế kỉ. Thi sĩ này triền miên trong những cơn say, bước nhảy đê mê để quên hết tất cả. Song trước mắt sầu cứ dựng lên sứng sững.
- Trong hồi trăn trở tìm dường cùng với khát vọng cách tân thơ, những năm này, Bích Khê, Đinh Hùng tiến gần đến chủ nghĩa tượng trưng với lối thơ giàu biểu tượng, giàu chất nhạc. Nhóm Xuân Thu nhã tập cũng ra đời với Phạm Văn Hạnh, Nguyễn Xuân Xanh, Đoàn Phú Tứ. Nhìn chung, đến nhóm Xuân Thu nhã tập, cái thơ mới tuyệt giao với hiện thực, với lí trí trở về cùng với cõi vô thức, đề cao sự ninh diệu của hành động sáng tạo thơ, chất nhạc huyền bí của thơ.
*) Khái quát những đống góp cơ bản của phong trào thơ mới/
a, Thơ mới đã hiện thực một cuộc cách mạng lớn trong quan niệm về đối tượng, chức năng của thơ ca.
- Thơ ca trung đại về cơ bản nằm trong phạm trù “ văn dĩ tải đạo”. “thi dĩ ngôn chí”. Văn thơ lúc này được xem là phương tiện để trở đạo trung quân ái quốc, để tỏ chí của người quân tử.
- Đến thời hiện đại con người tách mình khỏi thé giới để nhìn ngắm, khám phá nó, đồng thời ý thức mình là một thực thể tồn tại với số phận, quy luật riêng để tự soi ngắm, giãi bày.
- Các nhà thơ coi đối tượng của thơ ca chính là thế giới con người với vẻ đẹp muôn hình muôn thể, chính là cõi tinh thần thẩm sâu của mỗi cá nhân. Với họ, thơ ca vừa miêu tả cuộc sống hiện thời vừa cất lên tiếng lòng, khát vọng của cá nhân tự ý thức.
- Trong thơ ca Việt Nam mới có từng cái tôi trữ tình cá thể mỗi thi sĩ thơ mới tiêu biểu là một gương mặt, một điệu tâm hồn không thể lẫn để Hoài Thanh khái quát một cách dầy tự hào trong thi nhân Việt Nam.
B, Thơ mới có tinh thần dân tộc và không ít bài mang lòng yêu nước ngậm ngùi xa xăm.

- Nỗi bồn chán, trong sự quay lưng của các nhà thơ mới trước xã hội đương thời có lỗi đau khổ của người dân bị mất nước, sự quằn quại của tâm hồn bị bóp nghẹt, lòng khát khao một cuộc sống chân thực và tự do.

- lòng yêu mến và chân trọng những vẻ đẹp của truyền thống văn hóa dân tộc ( nhiều bài thơ của Nguyễn Nhược Pháp, Đoàn Văn Cừ, Bàng Bá Lân,… đã ghi lại thật sự sinh động những lễ hội, chợ tết, những sinh hoạt văn hóa dân gian đậm đà bản sắc dân tộc)…

- Niềm hoài vọng xa xôi quá khứ vàng son, oanh liệt như một cách phản ứng xã hội đương thời ( Thế Lữ, Huy Thông, Chế Lan Viên).

C, Thơ mới đã đem đến những xúc cảm thiết tha, trong sáng về quê hương, về thiên nhiên.
- Hình ảnh những vần thơ đất Việt với vẻ đẹp, cuộc sống riêng hiện lên khá sinh động trong thơ của Anh Thơ,Đoàn Văn Cừ, Tế Hanh… Không ít bài thơ mới đã được gợi được cái hồn quê, tình quê sâu thẳm từ miêu tả thiên nhiên, đời sống, sinh hoạt.
- Thiên nhiên trong thơ mới nhiều khi thật tươi ngon, đầy sức sống bởi được nhìn thẳng đôi mắt trẻ trung, tấm lòng nồng nàn ( thơ Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Huy Cận).
D, Thơ mới đã thực hiện cuộc cách tân quan trọng về phương thức thể hiện, nhất là về giọng điệu và ngôn ngữ.
- Thơ mới không còn chịu sự quy định số âm tiết trên dòng thơ. Đơn vị và dòng từ không trùng khít. Một câu thơ có thể tràn ra trên nhiều dòng. Một dòng có thể bao gồm nhiều câu. Thơ mới mang giọng điệu trữ tình cá thể, gắn với phong cách từng cá nhân.
- Ngôn ngữ vượ ra khỏi tính trạng trong ước lệ là gợi cảm và tinh tế diễn tả ba trạng thái cảm xúc phong phú, phức tạp của con người cá nhân. Trong thơ mới rất nhiều liên từ và hư từ gắn với giọng điệu trữ tình cá thể, tạo nên ngữ khí lời nói đa dạng, sinh động.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Thị Hiền
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)