Văn học: đổi mới cách dạy môn ngữ văn theo hướng nào ?
Chia sẻ bởi Trần Việt Thao |
Ngày 11/05/2019 |
53
Chia sẻ tài liệu: Văn học: đổi mới cách dạy môn ngữ văn theo hướng nào ? thuộc Giáo dục đặc biệt
Nội dung tài liệu:
Đổi mới cách dạy môn Ngữ văn theo hướng nào?
Thứ Tư, 01/02/2012, 02:49 CH | Lượt xem: 52
( NGuồn: http://edu.go.vn/e-tap-chi/tin/3/11/9940/doi-moi-cach-day-mon-ngu-van-theo-huong-nao.html ).
Diễn đàn Dân trí đã cho đăng bài “Kinh nghiệm hay trong cách dạy môn văn của nước ngoài” nhằm đưa ra những gợi ý đổi mới cách dạy và học môn ngữ văn của nhà trường chúng ta. Đây quả thực là một chủ đề đáng bàn.
Là người trong cuộc, chúng tôi cũng suy nghĩ nhiều về tình trạng sa sút của các môn khoa học xã hội và nhân văn nói chung và môn ngữ văn nói riêng trong nhà trường hiện nay của chúng ta. Một trong những nguyên nhân của tình trạng đó là do đội ngũ GV chưa thực sự tâm huyết, đam mê với nghề nghiệp, lên lớp theo phương pháp cũ, thiếu sáng tạo, thiếu hấp dẫn.
Đặc thù của các môn KHXHNV là nội dung kiến thức thường được trình bày trong SGK, sách GV nên nếu GV không chịu khó đổi mới, sáng tạo thì dễ đi vào con đường mòn là trình bày lại những nội dung cố định. Chúng tôi đã dự nhiều giờ thao giảng và nhận thấy GV chỉ cố gắng trình bày lại những điều đã có sẵn trong SGK, vì thế giờ học rơi và tình trạng hình thức.
Ngay cả những giờ giảng được đánh giá là thành công thì tính chất “độc diễn” của GV vẫn thể hiện khá rõ nét. Thậm chí có những giờ dạy diễn ra rất rôm rả, sôi nổi, nhưng thực chất chỉ là một “màn kịch” dàn dựng khéo, tất cả đã được GV tập dượt trước, cả những câu hỏi bài cũ, và chỉ định luôn những học sinh nào sẽ phát biểu! Nhiều GV được khen là “dạy hay”, song thực chất là “diễn thuyết” hay, và HS học xong là kiến thức cứ trôi đi tuồn tuột.
Tuy nhiên, để đổi mới phương pháp giảng dạy thành công, nếu chỉ có sự nỗ lực từ phía GV thì không đem lại kết quả gì, mà quan trọng là cần có sự hưởng ứng tích cực từ phía HS. Thói quen học tập thụ động, đối phó của HS là một rào cản lớn đối với quá trình đổi mới phương pháp dạy học. Hiện HS phải học nhiều môn, các em không có điều kiện đầu tư thời gian thích đáng cho tất cả các môn, vì vậy mới sinh ra tình trạng học lệch.
Học theo phương pháp mới đòi hỏi các em phải đầu tư nhiều thời gian để làm bài tập, tham khảo tài liệu, thu thập, xử lý thông tin khoa học…Đa số HS không có đủ các tài liệu tham khảo cần thiết, và chưa hình thành được tư duy phản biện, độc lập trong học tập.
Những khó khăn từ hai phía thầy và trò khiến cho tình trạng đổi mới phương pháp dạy học ở nhiều môn rơi vào vòng luẩn quẩn, hình thức, ít có chuyển biến mạnh và hiệu quả cao.
Nguy hại nhất là tư duy tự bằng lòng, an phận đã trở nên phổ biến trong cả GV và HS. GV bằng lòng với việc HS làm bài giống với ý mình, càng giống càng tốt, và HS thì không coi việc chép tài liệu, quay cóp khi kiểm tra là xấu.
Trước thực trạng đó, một số người mong muốn sẽ học tập, tham khảo những mô hình đổi mới phương pháp giáo dục của nước ngoài để góp phần thay đổi nhận thức và thúc đẩy hành động. Tuy nhiên, một số người chưa nghiên cứu vấn đề một cách kĩ lưỡng mà thường chỉ nhìn thấy sự khác biệt ở một số phương diện nào đó, rồi hô hào đổi mới theo nước ngoài.
Đối với môn Ngữ văn, tình hình cũng tương tự. Quan niệm về tính chất, yêu cầu, nội dung môn học của nước ngoài chắc cũng có nhiều khác biệt so với Việt Nam. Điều kiện về đội ngũ GV, HS, cơ sở vật chất, chương trình cũng nhiều điểm không giống ta.
Ví dụ: Nhiều nước môn học được tổ chức theo lối cuốn chiếu, nghĩa là HS phải học rất ít môn, và có nhiều điều kiện thời gian để đầu tư cho môn học. Đội ngũ GV của họ được tuyển chọn hết sức khắt khe, đào tạo bài bản, và có mức lương đủ sống, nghĩa là tính chuyên nghiệp rất cao. Lớp học thường có ít HS, nên GV có điều kiện quan tâm tới từng em. Điều kiện học tập của HS rất đầy đủ. Ngay cả quan niệm về mục đích, yêu cầu môn học của họ cũng có những khác biệt so với ta. Quan niệm giáo dục của họ cũng khác, nghĩa là tôn trọng tối đa sự sáng tạo,
Thứ Tư, 01/02/2012, 02:49 CH | Lượt xem: 52
( NGuồn: http://edu.go.vn/e-tap-chi/tin/3/11/9940/doi-moi-cach-day-mon-ngu-van-theo-huong-nao.html ).
Diễn đàn Dân trí đã cho đăng bài “Kinh nghiệm hay trong cách dạy môn văn của nước ngoài” nhằm đưa ra những gợi ý đổi mới cách dạy và học môn ngữ văn của nhà trường chúng ta. Đây quả thực là một chủ đề đáng bàn.
Là người trong cuộc, chúng tôi cũng suy nghĩ nhiều về tình trạng sa sút của các môn khoa học xã hội và nhân văn nói chung và môn ngữ văn nói riêng trong nhà trường hiện nay của chúng ta. Một trong những nguyên nhân của tình trạng đó là do đội ngũ GV chưa thực sự tâm huyết, đam mê với nghề nghiệp, lên lớp theo phương pháp cũ, thiếu sáng tạo, thiếu hấp dẫn.
Đặc thù của các môn KHXHNV là nội dung kiến thức thường được trình bày trong SGK, sách GV nên nếu GV không chịu khó đổi mới, sáng tạo thì dễ đi vào con đường mòn là trình bày lại những nội dung cố định. Chúng tôi đã dự nhiều giờ thao giảng và nhận thấy GV chỉ cố gắng trình bày lại những điều đã có sẵn trong SGK, vì thế giờ học rơi và tình trạng hình thức.
Ngay cả những giờ giảng được đánh giá là thành công thì tính chất “độc diễn” của GV vẫn thể hiện khá rõ nét. Thậm chí có những giờ dạy diễn ra rất rôm rả, sôi nổi, nhưng thực chất chỉ là một “màn kịch” dàn dựng khéo, tất cả đã được GV tập dượt trước, cả những câu hỏi bài cũ, và chỉ định luôn những học sinh nào sẽ phát biểu! Nhiều GV được khen là “dạy hay”, song thực chất là “diễn thuyết” hay, và HS học xong là kiến thức cứ trôi đi tuồn tuột.
Tuy nhiên, để đổi mới phương pháp giảng dạy thành công, nếu chỉ có sự nỗ lực từ phía GV thì không đem lại kết quả gì, mà quan trọng là cần có sự hưởng ứng tích cực từ phía HS. Thói quen học tập thụ động, đối phó của HS là một rào cản lớn đối với quá trình đổi mới phương pháp dạy học. Hiện HS phải học nhiều môn, các em không có điều kiện đầu tư thời gian thích đáng cho tất cả các môn, vì vậy mới sinh ra tình trạng học lệch.
Học theo phương pháp mới đòi hỏi các em phải đầu tư nhiều thời gian để làm bài tập, tham khảo tài liệu, thu thập, xử lý thông tin khoa học…Đa số HS không có đủ các tài liệu tham khảo cần thiết, và chưa hình thành được tư duy phản biện, độc lập trong học tập.
Những khó khăn từ hai phía thầy và trò khiến cho tình trạng đổi mới phương pháp dạy học ở nhiều môn rơi vào vòng luẩn quẩn, hình thức, ít có chuyển biến mạnh và hiệu quả cao.
Nguy hại nhất là tư duy tự bằng lòng, an phận đã trở nên phổ biến trong cả GV và HS. GV bằng lòng với việc HS làm bài giống với ý mình, càng giống càng tốt, và HS thì không coi việc chép tài liệu, quay cóp khi kiểm tra là xấu.
Trước thực trạng đó, một số người mong muốn sẽ học tập, tham khảo những mô hình đổi mới phương pháp giáo dục của nước ngoài để góp phần thay đổi nhận thức và thúc đẩy hành động. Tuy nhiên, một số người chưa nghiên cứu vấn đề một cách kĩ lưỡng mà thường chỉ nhìn thấy sự khác biệt ở một số phương diện nào đó, rồi hô hào đổi mới theo nước ngoài.
Đối với môn Ngữ văn, tình hình cũng tương tự. Quan niệm về tính chất, yêu cầu, nội dung môn học của nước ngoài chắc cũng có nhiều khác biệt so với Việt Nam. Điều kiện về đội ngũ GV, HS, cơ sở vật chất, chương trình cũng nhiều điểm không giống ta.
Ví dụ: Nhiều nước môn học được tổ chức theo lối cuốn chiếu, nghĩa là HS phải học rất ít môn, và có nhiều điều kiện thời gian để đầu tư cho môn học. Đội ngũ GV của họ được tuyển chọn hết sức khắt khe, đào tạo bài bản, và có mức lương đủ sống, nghĩa là tính chuyên nghiệp rất cao. Lớp học thường có ít HS, nên GV có điều kiện quan tâm tới từng em. Điều kiện học tập của HS rất đầy đủ. Ngay cả quan niệm về mục đích, yêu cầu môn học của họ cũng có những khác biệt so với ta. Quan niệm giáo dục của họ cũng khác, nghĩa là tôn trọng tối đa sự sáng tạo,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: |
Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)