Văn học hiện đại 2

Chia sẻ bởi Dương Thị Phương Quỳnh | Ngày 21/10/2018 | 38

Chia sẻ tài liệu: văn học hiện đại 2 thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Nhà thơ Phạm Hổ
Tổ 3 Văn-GDCDK15
1.Tiểu sử
I: Vài nét về tác giả tác phẩm
Phạm hổ có bút danh là Hồ Huy sinh ngày 28/11/1926 tại xã Nhơn An, huyện An Nhơn tỉnh Bình Định năm 1943 ông đỗ thành chung chưa kịp thi đỗ tú tài thì cách mạng tháng 8 thành công ông đi theo cách mạng và hoạt động văn nghệ từ đó. Ông làm thông tin tuyên truyền tại thị xã Nguyễn Huệ (Quy Nhơn) sau đó làm thư ký thường trực ở chi Hội văn hóa cứu quốc Bình Định do nhà thơ Trần Mai Ninh làm chi hội trưởng
Năm 1947 ông làm biên tập viên báo tin tức Bình Định rồi được cử đi học lớp hội họa kháng chiến liên khu V do họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung phụ trách. Sau khóa học ông về làm cán bộ sáng tác của chi hội văn nghệ liên khu V và được bầu làm ủy viên ban chấp hành đoàn hội họa liên khu V.
Năm 1949-1950 ông được cử đi dự hội nghj văn nghệ ở Việt Bắc cùng với nhà văn Nguyễn Văn Bổng và được bầu làm ủy viên dự khuyết ban chấp hành Chi hội văn nghệ liên khu V.
Năm 1955 ông tập kết ra Bắc, làm công tác đối ngoại ở hội văn nghệ Trung ương. Ông là một trong những thành viên (cùng với Nguyễn Huy Tưởng, Võ Quảng,Tô Hoài…) đã sáng lập ra Nhà xuất bản Kim Đồng(1957) và đã có nhiều đóng góp cho sự trưởng thành và phát triển không ngừng của nhà xuất bản dành riêng cho trẻ em này
Năm 1960, ông làm biên tập viên tại nhà xuất bản Văn học.
Từ 1965-1983 ông làm biên tập viên ở tuần báo Văn học (sau đổi thành báo văn nghệ).
Năn 1983, ông về hội nhà văn ,làm ở tiểu ban văn học thiếu nhi và công tác đối ngoại. Tiếp đó, ông được cử làm chủ tịch hội đồng văn học thiếu nhi và phó trưởng ban đối ngoại Hôị nhà văn Việt Nam
2. Sự nghiệp sáng tác
Phạm Hổ là cây bút sáng tác nhiều thể loại: thơ,truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết và cũng cả phê bình văn học. Nhưng Phạm Hổ thành công hơn cả vẫn là mảng viết cho thiếu nhi.Ở mảng này Phạm Hổ viết khá nhiều. “em vẽ Bác Hồ’’ là tập thơ Phạm Hổ viết trong thời kỳ kháng chiến chốnga Pháp(1948,in ở liên khu V) Đây cũng là tập thơ đầu tay của ông viết cho trẻ em.
Sau này, Phạm Hổ có hàng loạt tác phẩm thơ viết cho các em như: “Chú bò tìm bạn”; “Từ không đến mười”; “mẹ,mẹ ơi, cô bảo…” và còn biên dịch cuốn “Điều gì tốt,điều gì xấu” (thơ V.maiacôpxki). “Chuyện hoa,chuyện quả” (6 tập chuyện cổ tích mới); “nàng tiên cá nhỏ thành ốc” (bộ 3 vở kịch)
Ông đã được trao nhiều giải thưởng văn học như:
Tặng thưởng loại A cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi(1957-1958),tập thơ chú bò tìm bạn.
- Tặng thưởng loại A cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi(1967-1968), tập thơ chú vịt bông.
- Giả chính thức về thơ viết cho thiếu nhi của hội động văn học thiếu nhi hội nhà Văn việt nam (1985), tập thơ những người bạn im lặng
- Giải thưởng cuộc thi sáng tác kịch bản cho thiếu nhi do hội nghệ sĩ sân khẩu tổ chức(1986),nàng tiên nhỏ thành ốc…
Ngoài ra, Phạm hổ còn có một số tập thơ, bài thơ và chuyện được dịch và giới thiệu ở nước ngoài Nga, Trung Quốc,Pháp, Đức…
Phạm Hổ là người làm việc cần mẫn chăm chỉ ông luôn có nhiều dự định và kế hoạch lâu dài với mơ ước sáng tác được thật nhiều thật hay cho các em, Phạm hổ là cây bút thơ được đông đảo các em mến mộ. Nhiều bài thơ của Phạm hổ đã đi vào các trang sách của tuổi thơ, có tác dụng không nhỏ trong việc hình thành nhân cách của các em ngay từ lúc còn là “mầm non”
Sau đây mời thầy cô và các bạn ghé thăm khu vườn thơ
Văn Phạm Hổ


Đầu tiên là tập thơ chú bò tìm bạn xin giới thiệu với thầy cô và các bạn một số tác phẩm tiêu biểu
Chú bò tìm bạn
Mặt trời rúc bụi tre
Buổi chiều về nghe mát
Bò ra sông uống nước
Thấy bóng mình ngỡ ai
Bò chào: “Kìa anh ban
Lại gặp anh ở đây”
Nước đang nằn nhìn mây
Nghe bò cười nhoẻn miệng
Bóng bò chợt tan biến
Bò tưởng bạn đi đâu
Cứ ngoái trước nhìn sau
“ẬM ò” tìm gọi mãi…
Ngựa con
Ngựa cha đi móng sắt
Bật lửa đá dưới chân
Ngựa con thấy kêu ầm
“Bố ơi chân bố cháy”
SÁO ĐẬU LƯNG TRÂU
Thách anh trâu đấy
Đánh được sáo đen
Anh quật đuôi lên
Sáo sà xuống đất
Anh quay sừng húc
Sáo lại lên lưng
Sáo mổ tứ tung
Là anh thua nhé !
-Nhanh cho con bú tí
Đói đói rồi mẹ ơi
Gì mà nhặng lên thế
Mới nhả vú đấy thôi
Nhả vú là đối rồi
Mẹ ơi con bú tí !!!
BÊ ĐÒI BÚ
Èo vàMe
MÈO VÀTRO BẾP
Tro bếp làm đệm
Mèo ta khoanh tròn
Cả hai cùng ấm
Cùng ngủ thật ngoan
Tập thơ “Em thích em yêu”
Gồm các tác phẩm
Mười quả trứng tròn
Rình xem mặt trời
Bé đi cày
Thuyền giấy
Những món đồ chơi
Thả diều lên
MƯỜI QUẢ TRỨNG TRÒN
Mười quả trứng tròn
Mẹ gà ấp ủ
Mười chú gà con
Hôm nay ra đủ

Lòng trắng lòng đỏ
Thành mỏ thành chân
Cái mỏ tí hon
Cái chân bé xíu
Lông vàng mát dịu
Mắt sáng đen ngời
Ơi chú gà ơi
Ta yêu chú lắm

Trong bàn tay ấm
Chú đứng chú kêu
Mẹ gà “tục tục”
...
RÌNH XEM MẶT TRỜI
Sáng mát mẹ phơi áo
Chiều xế mẹ lấy vào
Bé sờ áo hỏi mẹ:
“Nước trên áo đi đâu ?”

Mẹ cười chỉ mặt trời
“Ông mặt trời uống đấy ”
Bé tin mẹ hỏi thêm:
“Uống lúc nàô không thấy...?”
Mẹ cười thấy sao được
Ông ấy rất khôn nhanh
Vắng người bay xuống uống
Thoáng người vụt bay lên”
Hôm sau múc bát nước
Bé để chỗ vắng người
Vào nhà nấp khe cửa
Bé rình xem mặt trời...

Chuối xanh một quả
Cắm bốn chân tre
Thành con trâu đực
Nhìn giống giống ghê

Hai ngọn cờ ngô
Làm cây cày nhỏ
Đem ra giữa ngõ
Buộc trâu đi cày

Trâu ơi, gắng đi
Cày cho xong ruộng
Chiều ta về sớm
Cất chuồng cho trâu

Vắt.vắt.đi nào
Trâu đi chậm thế?
Trâu mệt rồi ư
Chúng mình nghỉ nhé
...
Bé đi cày
Tập thơ: NHỮNG NGƯỜI BẠN NHỎ
Gồm có:
Bắp cải xanh
Củ cà rốt
Tre
Rong và cá
Sáo ăn na
Lúa và gió
Gấu đen
Ngỗng và vịt
Năm mảnh gỗ
Thỏ dùng máy nói
Bướm em hỏi chị
Ngủ rồi
Chơi ú tim
Bê hỏi mẹ
Thỏ dùng máy nói
Thỏ được quay phim
Xe chữa cháy

Tập thơ: BẠN TRONG VƯỜN
Gà con và quả trứng: gà đẻ, gà ấp, gà nở, gà con và quả trứng.
Bạn trong vườn: thị,khế, na, dứa, ổi, sung, mía, roi, sầu riêng.
Tập CHÚ VỊT BÔNG
Mẹ ốm
Em yêu tổ quốc Việt Nam
Bé ốm
Củ khoai của bé

Cây đèn dầu
Đôi dép thần kì
Tập thơ: TỪ KHÔNG ĐẾN MƯỜI
Kim đồng hồ
Hoa sen hoa đào
Soi gương
Áo mưa
Từ không đến mười
Tôi yêu em tôi
Tập thơ: MẸ MẸ ƠI CÔ BẢO
Bàn tay như búp lan
Nói điều hay
Học chữ
Chim
Thuyền và cá
Tập thơ: Những người bạn im lặng
Những chiếc gương nhỏ: Gương, có, nước, mắt, vui,đố, cây, vịt, dưa.
Những người bạn im lặng: đinh, kính, thước, chổi, dao và kéo,dế, cấu chì, đôi que đan, ghế đá, bàn là, dây phơi, cầu, bảng chỉ đường.








III. Sen nở: quả sương, sen nở, một ông trăng, nhà tập thể, bông hoa gì bạn hỡi.
IV. Những người bạn ồn ào: Máy khâu, ấm và chảo, máy bay, trựcc thăng, loa truyền thanh.
Tập thơ: TẮM DƯỚI MƯA
Con quay
Bí mặt đất
Sóng và bé
Tiếng sáo trúc
Chuồn chuồn
Cơm


Đi dép
Biển và muối
Vì sao
Bé và còng
Tắm dưới mưa
Những bài thơ nho nhỏ
II. Sáng tác của Phạm Hổ
thơ.
Thơ về tình bạn_ Nội dung chủ đạo xuyên suốt trong thơ Pham Hổ viết cho các em.
Phạm Hổ đặc biệt chú ý đến tình bạn trong đời sống con người. Trong gần 20 tập thơ viết cho các em, đã có 6 tập ông viết về tình bạn: Chú bỏ tìm bạn, bạn trong vườn, những người bạn im lặng, những người bạn nhỏ, ai kêu đấy?, bạn nào thích nhảy.
Trước hết những người bạn trong thơ ông là những con vật ngộ nghĩnh đáng yêu. Ông gọi đó là những người bạn nhỏ mà các em vẫn gặp trong cuộc sống như: chó ,mèo, gà ,vịt ,ngan …..
Ví dụ:- Đây là một chú bò hiền lành dễ mến thật thà đến ngốc nghếch:
Bò ra sông uống nước
Thấy bóng mình ngỡ ai
Bò chào: kìa anh bạn
Lại gặp anh ở đây
(chú bò tìm bạn)
Phạm Hổ đã khéo léo tạo ra một không gian đông đúc, ấm áp của tình bạn giữa bò với mặt trời, nước, mây và cả bóng của bò nữa. Tiếng gọi bạn ậm ò của chú thật tha thiết và cái am thanh ấy cứ lan tỏa, vang vọng mãi trong không gian chiều.
Đây là một chú bê nũng nịu và háu ăn, cứ rối rít tìm vú mẹ:
Nhanh cho con bú tí
Đói, đói rồi mẹ ơi!
Gì mà nhặng lên thế
Mới nhả vú đấy thôi
-Nhả vú là đói rồi
Mẹ ơi con bú tí!!! ( Bê đòi bú)
Một chú thỏ đa nghi và ngốc nghếch, dùng máy nói mà cứ đòi phải nhìn thấy người ở đầu dây bên kia:
Thỏ đây! Ai nói đấy?
Mèo à? Mèo thế nào.
Mình không trông thấy cậu
Nhỡ đứa khác thì sao?
( thỏ dùng máy nói)
Đàn gà con hồn nhiên, nhí nhảnh:
Gà mẹ hỏi gà con:
Đã ngủa chưa đáy hả
Cả đàn gà nhao nhao:
-Ngủ cả rồi đấy ạ!
(ngủ rồi)
Mỗi bài thơ là một câu chuyện nhỏ xinh, một tiếng cười nhí nhảnh, sảng khoái. Thế giới các con vật hiện lên ngộ nghĩnh, đáng yêu như thế giới của các em bé đầy tưởng tượng, nhầm lẫn và thắc mắc
Tiếp theo là những người bạn trong vườn là những cây cối dâng hoa thơm, quả ngọt và màu xanh tươi cho cuộc sống. Đó là thị, lựu, na, chuối ổi…
Ví dụ: qua bài thơ “ hàng rào” trong tập thơ bạn trong vườn, cánh cửa vườn đã được mở toang, dẫn các em đến với một thế giới thiên nhiên kì thú, như một khu vườn bách thảo đầy hương vị và sắc màu:
….vườn quê ta nghìn năm
Bao đời nay thân thuộc
Một màu xanh êm đềm
Trăm hương thơm vị ngọt….

Tác giả kể vầ các loại cây, quả với một niềm say mê, thú vị. Cây nào cúng được ông khai thác ở một khía cạnh rất độc đáo và khám phá ra vẻ đẹp giàu chất thơ của nó:
Đây là cây bưởi:
“Hoa trắng đầy vườn
Hương thơm khắp xóm”
Đây là cây lựu:
“Hoa như lửa bay
Quả sơn vàng bóng’’


Đây là quả dứa:
“Đầu xanh mũ vua
Mình vàng áo giáp
Một trăm con mắt
Nhìn quanh bốn bề”
Và kia là quả mít:
“xù xì da cóc
Mình đầy gai góc
Tính rất hiền lành
Trên cành dưới gốc”
Bạn trong vườn không chỉ là những loại hoa thơm trái ngọt, mà còn lkà những rau củ rất bình thường, giản dị_ những thứ rất ít khi có mặt trong thơ, ấy vậy mà qua con mắt của Phạm Hổ, chúng hiện lên thật ngọt ngào hấp dẫn
Ví dụ: củ cà rốt như một bé xinh xắn và hiếu động
Ví dụ: củ cà rốt như một bé xinh xắn và hiếu động:

Lá xanh
Củ đỏ
Lớn nhỏ
Bên nhau
Đất đội
Ngập đầu
Nhảy lên
Đẹp thật
Tên em
Cà rốt
Củ đỏ
Lá xanh
Bắp cải xanh thì như một cô bé dịu dàng, ngoan ngoãn:
Bắp cải xanh
Xanh mát mắt
Lá cải sắp
Sắp vòng tròn
Búp cải non
Nằm ngủ giữa
Tóm lại: Qua những bài thơ này, Phạm Hổ không chỉ giới thiệu cho các em về đặc tinh, công dụng của mỗi loài cây, quả mà còn muốn gợi cho các em lòng yêu cuộc sông, yêu bạ bè, yêu đất nước và biết ơn người lao động.
Thứ ba: những người bạn là đồ vật: Là những người bạn im lặng khiêm tốn và tốt bụng. Qua cái nhìn hóm hỉnh của ông, những đồ vật vô tri như một cái đinh, một cái chổi, đôi que đan, cái thước kẻ… bổng trở lên có hồn và sống động.
Ví dụ: Bảng chỉ đường được tác giả hình dung như một con người từng trải và chín chắn:
“Nơi này tàu thường qua!”
“Trước mặt có trường học!”
Suốt đời nói mỗi điều
Một điều thật có ích!

Cái đinh được miêu tả cụ thể về hình dáng, đặc điểm nhưng cũng rất giống một cậu bé tinh nghịch, hóm hỉnh và tốt bụng, luôn giúp đỡ mọi người
Chân nhọn đầu tà
Thân hình thẳng tuột
Chôn mình vào cột
Chôn mình vào tường
Cho chị treo gương
Cho em treo ảnh
Xong rồi hóm hỉnh
Đinh ta tươi tỉnh
Nhô đàu nhìn quanh
Còn cái trỏi thì chẳng khác gì một cô bé nhí nhảnh hóm hỉnh,đỏm dáng thích làm duyên,nhưng cũng chăm chỉ chịu khó:
Thích buộc nhiều thắt lưng
Cả đời không đi dép
Chổi mua dạo một vòng
Rác trong nhà biến sạch.
Đó là những người bạn lặng lẽ quanh ta,khiêm nhường đóng góp một phần bé nhỏ để làm sạch,làm đẹp cho cuộc sống.có thể nói trong cái nhìn cua ông,vạn vật xung quanh hiện lên sống động,có hồn như thế giới của con người và tất cả đều là bầu bạn của thế giới trẻ thơ
b. Thế giới của trẻ thơ với những khám phá bất ngờ, thú vị
Đến với trẻ thơ, khám phá bao điều bí ẩn, Phạm Hổ đã dẫn dắt các em đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác, phát hiện “nhiều chuyện rất thật và lạ vô cùng”.
Ví dụ: quá trình hình thành cuộc sống của chú gà con từ quả trứng-làm sao có trể tưởng tượng được “lòng trắng , lòng đỏ- thành mỏ thành chân”(Đàn gà con) .Lạ như cây lạc ra hoa rồi mang củ giấu xuống đất,cùng là rau mà bắp cải thì xanh “xanh mát mắt”…và còn nhiều điều thú vị khác nữa.
Chúng ta có thể thấy những bài thơ của Phạm Hổ thường nhằm tới cái đích giáo dục giản dị, nhẹ nhàng mà sâu sắc, thẩm thúy. Đó là những bài học về thế giới tự nhiên môi trường xung quanh, về lòng nhân ái,tình yêu thương giữa con người với cỏ cây và loài vật. Ngoài ra Phạm Hổ còn nhìn thấy những điều thú vị trong chính sự thơ ngây của cuộc sống trẻ thơ hồn nhiên, trong trẻo:
-Có ai đang khóc nhè
Mà soi gương không bố
-Một đứa khóc đủ rồi
Soi chi thành hai đứa!!!
(Soi gương)

Có thể nói,những yếu tố bất ngờ,ngộ nghĩnh luôn là đặc điểm nổi bật của thơ Pham Hổ viết cho các em.Ông có khiếu quan sát tinh tế mà dí dỏm theo cách nhìn, cách nghĩ của trẻ thơ.Những chi tiết thơ luôn diễn biến linh hoạt cùng với sư xuất hiện của các yếu tố bát ngờ, nhũng hình ảnh buồn cười làm tăng ý nghĩa của câu thơ ,có tác động mạnh đến tư duy,tình cảm của trẻ,thực sự trở thành niềm thôi thúc các em vươn tới cái đẹp,cái tốt trong cuộc sống.
C. Đặc sắc về nghệ thuật thơ Phạm Hổ viết cho trẻ em:
Sử dụng chất liệu dân gian
Phạm hổ rất thành công ở lối nhại đồn dao với nhịp điệu câu thơ nhẹ nhàng, sinh động vui tươi, dễ thuuộc, dễ nhớ. Chúng giống như những câu hát hoặc những trò chơi dân gian. Sáo đậu lưng trâu là một ví dụ:
Thách anh trâu đấy
Đánh được sáo đen
Anh quật đuôi lên
Sáo sà xuống đất

Anh quay sừng húc
Sáo lại lên lưng
Sáo mổ tứ tung
Là anh thua nhé
nhiều bài thơ có dáng dấp những câu đố dân gian. Đây là quả dứa:
Đầu xanh mũ vua
Mình vàng áo giáp
Một trăm con mắt
Nhìn quanh bốn bể.
Còn đây là quả lựu:
Hoa như lửa bay
Quả sơn vành óng
Hạt nằm như ong
Từng bọng, từng bọng.
Hình thức đối thoại: Ông thường xuyên sử dụng nghệ thuật đối thoại trong thơ bằng cách ghi lại câu chuyện giữ các nhân vật, nhằm nêu và cắt nghĩa nhanh nhất những thắc mắc của trẻ em. Chuyện lòng trắng, lòng đỏ, thành mỏ, thành chân của các chú gà được thể hiện bằng lời hỏi đáp của chú gà convà gà mẹ trong bài: gà con và quả trứng:
Tròn nhẵn, trắng hồng,
Quả gì thế mẹ?
Hay là đá trăng?
Mổ xem thử nhé...
Chính là con đó
Những ngày trước xa
Con nằm trong vỏ
Lớn dần, chui ra...
Mẹ lại nói đùa
Con bay, con chạy
Còn hòn đá này
Mãi không động đậy
Mẹ nói đúng đấy
Lớn, con hiểu dần:
Nhiều chuyện rất thật
Mà lạ vô cùng.
Có thể những thắc mắc, những câu hỏi tại sao thế này, tại sao thế kia đối với trẻ thơ không bao giờ dứt. Phạm Hổ đã mở ra trước mắt các em nhiều điều kì lạ, nhằm giúp các em vươn tới những nhận thức mới mẻ. Đó chính là những bài học thường thức đầu tiên của trẻ về thế giới tự nhiên và môi trường xung quanh.
thống âm thanh, nhịp điệu độc đáo:
Cùng với các màn đối thoại, nhịp điệu thơ Phạm Hổ còn được tạo bởi nghệ thuật mô phỏng âm thanh, ông nhại và mô phỏng tiếng kêu của các con vật, các sự vật được miêu tả. Đó là tiếng bò ậm ò ....gọi bạn trong hoàng hôn, tiếng còi xe chữa cháy Có ngay.... Có ngay. Tiếng máy khâu Sắp xong rồi, sắp xong rồi, sắp xong rồi. Tiếng ngỗng ôn bài mỗi lúc một vẻ:
Thấy trứng trong ổ
Ngỗng đọc: O. O
Thấy gáo trên vò,
Ngỗng quờ “q”, quờ học
Thấy lưỡi cây sắt,
Ngỗng nhẩm i, i
Nhìn sừng trâu đi,
Ngỗng cờ cờ mãi
Đặc biệt trong bài Sen nở ông còn mô phỏng một thứ âm thanh hết sức mơ hồ là nhịp đập qua việc sử dụng thể thơ tự do hai tiếng một dòng. Bằng cách ấy , ông muốn giải thích cho trẻ em rằng, ông thể dùng mắt thường để nhìn xem sen nở từng cánh ra sao cũng như không thể nhìn thấy qua mỗi ngày trẻ em lớnlên như thế nào, nhưng có thể cảm nhận được kết quả của quá trình ấy. Bởi vì thực chất mỗi ngày các em vẫn lớn lên qua từng nhịp đập. Đọc thật chậm từng câu thơ, các em sẽ thấy sự sống bí ẩn và thiêng liêng biết chừng nào.
...-Con ơi
Sen nở
Không như
Cử sổ
Tay người
Mở ra
Dịu dàng
Sen nở
Nhẹ hơn
Hơi thở
Chậm hơn
Trăng đi...
Như con
Lớn lên
Ngồi rình

Mà xem
Nào ai
Thấy rõ
Chỉ biết
Sen nở
Và con
Lớn lên
Khi tìm những cách thể hiện phù hợp với tâm hồn trẻ thơ, nhà thơ Phạm Hổ không những giúp các em hiểu thêm cái hay cái đẹp mà còn giới thiệu cho các em những điều lạ lùng luôn tuôn chảy trong nhịp sống, như những quả trứng tròn một ngày kia biến thành đàn gà xinh xắn, như các em hôm nay còn đầy những thắc mắc về mọi chuyện, ngày mai đã vụt lớn lên
2. Truyện
a. Thể loại truyện cổ tích và hiện đại
Truyện cổ tích hiện đại là một thể loại văn học có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố dân gian và yếu tố hiện đại, các tác giả đã dùng hình thức dân gian để trình bày một vấn đề, một nội dung mới hiện đại
Truyện cổ tích dân gian là những sáng tác tập th, thể hiện sự hiể biết của nhân dân, trí tuệ của nhân dân
Cổ tích hiện đại là một tác phẩm của một cá nhân trong quá trình tìm tòi sánh tạo thể hiện mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại, sự kế thừa, sự cách tân.
Truyện cổ tích là một nhu cầu không thể thiếu đối với trẻ em của mỗi dân tộc. Ở Việt Nam, trước đây có một số nhà văn đã viết lại truyện cổ tích dân gian như: Tú Mỡ viết tấm cám; Nguyễn Huy Tưởng viết chiếc bánh trưng, con cóc là cậu ông trời, tìm mẹ... Tô Hoài viết đảo hoang, chuyện nỏ thần, Nhà Chử...
Phạm Hổ là người đầu tiên thể nghiệm sáng tác truyện cổ tích viết cho các em thiếu nhi. Ông viết chuyện hoa, chuyện qủa với thời gian gần ba mươi năm với gần năm mươi chuyện kể về sự tích gần năm mươi loài hoa quả.
b. Chuyện hoa, Chuyện quả của Phạm Hổ
Chuyện hoa, chuyện quả được viết theo lối cổ tích hiện đại, tác giả kể về sự tích loài hoa loài quả, tìm hiểu về nguồn gốc, tên gọi các loài cây, hoa, quả đó. Cũng như các tên mà hiện những cây quả đó đang có
Chuyện hoa, chuyện quả như một khu vườn rộng đầy hương thơm và sắc màu của các loài hoa, loài quả. Thế giới hoa quả phong phú không chỉ gợi cho các em lòng yêu thiên nhiên mà còn kích thích các em sự trân trọng, bảo vệ thiên nhiên và tìm hiểu thiên nhiên như một kho báu vô tận.
Mỗi câu chuyện về một thứ cây, tác giả cố gắng quan sát những đặc điểm bề ngoài dễ nhận biết và gọi đúng tên của chúng bằng một hình ảnh
Thật cụ thể và ấn tượng nhưng cũng hết sức lãng mạn.
Ví dụ: những bàn tay nhiều ngón hay là sự tích cây chuối; quả tim bằng ngọc hay là sự ích quả loòng boong; những con ốc kì lạ hay là sự tích quả roi....
Chuyện hoa, chuyện quả là một bộ truyện cổ tích hiện đại được Phạm Hổ dành nhiều thời gian và công sức để sáng tác trong vòng gần năm mươi năm. Những câu chuyện đó đầy hấp dẫn và không chỉ cung cấp cho trẻ thơ hiểu biết về sự phong phú kì diệu của thiên nhiên mà còn giúp các em hiểu thêm về những số phận, những cảnh đời. Từ cuộc đấu tranh không ngừng không nghỉ đi tìm lẽ phải, các em sẽ có những suy nghĩ hướng thiện , đề cao lòng nhân ái và đức hi sinh của con người.
Nhà văn Võ Quảng
Võ Quảng (1920-2007) là một nhà văn nổi tiếng của Việt Nam. Sự nghiệp văn chương của ông chủ yếu tập trung về đề tài thiếu nhi. Ông cũng là người đầu tiên dịch tác phẩm Don Quixote sang tiếng Việt dưới bút danh Hoàng Huy từ năm 1959. Ông được nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thường Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007.
I.Cuộc đời và sự nghiệp văn chương

Ông sinh ngày 1 tháng 3 năm 1920, tại xã Đại Hòa huyện Đại Lộc tỉnh Quảng Nam. Năm 1935, trong khi đang theo học Tú tài ở Quốc học Huế, ông tham gia tổ chức Thanh niên Dân chủ ở Huế, năm 1939 làm tổ trưởng tổ Thanh niên Phản đế ở Huế. Tháng 9 năm 1941, bị chính quyền Pháp bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ, sau đó bị đưa đi quản thúc vô thời hạn ở quê nhà.
Sau khi Cách mạng tháng Tám1945 nổ ra, ông được chính quyền Việt Minh cử làm ủy viên Tư pháp thành phố Đà Nẵng. Khi quân Pháp tái chiếm Nam Bộ, ông được cử vào chức vụ Phó chủ tịch Ủy ban Hành chính kháng chiến thành phố Đà Nẵng. Từ năm 1947 đến 1954, làm Hội thẩm chính trị (tức là Phó Chánh án) tòa án quân sự miền Nam Việt Nam. Thời gian này, ông cũng có sáng tác một số tác phẩm thơ dành cho thiếu nhi.
Sau khi tập kết ra Bắc, ông được điều về công tác ở chức vụ Ủy viên Ban nhi đồng Trung ương, phụ trách văn học cho thiếu nhi. Ông là một trong những người tham gia sáng lập và từng giữ chức Giám đốc Nhà xuất bản Kim Đồng, Một thời gian sau đó, ông được cử làm Giám đốc Xưởng phim hoạt hình Việt Nam. Năm 1965, ông được kết nạp làm Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Năm 1968, ông về công tác tại Bộ Văn hóa, năm 1971, về Hội Nhà văn Việt Nam, được phân công làm chủ tịch Hội đồng Văn học Thiếu nhi Hội Nhà văn Việt Nam và giữ chức vụ này đến khi về hưu.
Năm 2007, ông được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật.
Ông qua đời ngày 15 tháng 6 năm 2007 tại Hà Nội. Mộ phần của ông đang đặt tại nghĩa trang tỉnh Vĩnh Phúc.
Nhà văn Võ Quảng là người viết nhiều truyện và thơ cho thiếu nhi với nhiều tác phẩm được các thế hệ yêu thích như:
- Cái Thăng (truyện 1961)
- Thấy cái hoa nở (thơ 1962)
- Chỗ cây đa làng (1964)
- Nắng sớm (thơ, 1965)
- Cái Mai (1967)
- Những chiếc áo ấm
(truyện 1970)
Anh Đom đóm (thơ, 1970)
Kinh tuyến, vĩ tuyến
(truyện 1995)
- Quê nội (truyện 1974)
- Tảng sáng (truyện 1976)
- Bài học tốt (truyện, 1975)
- Gà mái hoa (thơ 1975)
- Quả đỏ (thơ 1980)
- Vượn hú (truyện 1993)
Ánh nắng sớm (thơ 1993)
- Măng tre (thơ, 1972)
Sơn Tinh Thủy Tinh, Con 2
(kịch bản phim hoạt hình).
Ngoài ra, ông còn có bài thơ đồng dao "Mời vào" cho trẻ em rất nổi tiếng.
Tác phẩm
II .Những thành tựu sáng tác của Võ Quảng.
1 .Thơ viết cho trẻ em .
Ông chủ yếu viết cho lứa tuổi mẫu giáo và đầu tiểu
học . Đó là những bài thơ xinh xắn ,nhẹ nhàng nhưng
mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc .
a .Thế giới thiên nhiên sinh động ,mới lạ ,hấp dẫn.
* Những cảnh vật thiên nhiên
Võ quảng có những bức tranh lỗng lẫy của cảnh vật
thiên nhiên .Dường như bốn mùa xuân , hạ ,thu, đông
đều được ông thâu tóm những nét điển hình nhất của
đất trời khi mùa xuân chợt đến qua sự thức tỉnh kì diệu
của chổi biếc :
Mầm non mắt lim dim
Cố nhìn qua kẽ lá
Thấy mây bay hối hả
Thấy lất phất mưa phùn.
(mầm non)
Cả đất trời xôn xao trong không khí tràn đầy sức sống :
Vội bật chiếc vỏ rơi
Nó đứng dậy giưã trời
Khoác áo màu xanh biếc…
Mùa hạ được gợi tả qua nét vẽ cảnh hồ sen :
Hoa sen sáng rực
Như ngọn lửa hồng
Một chú bồ nông
Mải mê đứng ngắm
Nước xanh thăm thẳm

Lồng lộng mây trời
Một cánh sen rơi
Rung rinh mặt nước
(có một chỗ chơi)
Bài thơ mang phong cách cổ điển : lấy động tả tĩnh.Tác
giả miêu tả âm thanh – tiếng động của cánh sen rơi nhưng
lại thấy toát lên sự tĩnh lặng .Một cánh sen rơi cũng đủ
làm mặt nước lung linh gợn sóng .Không gian yên tĩnh
thoáng đãng và trong lành như được ướp hương sen , và
chú bồ nông kia như cũng bị thôi miên bởi cảnh sắc này .
Trong con mắt của nhà thơ ,mỗi mùa có một dặc trưng
riêng , vẻ đẹp riêng .
* Thế giới loài vật và cây cỏ :
Vườn thơ của Võ Quảng khá giàu có về các loại
chim thú và cây cỏ .Trước hết trong thơ ông xuất hiện
một xã hội chim , thú rất đông vui và sinh động : gần
gũi với người là : gà ,vịt ,chó ,trâu …xa hơn là chim
chào mào , cò , vạc ,quạ …những con vật ở rừng như
thỏ ,nai ,cáo ,voi …dưới nước như bồ nông , ếch , nhái
Tất cả hợp thành một xã hội chim , thú đông vui , đầy
tiếng kêu , hát .. Tác giả đã thổi vào những loài vật ấy
một tâm linh để chúng hiện lên có sinh khí ,có hoạt động
như con người .
Những bài thơ Võ Quảng viết về cây cỏ thường rất tươi
tắn . Ông đem đến cho các em vườn xuân rực rỡ sắc màu
với vẻ đẹp của :
Hoa cải li ti
Đốm vàng óng ánh
Hoa cà tim tím
Nõn nuột hoa bầu
Hoa ớt trắng phau
Xanh lơ hoa đỗ
Cà chua vừa độ
Đỏ mọng trĩu cành
Xanh ngắt hàng hành
Xanh lơ cải diếp…
( Ai cho em biết )
b . Những bài học đầu tiên về cuộc sống .
Võ Quảng quan niệm “không nên dè sẻn , không nên tính
toán rằng mình chỉ véo mẩu này trong toàn bộ vốn liếng
của mình ra để viết truyện này , còn mẩu kia thì để dành
viết truyện khác . Mỗi khi viết một truyện dù nhỏ nhất , nhà
văn cũng phải dốc hết cả cuộc đời , dành trọn cả tấm lòng
và sự hiểu biết của mình vào đó”. Với quan niệm như vậy
Võ Quảng đã sáng tác những bài thơ không chỉ giúp các em
phát hiện ra cái đẹp xung quanh , cái đẹp của thiên nhiên mà
còn giúp các em hiểu được cái đẹp ấy chính là nhờ bàn tay
lao động , nhờ công sức của con người .
Mỗi bài thơ của ông đều có tác dụng giáo dục rõ rệt ,hướng
các em vào những việc làm tốt :chăm học ,chăm làm…
tác giả đã khéo léo lồng ý nghĩa giáo dục trong hình ảnh
đẹp ,trong cách nói nhẹ nhàng qua các bài : chị chổi tre ,
anh đom đóm , ai dậy sớm…
2. Văn xuôi Võ Quảng viết cho trẻ em .
Rất phong phú : truyện đồng thoại và tiểu thuyết
a . Truyện đồng thoại .
- Truyện đồng thoại của Võ Quảng được tập hợp trong hai
tập : Những chiếc áo ấm (1970) ,Bài học tốt (1975)
với những truyện tiêu biểu :chuyến đi thứ hai , bài học tốt
trong một hồ nước…
- Truyện đồng thoại của Võ Quảng nhẹ nhàng mà thấm thía
Nó mang đến cho trẻ những bài học bổ ích , giúp trẻ vững
vàng hơn trong quá trình hoàn thiện nhân cách .
- Truyện Võ Quảng ngắn và động , mang dáng dấp truyện
ngụ ngôn .
b. Tiểu thuyết.
Có 2 tác phẩm : Quê nội và tảng sáng .tác giả muốn nói
với các em tình yêu quê hương bao giờ cũng gắn với tình
yêu cách mạng ; càng yêu quê hương thì càng thêm yêu
cách mạng , và càng gắn bó với cách mạng thì càng yêu
quê hương . Cảm hứng chung trong các tác phẩm là
quê hương trong hoài niệm của tác giả . Một vùng quê đẹp
và trù phú bên dòng sông Thu Bồn ,với những bãi dâu bạt
ngàn …những con người chất phác ,cần cù làm đủ mọi nghề
để kiếm sống và họ kiên quyết bám trụ trên quê hương. Họ
đoàn kết cùng nhau đánh giặc .
Viết về quê hương mình , Võ Quảng thiết tha với nguồn
cảm hứng về cách mạng , về sự hồi sinh, “bừng lên một làng”
Đó là sự bừng tỉnh của làng Hòa Phước quê hương ông khi
cách mạng tới . Cách mạng tháng Tám là “cái bản lề”
giữa bóng tối và ánh sáng .
3. Vài nét nghệ thuật thơ văn Võ Quảng .
a . Nghệ thuật miêu tả .
Nghệ thuật miêu tả loài vật rất tinh tế , chỉ bằng vài chi
tiết chọn lọc ông đã khắc họa con vật một cách nổi bật
Miêu tả con trâu mộng :
Da đen bóng loáng
ức rộng thênh thênh
Đôi sừng vênh vênh
Chóp sừng nhọn hoắt
Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên rất đặc sắc .Ông thường
phát hiện ra những vẻ đẹp thiên nhiên gần gũi mà diệu

Đọc thơ của Võ Quảng ta có cảm giác như được dạo chơi
trong một công viên kì lạ ,ở đó có nhiều loài chim , loài cỏ
thơm …Thiên nhiên rộn ràng âm thanh , màu sắc .
Văn xuôi của ông có những trang miêu tả thật tài hoa và
sâu sắc. Trong quê nội và Tảng Sáng tác giả đã vẽ lên cảnh
quê thật lộng lẫy và xinh đẹp.
b . Ngôn ngữ và nhạc điệu .
Thơ văn Võ Quảng rất giàu nhạc điệu ,vì vậy trẻ em dễ thuộc
và dễ nhớ . Có bài mang âm hưởng của bài đồng dao :chị
chổi tre , mời vào…. . Có bài êm dịu , hài hòa :anh đom đóm,
Có bài tiết tấu luôn luôn thay đổi :Gà mái hoa ,bác mưa …
Hệ thống ngôn ngữ thường là từ thông dụng , giản di ,dễ
hiểu .Ông sử dụng các biện pháp tu từ làm cho vốn từ đó thật
sinh động và hấp dẫn .
Thơ Võ Quảng chắc khỏe với từ láy , những thanh trắc ,
những cử chỉ , hành động luôn biến đổi
Võ Quảng biết khéo léo kết hợp những mảng từ tượng
thanh bằng cách dùng hoàn toàn tiếng kêu của loài vật
như vịt thì cạc cạc cạc…lợn thì ịt ịt ịt…
Văn xuôi Võ Quảng giàu nhạc điệu . Đọc văn của ông
ta thấy chất thơ trong từng câu , từng chữ :Tảng Sáng ,Quê
Nội .
c . Những chi tiết hài hước , dí dỏm .
Thơ văn Võ Quảng thường xuất hiện những chi tiết hóm
hỉnh ,tinh nghịch , ngồ ngộ rất dễ nhớ .
Thơ : sự dí dỏm thể hiện trong cách quan sát , cách nhìn
nhận , cách miêu tả
- Văn xuôi :Cách miêu tả nhân vật dí dỏm ,hài hước.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)