Văn học hiện đại 2

Chia sẻ bởi Dương Thị Phương Quỳnh | Ngày 21/10/2018 | 18

Chia sẻ tài liệu: văn học hiện đại 2 thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Nhà thơ Trần Đăng Khoa
Trần Đăng Khoa (sinh ngày 24 tháng 4 năm 1958), quê làng Trực Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương, là một nhà thơ, nhà báo, biên tập viên Tạp chí Văn nghệ Quân đội, hội viên của Hội Nhà văn Việt Nam. Hiện nay ông là trưởng ban Văn nghệ Đài tiếng nói Việt Nam và là Giám đốc Hệ Phát thanh có hình VOVTV.
1.Tiểu sử
Từ nhỏ ông đã được nhiều người cho là thần đồng thơ văn . Lên 8 tuổi, ông đã có thơ được đăng báo. Năm 1968, khi mới 10 tuổi, tập thơ đầu tiên của ông Từ góc sân nhà em (tập thơ tiếp theo là Góc sân và khoảng trời) được nhà xuất bản Kim Đồng xuất bản. Có lẽ tác phẩm nhiều người biết đến nhất của ông là bài thơ "Hạt gạo làng ta", sáng tác năm 1968, được thi sĩ Xuân Diệu hiệu đính, sau được nhạc sĩ Trần Viết Bính phổ nhạc (1971).
Ông cũng được biết đến nhiều với câu truyện khi mới hơn 10 tuổi đã đề nghị đổi câu thơ "Đường ta đi rộng thênh thang tám thước" thành "Đường ta rộng thênh thang ta bước" trong bài thơ Ta đi tới của nhà thơ nổi tiếng thời bấy giờ là Tố Hữu.
Trần Đăng Khoa nhập ngũ ngày 26 tháng 2 năm 1975 khi đang học lớp 10/10 tại trường phổ thông cấp 3 Nam Sách, quân số tại Tiểu đoàn 691 Trung đoàn 2 Quân tăng cường Hải Hưng. Sau khi thống nhất, việc bổ sung quân cho chiến trường không còn cần thiết nữa, ông được bổ sung về quân chủng hải quân. Sau đó ông theo học Trường Viết văn Nguyễn Du và được cử sang học tại Viện Văn học Thế giới M. Gorki thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Nga. Khi trở về nước ông làm biên tập viên Văn nghệ quân đội.
Ông 3 lần được tặng giải thưởng thơ của báo Thiếu niên Tiền phong (các năm 1968, 1969, 1971), Giải nhất báo Văn nghệ(1982) và Giải thưởng Nhà nước (năm 2000).
Từ tháng 6 năm 2004, khi đã mang quân hàm thượng táQuân đội nhân dân Việt Nam, ông chuyển sang phụ trách Ban văn nghệ Đài Tiếng nói Việt Nam. Hiện nay ông làm việc tại Văn phòng Đảng ủy Đài Tiếng nói Việt Nam VOV.
2.Tác phẩm

Trần Đăng Khoa không có nhiều tác phẩm, và danh hiệu "thần đồng thơ trẻ" của nhà thơ thời thơ ấu không hề liên quan hay được nối tiếp đến quãng đời về sau khi nhà thơ tham gia nhập ngũ, theo học ở Nga, khi về nước làm biên tập viên, làm báo. Thi hứng một thời không là động lực cho xúc cảm khi tác giả đã cao tuổi. Những tác phẩm nổi bật của Trần Đăng Khoa:
Tác phẩm in ở trong nước:
Từ góc sân nhà em.(1968).
Thơ Trần Đăng Khoa, tập 1 (1970).
Khúc hát người anh hùng.(trường ca -1975).
Kể cho bé nghe.(1979).
Thơ Trần Đăng Khoa, tập 2. (1983).
+ Tác phẩm in ở nước ngoài:
- Tiếng hát còn tiếp tục.(Pháp, 1971).
Góc sân và khoảng trời của tôi( CuBa,1973).
Cánh diều no gió (Đức, 1973)…
3.Nội dung thơ của Trần Đăng Khoa
a.Thiên nhiên nông thôn
Đây là mảng nội dung nổi bật nhất trong thơ Trần Đăng Khoa
Thiên nhiên trong thơ Trần Đăng Khoa là một thiên nhiên trong trẻo, tinh nguyên kỳ diệu và đầy chất thơ.Thơ Trần Đăng Khoa luôn gửi cho bạn đọc cảm nhận về một thiên nhiên thuần nhất, tinh nguyên và hết sức thơ mộng.
“Ông trăng tròn sáng tỏ
Soi rõ sân nhà em”
(Trăng sáng sân nhà em)
Đó là ánh trăng vằng vặc chan hòa khắp mọi nơi.Trời càng khuya, trăng càng sáng.Cảnh vật như chìm đi cho sự thức dậy của trăng.Cả hàng cây, cả con chim, con sâu đều lặng đi trước sự huyền diệu của thiên nhiên:

“Hàng cây cau lặng đứng
Hàng cây chuối đứng im
Con chim quên không kêu
Con sâu quên không kêu
Chỉ có trăng sáng tỏ
Soi rõ sân nhà em…”

Ngoài ra ta còn có thể bắt gặp hình ảnh trăng ở những bài thơ khác như:Trông trăng, Trăng ơi… từ đâu đến, Tiếng đàn bầu và đêm trăng,…cũng được Trần Đăng Khoa miêu tả với vẻ đẹp hồn nhiên, trong trẻo, rất đặc trưng của những đêm trăng nông thôn và có lẽ cũng chỉ ở nông thôn, đặc biệt là nông thôn những năm 60, những đêm trăng mới thực sự có ý nghĩa, thực sự là những đêm hội của trẻ thơ.
Thiên nhiên trong thơ Trần Đăng Khoa tràn đầy sức sống, luôn luôn vận động và phát triển
Khung cảnh những buổi sáng ở nông thôn được Trần Đăng Khoa miêu tả ồn ào và náo nhiệt.Đó là những buổi bình minh của nhà nông.Cảnh vật muôn thủa mà vẫn thấy mới lạ, hấp dẫn:

“…Tiếng gà
Tiếng gà
Giục quả na
Mở mắt
……….
(ò ó o…)
Những trận mưa rào cũng được Trần Đăng Khoa miêu tả sinh động.Thiên nhiên thì quay cuồng:” Lá khô – Gió cuốn – Bụi bay – Cuồn cuộn…”;mảnh vườn, góc sân thì hả hê: ”Cây dừa – Sải tay – Bơi – Ngọn mùng tơi – Nhảy múa”.Cơn mưa hiện lên trong thơ anh giống hệt một cuộc ra quân khổng lồ của vũ trụ, thiên nhiên được miêu tả với tất cả sự sôi động và sức sống tiềm tàng trong nó.Qua cái nhìn của tác giả, thiên nhiên đã được nhân cách hóa qua con người( bài Cây dừa, Thả diều…)
=>Thế giới thiên nhiên qua sự cảm nhận của tuổi thơ Trần Đăng Khoa thật phong phú, sinh động và trong sáng.Tác giả đã thể hiện một năng lực quan sát hết sức nhạy bén, tinh tế, đặc biệt là khả năng cảm nhận thiên nhiên bằng mọi giác quan, bằng sự mở rộng của tâm hồn và trí tưởng tượng phong phú, độc đáo.
b.Hình ảnh người nông thôn
Viết về con người, thơ Trần Đăng Khoa chủ yếu nhắc tới người nông dân ở làng quê.Người nông dân ấy trước hết là bố, mẹ, anh chị của ông.Ông nhắc tới họ bằng cả sự biết ơn, kính trọng và sự cảm ơn sâu sắc:
“Áo mẹ mưa bạc màu
Đầu mẹ nắng cháy tóc
Mẹ ngày đêm khó nhọc
Con chưa ngoan, chưa ngoan”
( Khi mẹ vắng nhà)
Hay trong các bài như: Hạt gạo làng ta, Mẹ ốm…
4.Vài nét nghệ thuật trong thơ Trần Đăng Khoa
a.Tâm hồn trẻ thơ qua cách nhìn, cách tả cảnh vật
Trong cái nhìn của Trần Đăng Khoa, tất cả thế giới xung quanh đều như có tâm linh, đều là bầu bạn.Ông thường sử dụng biện pháp nhân cách hóa để miêu tả cảnh vật.Với cái nhìn “ vật ngã đồng nhất”, ông có thể kết bạn với chú chó vàng( Sao không về vàng ơi?) và chuyện trò thân thiết với bạn của nhà nông ( Con trâu đen lông mượt) hoặc với câu trầu ( Đánh thức trầu)…

c. Âm vang của thời đại qua một tâm hồn cho trẻ
Mấy chục năm đã trôi qua, một thời đại đã trôi qua nhưng dấu ấn của nó còn nóng hổi trên mỗi trang thơ của Trần Đăng Khoa.Ông không đi vào miêu tả, liệt kê lịch sử, mà dấu ấn thời đại dội vào thơ ông đã biến thành những hình tượng – thành số phận của một lớp người, một thế hệ trong chiến tranh ( Đánh tam cúc, Gửi bạn Chi Lê, Dặn em,…)
b.Trí tưởng tượng phong phú bay bổng và sự liên tưởng so sánh kỳ diệu
Không bao giờ ông nhìn sự vật trong sự đơn nhất, trần trụi mà luôn luôn phát hiện ra những mối liên hệ của chúng hoặc liên tưởng tới những hình ảnh tương đồng khác để từ đó khái quát lên một cái gì đó cao hơn.
Từ một cánh diều, khi thì tưởng tượng ra:
“Sao trời trôi qua
Diều thành trăng vàng”
Khi lại thấy:
“Diều hay chiếc thuyền
Trôi trên sông Ngân…”
“Diều là hạt cau
Phơi trên nong trời…”
“Diều em – lưỡi liềm
Ai quên bỏ lại…”
(Thả diều)
Hay từ một vầng trăng, có lúc thấy:
“Trăng hồng như quả chín
Lửng lơ lên trước nhà”
Có khi hình dung ra:
“Trăng tròn như mắt cá
Chẳng bao giờ chớp mi”
Và táo bạo hơn nữa là:
“Trăng bay như quả bóng
Bạn nào đá lên trời”
(Trăng ơi…từ đâu đến)
C .Ngôn ngữ chính xác, biểu cảm và giàu âm thanh,nhịp điệu
Hầu như mỗi từ, mỗi câu trong thơ Trần Đăng Khoa
đọc lên đều thấy sự gia công, sáng tạo của tác giả.
Khi tả cảnh mẹ ốm:
“Cánh màn khép lỏng cả ngày”
Không phải là cánh màn khép chặt, hay cánh màn khép hờ mà phải đúng là cánh màn khép lỏng.
Khi tả nỗi nhọc nhằn của mẹ, tác giả cũng không viết nhiều mà chỉ viết mỗi một câu:
“Nắng mưa từ những ngày xưa
Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan”.
người đọc cũng có thể cảm nhận được biết bao yêu thương và sự trân trọng ẩn chứa trong câu thơ thông qua từ “lặn”.



Ngoài ra ngôn ngữ thơ Trần Đăng Khoa cũng rất giàu âm thanh, nhịp điệu.Đó là âm thanh rộn rã, náo nức và nhịp điệu khẩn trương của cuộc sống (Trong bài thơ ò ó o…)
“ Ò ó o…
ò ó o
Tiếng gà
Tiếng gà
Giục quả na
Mở mắt
Tròn xoe
…….”
d.Những hình ảnh đẹp sáng tạo độc đáo
Trần Đăng Khoa học tập những tinh hoa văn hóa truyền thống và đương đại sáng tạo ra những hình ảnh đẹp, độc đáo trong thơ của mình.Trong thơ ông có nhiều hình ảnh được gợi từ những câu ca, điệu hát quen thuộc, những câu chuyện cổ hấp dẫn trong vốn văn hóa dân gian.
”Con cò mắc giò mà chết
Con quạ ở nhà mua nếp làm chay
Con cu đánh trống bằng tay
Chào mào đội mũ làm thầy đọc văn
Chiền chiện vừa khóc vừa lăn
Một bầy se sẻ bịt khăn chở cò.”
(Đám ma bác giun)
Hay là hình tượng thánh gióng (Truyện thánh gióng), hình tượng thần trụ trời giúp nhà thơ sáng tạo những hình ảnh rất đẹp trong bài Mưa:
“Ông trời
Mặc áo giáp đen
Ra trận...”
Có thể thấy, đọc thơ Trần Đăng Khoa người đọc cảm nhận được một tâm hồn thơ trẻ trong sáng, giản dị, chan chứa một tình yêu đằm thắm, thiết tha với con người, thiên nhiên và cuộc sống.Thơ ông đến với tuổi thơ trước tiên bằng những rung động, những cảm xúc chân thành, nhân ái.Thơ ông còn khơi dậy những rung động trong tâm hồn người lớn, làm cho họ được trở về với tuổi thơ, tìm gặp lại mình trong cái trong trẻo, tinh nguyên của những cảm xúc đối với thiên nhiên và với nghệ thuật.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)