VAN HOC

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Trang | Ngày 21/10/2018 | 22

Chia sẻ tài liệu: VAN HOC thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:



VĂN HỌC NGA
I. Ý NGHĨA, MỤC TIÊU
CỦA MÔN HỌC



Văn học Nga là một nền văn học lớn có tác động đối với sự phát triển của nhiều nền văn học trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Việc tìm hiểu lịch sử văn học Nga đối với sinh viên là việc làm cần thiết vì nó:
Góp phần mở rộng tri thức văn học – văn hóa thế giới; thông qua các tác phẩm của các nhà văn Nga có thể hiểu thêm về đất nước và con người Nga, về những đặc thù văn học và văn hóa Nga;
Góp phần giúp sinh viên có cái nhìn rộng và sâu hơn khi tìm hiểu văn học, văn hóa dân tộc khi có sự so sánh với một nền văn học lớn từng được tiếp nhận rộng rãi và có những ảnh hưởng đáng kể đối với văn học hiện đại Việt Nam.
II. YÊU CẦU
CỦA MÔN HỌC



Sau 60 tiết học, sinh viên có thể:
Nắm được một cách khái quát các giai đoạn phát triển của văn học Nga từ khởi thủy đến hiện đại (thế kỷ XI – thế kỷ XX);
Có những kiến thức cơ bản về một số tác gia tiêu biểu của văn học Nga: tiểu sử, sự nghiệp sáng tác, những đóng góp đối với văn học Nga và văn học thế giới;
Nắm được nội dung, những đặc điểm nghệ thuật của một số tác phẩm văn học Nga tiêu biểu.

Để thực hiện được các yêu cầu này, ngoài việc nghe giảng trên lớp, sinh viên phải đọc các giáo trình lịch sử văn học Nga dành cho bậc đại học, đọc các tác phẩm văn học theo yêu cầu, tham gia thảo luận trên lớp, viết bài tập ở nhà, xem phim minh họa.
III. TÀI LIỆU HỌC TẬP

A. GIÁO TRÌNH:
Đỗ Hồng Chung, Nguyễn Kim Đính, Nguyễn Hải Hà, Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Trường Lịch, Huy Liên, Lịch sử văn học Nga, NXB Giáo Dục, Hà Nội, 1999.
Nguyễn Văn Giai, Văn học Nga giản yếu, Khoa Ngữ Văn – Trường ĐHTH TP.HCM, 1989.
Trần Thị Phương Phương, Tiểu thuyết hiện thực Nga thế kỷ XIX, NXB KHXH, Hà Nội, 2005.
B. TÁC PHẨM VĂN HỌC (1):
A.S.Pushkin: Thơ trữ tình (một số bài chọn lọc), Tiểu thuyết thơ Evgeny Onegin, tiểu thuyết Người con gái viên đại úy;
N.V.Gogol: truyện vừa Chiếc áo khoác, tiểu thuyết Những linh hồn chết (trích);
M.Yu.Lermontov: Thơ trữ tình (một số bài chọn lọc), tiểu thuyết Nhân vật của thời đại chúng ta (trích);
F.M.Dostoevsky: tiểu thuyết Tội ác và trừng phạt, tiểu thuyết Anh em nhà Karamazov (trích);
L.N.Tolstoy: tiểu thuyết Chiến tranh và hòa bình (trích), tiểu thuyết Anna Karenina;
A.P.Chekhov: một số truyện ngắn (Người đàn bà và con chó nhỏ, Người trong bao, Một chuyện đùa)
B. TÁC PHẨM VĂN HỌC (2):
M.Gorky: một số truyện ngắn (Makar Tchudra, Bà lão Izergin, Trên thảo nguyên);
M.Sholokhov: truyện ngắn Số phận con người;
G.Paustovsky: truyện ngắn Tuyết;
A.Tolstoy: truyện ngắn Tính cách Nga;
Một số bài thơ trữ tình của V.Mayakovsky, S.Esenin, A.Akhmatova, B.Pasternak, M.Tsvetaeva.
C. CÁC TÀI LIỆU PHỤ TRỢ:
Một số bài hát là thơ của các nhà thơ Nga được phổ nhạc;
Một số bộ phim được dựng từ các tác phẩm văn học Nga.
D. MỘT SỐ TRANG WEB TÌM TÁC PHẨM:
http://vnthuquan.net
http://www.thaibatan.com
http://www.cinet.gov.vn/Vanhoa/Vanhoc
IV. NỘI DUNG



NƯỚC NGA –
ĐỊA LÝ
CHÍNH TRỊ
DÂN TỘC
BẢN ĐỒ NƯỚC NGA
QUỐC HUY VÀ QUỐC KỲ NGA
NGA TRONG CỘNG ĐỒNG SLAV



NHỮNG NHÂN TỐ
QUYẾT ĐỊNH SỰ HÌNH THÀNH NỀN VĂN HỌC VIẾT CỦA NGA

Nhà nước Nga được hình thành (năm 862)
Thiên Chúa giáo trở thành quốc giáo (năm 988)
Sự phổ biến chữ viết Slav
KHỞI ĐẦU CỦA NƯỚC NGA –
NƯỚC NGA CỔ KIEV (THẾ KỶ IX – XIII)
- NĂM 988, DƯỚI TRIỀU ĐẠI QUỐC VƯƠNG VLADIMIR, NGA TRỞ THÀNH QUỐC GIA THIÊN CHÚA GIÁO;
THIÊN CHÚA GIÁO Ở NGA THUỘC DÒNG CHÍNH THỐNG (ORTHODOX), CÓ NGUỒN GỐC TỪ BYZANCE;
ViỆC NHẬP ĐẠO THIÊN CHÚA ĐI CÙNG VỚI ViỆC PHỔ BiẾN KINH SÁCH NHÀ THỜ, CŨNG ĐỒNG NGHĨA VỚI ViỆC PHỔ BiẾN CHỮ ViẾT VÀO NGA





Nhà thờ Cơ đốc giáo
Nhà thờ
chính thống giáo Nga


CHA ĐẠO CHÍNH THỐNG GIÁO
CHA ĐẠO CƠ ĐỐC GIÁO
CHỮ VIẾT CỦA NGƯỜI NGA
Chữ viết của người Slav cổ do hai anh em nhà truyền giáo người Byzance là Cyril và Methodius tạo ra vào thế kỷ IX, nhằm ghi lại các kinh sách nhà thờ bằng tiếng Slav phục vụ việc truyền đạo;

Cùng với việc truyền bá đạo Thiên Chúa, chữ viết Slav được phổ biến ở Nga, ban đầu phục vụ việc truyền đạo, nhưng sau được sử dụng cho các mục đích thế tục.
BẢNG CHỮ CÁI
NGA HIỆN ĐẠI

VĂN HỌC DÂN GIAN – CỘI NGUỒN DÂN TỘC CỦA VĂN HỌC NGA


Tục ngữ, ca dao, dân ca
Truyện cổ tích
Sử thi dân gian: các tráng sĩ ca (bylina)
Ivan Ngốc (Ivan Durak)
Phù thủy Baba-Yaga
Các tráng sĩ trong sử thi dân gian Nga
PHÂN KỲ LỊCH SỬ VĂN HỌC NGA
Văn học cổ (trung đại): thế kỷ XI-XVII
Văn học thế kỷ XVIII
Văn học thế kỷ XIX
Văn học thế kỷ XX
Văn học Nga cổ (thế kỷ XI – XVII):
các giai đoạn phát triển
Thế kỷ XI – đầu thế kỷ XIII: thời kỳ nước Nga cổ Kiev (biên niên sử, sử thi, văn chương ca tụng, văn giáo huấn, truyện đời các thánh, Kinh Thánh)
Giữa thế kỷ XIII – thế kỷ XV: thời kỳ Mông Cổ đô hộ (biên niên sử, truyện đời các thánh, văn giáo huấn, truyện lịch sử, ký sự hành trình)
Thế kỷ XVI – XVII: thời kỳ nước Nga Moskva (văn chương thế tục: truyện trào phúng, truyện tình yêu, thơ virshi)
NHỮNG THỂ LOẠI TIÊU BIỂU
CỦA VĂN HỌC NGA CỔ
Sử biên niên: ghi lại các sự kiện xảy ra dưới các triều đại các quốc vương Nga, cổ nhất là bộ sử biên niên của Nestor ở Kiev (Bộ Khởi Thủy, hay “Truyện các năm xưa”, thế kỷ XII);
Sử thi: “Bài ca về đạo quân Igor” (cuối thế kỷ XII – đầu thế kỷ XIII); “Zadonchina” (cuối thế kỷ XIV – đầu thế kỷ XV)
Truyện tiểu sử (zhitie) viết về cuộc đời các vị thánh;
Truyện lịch sử
Văn giáo huấn
Ký sự hành trình (“Hành trình qua ba bể” của A.Nikitin)
Văn châm biếm trào phúng (“Truyện tòa án Shemiak”, thế kỷ XVII)



Ivan IV (Hung đế)
thế kỷ XVI

MOSKVA
VĂN HỌC THẾ KỶ XVIII
Bối cảnh lịch sử
Tình hình văn học
Piotr Đại đế (thế kỷ XVIII)
Thành phố Saint-Petersburg
NỮ HOÀNG EKATERINA ĐỆ NHỊ VÀ
THỦ LĨNH PHONG TRÀO NÔNG DÂN PUGATCHEV
TÌNH HÌNH VĂN HỌC
Tổng quan
Chủ nghĩa cổ điển: thuật ngữ, các đặc điểm của CNCĐ và CNCĐ Nga, thi luật Nga, kịch cổ điển Nga, lý thuyết ba phong cách; các đại diện của CNCĐ Nga (Lomonosov, Sumarokov, Fonvizin, Derzhavin);
Chủ nghĩa tình cảm: những đặc điểm cơ bản, Karamzin và “Cô Liza đáng thương”.
VĂN HỌC NGA THẾ KỶ XVIII- tổng quan
Văn học được quan tâm như một loại hình nghệ thuật;
Mở rộng giao lưu với văn học châu Âu, quan tâm đến những thành tựu của văn học cổ đại Hy Lạp – La Mã, chịu ảnh hưởng của cả phong trào Phục Hưng, cả chủ nghĩa cổ điển châu Âu thế kỷ XVII lẫn phong trào Khai sáng thế kỷ XVIII;
Là thế kỷ của chủ nghĩa cổ điển (1730 – 1800) và chủ nghĩa tình cảm (nửa sau thế kỷ XVIII);
Hình thành thi luật Nga -> thơ ca phát triển (M.Lomonosov, G.Derzhavin);
Sân khấu được khuyến khích -> phát triển các thể loại kịch (bi kịch của A.Sumarokov, hài kịch của D.Fonvizin);
Văn xuôi: tiểu thuyết, thư tín, nhật ký hành trình…



CHỦ NGHĨA CỔ ĐIỂN – thuật ngữ
classicism <- classicus (cổ, khuôn mẫu)

Töø nguyeân cuûa “chuû nghóa coå ñieån” trong tieáng Latin: thôøi coå ñaïi, töø “classicus” mang nghóa “ngöôøi coâng daân quyù phaùi, giaøu coù, ñaùng kính troïng” ( “proletarius”: bình daân).
Khi mang nghóa “khuoân maãu”, khaùi nieäm coå ñieån (classic) ñöôïc duøng ñeå chæ nhöõng taùc phaåm vaø nhöõng taùc giaû trôû thaønh ñoái töôïng nghieân cöùu trong tröøông hoïc, trong lôùp hoïc (class) (nghóa naøy ñöôïc duøng trong caû thôøi trung ñaïi laãn thôøi Phuïc Höng)...
CHỦ NGHĨA CỔ ĐIỂN –
những đặc điểm chính
- CNCĐ hướng tới nghệ thuật cổ đại như kiểu mẫu lý tưởng;
Cơ sở thẩm mỹ là chủ nghĩa duy lý -> đề cao lý trí, đối lập chính diện-phản diện, lý tưởng hóa nhân vật, tuyệt đối hóa tư tưởng, nhấn mạnh tính khách quan trong tự sự, có thái độ tích cực đối với các vấn đề xã hội;
Thi pháp chuẩn mực: các thể loại được chia theo các bậc cao- trung-thấp, ứng với các phong cách ngôn ngữ khác nhau (lý thuyết ba phong cách); trong kịch tuân thủ nguyên tắc “tam duy nhất”, trong thơ hình thành phát triển thi luật.
ĐẶC ĐIỂM CỦA CNCĐ NGA
Kết hợp cả những tư tưởng của các nhà Phục Hưng (Shakespeare), các nhà cổ điển thế kỷ 17 (Corneille, Racine), lẫn các nhà cổ điển-Khai sáng thế kỷ 18; học hỏi phương Tây gắn với tinh thần dân tộc để tìm con đường đi riêng của mình;
Chú trọng những chủ đề lịch sử dân tộc (Bi kịch của A.Sumarokov);
Tụng ca (ode) phát triển (M.Lomonosov, G.Derzhavin), mang tinh thần Khai sáng;
Khuynh hướng trào phúng- hiện thực: phát triển mạnh các thể loại bậc thấp (Hài kịch của D.Fonvizin; ngụ ngôn của Krylov);
M.Lomonosov (1711 – 1765)
nhà thơ, nhà bác học Nga
Đại học Tổng hợp
Moskva
LÝ THUYẾT BA PHONG CÁCH CỦA M.LOMONOSOV
Phong cách bậc cao dành cho các thể loại anh hùng ca, tụng ca, các bài diễn văn trang trọng, sử dụng các từ ngữ Slav cổ cao nhã, trang nghiêm;
Phong cách bậc trung dùng để viết các tác phẩm kịch (bi kịch, chính kịch), trong đó vừa có tiếng Nga bình dân, vừa có ngôn từ cao cả;
Phong cách bậc thấp dùng ghi chép những sự việc đời thường (hài kịch, thơ ca trào phúng, ngụ ngôn), sử dụng tiếng Nga bình dân.
THI LUẬT NGA
Thơ âm tiết (syllabic verse): dựa trên nguyên tắc cố định về số lượng các âm tiết trong mỗi dòng thơ, du nhập vào Nga thế kỷ 17, không còn được dùng từ 1740.
Thơ âm tiết trọng âm (syllabotonic verse): chú ý đến số lượng, vị trí trọng âm cùng số lượng âm tiết, được phổ biến ở Nga nhờ công của Trediakovsky và đặc biệt của Lomonosov, là luật thơ chủ yếu của thơ Nga từ thế kỷ 18.
Thơ trọng âm (tonic verse): chỉ chú ý đến số lượng, trật tự trong âm, không chú ý đến số âm tiết (thơ dân gian, thơ hiện đại).









KỊCH CỔ ĐIỂN VÀ NGUYÊN TẮC TAM DUY NHẤT (1)
- Bi kịch: tác phẩm được xây dựng trên cơ sở xung đột gay gắt nhưng không giải quyết được, tạo nên cái kết bi thảm. Nhân vật chính là những anh hùng. Xung đột tiêu biểu hơn cả đối với chủ nghĩa cổ điển là xung đột bổn phận và danh dự. Mang cảm hứng anh hùng.
- Hài kịch: tác phẩm đối lập với bi kịch: nhân vật chính là những đại diện của tầng lớp bình dân, các nhân vật, các tình huống và hành động đều được thể hiện trong hình thức hài hước, buồn cười; thường kết thúc có hậu.
KỊCH CỔ ĐIỂN VÀ NGUYÊN TẮC TAM DUY NHẤT (2)
Nguyên tắc tam duy nhất
Thời gian: các sự kiện diễn ra trong vòng 24 tiếng đồng hồ;
Không gian: các sự kiện diễn ra tại một địa điểm;
Hành động: tái hiện hành động hoàn tất, tạo thành một chỉnh thể

Kịch Nga thế kỷ 18- đầu thế kỷ 19 tuân thủ nguyên tắc “tam duy nhất”, chỉ đến A.Pushkin với vở “Boris Godunov” (1825), nguyên tắc này mới bị phá vỡ hoàn toàn.


A.P.Sumarokov (1717-1777)
Nhà thơ chuyên nghiệp đầu tiên của Nga;
Tác giả của các vở bi kịch lấy chủ đề từ lịch sử Nga, từ các huyền thoại Nga (Khorev, Dmitri Giả danh,…)
Nhà thơ tình đầu tiên của Nga


Nhà soạn kịch D.Fonvizin
(1745 – 1792)
Nhà viết hài kịch tiêu biểu nhất của Nga thế kỷ 18;
Các tác phẩm tiêu biểu: “Viên lữ đoàn trưởng”, “Trẻ vị thành niên”
Lời thoại kịch được viết bằng văn xuôi (kịch nói)

Nhà thơ G.DERZHAVIN (1743 – 1816)
Là tác giả của các bài tụng ca (ode) nổi tiếng về nữ hoàng Ekaterina II, những anh hùng và các sự kiện lịch sử nổi bật của Nga;
Có ảnh hưởng lớn đến các nhà thơ lãng mạn đầu thế kỷ 19 (Zhukovsky, Pushkin)
Derzhavin nghe Pushkin đọc thơ ở trường trung học, 1815
CHỦ NGHĨA TÌNH CẢM NGA
(sentimentalism)
Xuất hiện những năm 60-70 TK 18, được xem là tiền thân của chủ nghĩa lãng mạn Nga;
Cơ sở tư tưởng: chống lại sự sa đọa của xã hội quý tộc, mang tinh thần của CN khai sáng;
Đặc tính cơ bản: mong muốn khắc họa con người cá nhân trong những vận động của tâm hồn, tư duy, tình cảm, khát vọng -> tính chủ quan trong tiếp cận thế giới, sùng bái tình cảm, chú ý đến thế giới tình cảm của những con người thuộc tầng lớp dưới, chú ý đến vai trò của thiên nhiên;
Các thể loại tiêu biểu: thư tín, nhật ký hành trình, bi ca, tiểu thuyết;
Ngôn ngữ: đưa nhiều hình thức ngôn ngữ nói thông dụng vào tác phẩm -> tiến tới thống nhất hai loại hình ngôn ngữ bác học (sách vở) và bình dân.
N.KARAMZIN (1766 – 1826)
Nhà văn, nhà sử học Nga
Đại diện tiêu biểu của CN tình cảm (Truyện “Cô Liza đáng thương”, 1792 trở thành kiểu mẫu cho nhiều tiểu thuyết tình cảm viết về tình yêu và bình đẳng xã hội);
Là người có những cách tân trong ngôn ngữ-> ng.cớ cho cuộc tranh luận giữa hai phái cổ điển và lãng mạn đầu thế kỷ 19.


Văn học thế kỷ XVIII là kết quả của cuộc hội nhập văn hóa với thế giới phương Tây nhưng vẫn giữ những đặc sắc dân tộc;
Thế kỷ XVIII là “phòng thí nghiệm lớn” trong đó các thể loại, các hình thức nghệ thuật được hình thành và phát triển;
Thế kỷ XVIII là giai đoạn chuẩn bị quan trọng cho thời đại hoàng kim của văn học Nga – thế kỷ XIX
VĂN HỌC NGA THẾ KỶ XIX
Bối cảnh lịch sử
Nền quân chủ chuyên chế
Chế độ chiếm hữu nông nô
Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản


Alexander I
(1801 – 1825)
Nikolai I
(1825 – 1855)


Alexander II
(1855 – 1881)
A
Alexander III
(1881 – 1894)
Nikolai II
(1894 – 1917)


NÔNG DÂN NGA
THẾ KỶ XIX
Chế độ nông nô ở Nga
Nguồn gốc: có từ thế kỷ XI. Đến thế kỷ XV, luật Nga chính thức siết chặt nông nô vào quý tộc địa chủ, nông nô không được tự ý rời bỏ điền trang của chủ;
Các cuộc khởi nghĩa nông dân lớn trong lịch sử: KN của Bolotnikov, KN của Razin (TK17), KN của Pugatchov (TK18)
Năm 1857: 23,1 triệu nông nô/ 62,5 triệu dân Nga
Năm 1861 chế độ nông nô được xóa bỏ
Một số sự kiện lịch sử
Chiến tranh vệ quốc 1812
Khởi nghĩa Tháng Chạp (14/12/1825) mở đầu cho phong trào giải phóng kéo dài suốt thế kỷ XIX;
Những cải cách dân chủ của Nga hoàng Alexander II và sắc lệnh xóa bỏ chế độ nông nô 1861;
CHIẾN TRANH VỆ QUỐC 1812
KHỞI NGHĨA THÁNG CHẠP (14/12/1825)
VĂN HỌC THẾ KỶ XIX
CHỦ NGHĨA LÃNG MẠN
CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC
PUSHKIN, GOGOL, DOSTOEVSKY, TOLSTOY, CHEKHOV
Cuộc tranh luận giữa “Hội những người yêu tiếng Nga” và “Arzamas”
Nguyên cớ: những đổi mới của N.Karamzin trong ngôn ngữ và sáng tác
Là cuộc tranh luận giữa trường phái cổ điển và trường phái lãng mạn, mở đầu cho thời kỳ của CN Lãng mạn
Nhà thơ V.Zhukovsky
(1783 – 1852)
N.Karamzin
(1766 – 1826)
CHỦ NGHĨA LÃNG MẠN NGA
Xuất hiện vào thập niên đầu của thế kỷ XIX
Đề cao con người cá nhân;
Nhìn cuộc sống qua “lăng kính trái tim”;
Quan tâm đến những cái kỳ lạ, mạnh mẽ, cao thượng;
Có khuynh hướng phản ánh “mặt tối” của những vận động trong tâm hồn, quan tâm tới trực cảm, vô thức;
Chú ý đến cái huyền ảo, dị thường;
Khát vọng của cá nhân vươn tới tự do tuyệt đối, tới sự hoàn thiện về tinh thần, tới lý tưởng;
Tâm trạng thất vọng với hiện thực, chối từ cái thường nhật;
Krylov, Pushkin,
Zhukovsky,
Gnedich
Trong
Vườn Mùa

(Tranh G.Chernezov)
NHÀ THƠ GIÀ G.DERZHAVIN
NGHE PUSHKIN ĐỌC BÀI THƠ “TƯỞNG NIỆM HOÀNG THÔN” (8/1/1815)
ALEXANDER SERGEEVICH PUSHKIN
(1799 – 1837)
A.S.PUSHKIN
Tiểu sử
Sự nghiệp sáng tác:
- Các trường ca lãng mạn
- Tiểu thuyết thơ “Evgeny Onegin” – sự khởi đầu của chủ nghĩa hiện thực Nga
- Văn xuôi
- Thơ trữ tình
A.S.PUSHKIN
PUSHKIN
NATALIA PUSHKINA (GONCHAROVA) – VỢ NHÀ THƠ
Sáng tác của A.S.Pushkin
Các trường ca lãng mạn (“Ruslan và Ludmila”, “Người tù Kavkaz”, “Đoàn người Digan”);
Tiểu thuyết thơ “Evgeny Onegin”;
Văn xuôi;
Thơ trữ tình
CHỦ NGHĨA LÃNG MẠN NGA
Đề cao con người cá nhân;
Nhìn cuộc sống qua “lăng kính trái tim”;
Quan tâm đến những cái kỳ lạ, mạnh mẽ, cao thượng;
Có khuynh hướng phản ánh “mặt tối” của những vận động trong tâm hồn, quan tâm tới trực cảm, vô thức;
Chú ý đến cái huyền ảo, dị thường;
Khát vọng của cá nhân vươn tới tự do tuyệt đối, tới sự hoàn thiện về tinh thần, tới lý tưởng;
Tâm trạng thất vọng với hiện thực, chối từ cái thường nhật;
TRƯỜNG CA (POEMA) – THỂ LOẠI TIÊU BIỂU
CỦA VĂN HỌC LÃNG MẠN NGA
LÀ NHỮNG TÁC PHẨM THƠ CÓ KHUÔN KHỔ KHÁ LỚN

KẾT HỢP YẾU TỐ TRỮ TÌNH (THƠ) VỚI TỰ SỰ (CÓ CỐT TRUYỆN);

THỂ HIỆN MÃNH LIỆT CÁI TÔI TRỮ TÌNH;

HƯỚNG TỚI PHẢN ÁNH ĐỜI SỐNG HIỆN THỰC CỦA ĐẤT NƯỚC NGA, NHÂN DÂN NGA, KHÁM PHÁ THẾ GIỚI TÂM LÝ CỦA CON NGƯỜI THỜI ĐẠI

MỘT SỐ TÁC PHẨM LÃNG MẠN TIÊU BIỂU CỦA PUSHKIN

TRƯỜNG CA “RUSLAN VÀ LUDMILA” (1820)

CÁC “TRƯỜNG CA PHƯƠNG NAM”: “NGƯỜI TÙ KAVKAZ” (1821), “ĐÀI PHUN NƯỚC Ở BAKHCHISARAY” (1823)

TRƯỜNG CA “ĐOÀN NGƯỜI DI-GAN” (1824)
RUSLAN VÀ LUDMILA (1820) – TÁC PHẨM ĐƯA PUSHKIN TRỞ THÀNH NGỌN CỜ ĐẦU CỦA THƠ CA LÃNG MẠN NGA
Nhân vật chính: tráng sĩ Ruslan và công chúa Ludmila;
Các nhân vật phụ: vua Vladimir, Rogday, Farlaf, Ratmir, quỷ lùn Chernomor, đạo sĩ, phù thủy Naina, cái đầu khổng lồ;
Diễn biến cốt truyện: trong đêm tân hôn của Ruslan và Ludmila, quỷ lùn Chernomor đến bắt cóc Ludmila. Ruslan lên đường đi tìm người yêu, được đạo sĩ giúp đỡ, chiến đấu với kẻ tình địch Rogday, đánh thắng cái đầu khổng lồ, đến được lâu đài của tên quỷ lùn, cắt râu hắn (tức làm hắn không còn sức mạnh), cứu Ludmila, trên đường về chàng bị Farlaf đâm và cướp công. Nhờ sự giúp đỡ của đạo sĩ, chàng sống lại, dẹp tan giặc xâm lược, trở về Kiev, dùng nhẫn thần giúp công chúa tỉnh dậy. Hai người sống hạnh phúc bên vua cha Vladimir.
“Ruslan và Ludmila”
Khởi đầu cho vinh quang của Pushkin (Zhukovsky tặng Pushkin tấm chân dung nhân sự kiện tác phẩm ra đời với lời đề tặng: “Người thầy chiến bại tặng người học trò chiến thắng”);
Phá vỡ những nguyên tắc của chủ nghĩa cổ điển (“là cơn bão tố đối với giới trẻ và sự báng bổ đối với giới già”), kết hợp trữ tình lãng mạn với hài hước;
Mở đầu cuộc tìm tòi nghiêm túc nhất trong nghệ thuật của Pushkin: sự tìm về với dân tộc và nhân dân => Pushkin được mệnh danh là “nhà thơ nhân dân”;
TRƯỜNG CA “NGƯỜI TÙ KAVKAZ” (1821)


DIỂN BIẾN CỐT TRUYỆN: CHÀNG TRAI QUÝ TỘC ĐẾN KAVKAZ ĐỂ KIẾM TÌM TỰ DO, NHƯNG BỊ NHỮNG NGƯỜI MIỀN NÚI (CHECHEN) BẮT LÀM TÙ BINH, MỘT CÔ GÁI CHECHEN ĐEM LÒNG YÊU CHÀNG, NHƯNG KHÔNG ĐƯỢC CHÀNG ĐÁP LẠI; CÔ GIẢI THOÁT CHO CHÀNG VÀ NHẢY XUỐNG SÔNG TỰ VẪN;

MÔTÍP TIÊU BIỂU CHO VĂN HỌC LÃNG MẠN: NHÂN VẬT KIẾM TÌM TỰ DO TRONG THẾ GIỚI CỦA NHỮNG CON NGƯỜI HOANG DÃ CHƯA BIẾT ĐẾN VĂN MINH;

PUSHKIN MUỐN ĐƯA VÀO NHÂN VẬT “NGƯỜI TÙ” MỘT SỐ NÉT TÍNH CÁCH CỦA CON NGƯỜI THỜI ĐẠI: THỜ Ơ VỚI CUỘC SỐNG, TÂM HỒN SỚM GIÀ CỖI;

MỘT SỐ NÉT TÂM TRẠNG CỦA NHÀ THƠ TRONG THỜI KỲ LƯU ĐÀY ĐƯỢC THỂ HIỆN TRONG NHÂN VẬT: CÔ ĐƠN, HỒI ỨC VỀ CHỐN ĐÔ THÀNH,…

TRƯỜNG CA “ĐOÀN NGƯỜI DI GAN” (1824)
NHÂN VẬT: ALEKO, ZEMPHIRA
DIỂN BIẾN CỐT TRUYỆN: ALEKO – CHÀNG TRAI QUÝ TỘC BỊ XUA ĐUỔI TÌM ĐẾN ĐOÀN NGƯỜI DI GAN; YẾU VÀ LẤY CỐ GÁI DI GAN ZEMPHIRA; BỊ PHẢN BỘI, ALEKO GIẾT ZEMPHIRA CÙNG TÌNH NHÂN CỦA NÀNG; ALEKO BỊ ĐUỔI KHỎI ĐOÀN NGƯỜI DI GAN.
TIẾP TỤC MÔTÍP NHÂN VẬT BỊ XUA ĐUỔI VÀ KIẾM TÌM TỰ DO NƠI NHỮNG NGƯỜI HOANG DÃ, NHƯNG KỊCH TÍNH TRONG TÁC PHẨM MẠNH MẼ HƠN SO VỚI TRONG “NGƯỜI TÙ KAVKAZ”;
BẮT ĐẦU CÓ CÁC YẾU TỐ HIỆN THỰC CHỦ NGHĨA: GIẢI THÍCH NGUYÊN DO CỦA TỘI ÁC LÀ “CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN ÍCH KỶ”; CUỘC SỐNG CỦA NHỮNG NGƯỜI DI GAN KHÔNG ĐƯỢC LÝ TƯỞNG HÓA, MÀ LÀ BỨC TRANH HIỆN THỰC, CỤ THỂ.
“EVGENY ONEGIN”– TIỂU THUYẾT MỞ ĐẦU CHO CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC NGA
ĐƯỢC VIẾT TRONG THỜI GIAN 8 NĂM (1823 – 1831)

LÀ TÁC PHẨM KẾT HỢP GIỮA THƠ VÀ TIỂU THUYẾT (LÀ CẦU NỐI GIỮA THỜI ĐẠI HOÀNG KIM CỦA THƠ VÀ THỜI ĐẠI HOÀNG KIM CỦA TIỂU THUYẾT)

LÀ “BÁCH KHOA TOÀN THƯ VỀ ĐỜI SỐNG NGA” (BELINSKY)

LÀ “KHỞI ĐẦU CỦA MỌI SỰ KHỞI ĐẦU” ĐỐI VỚI TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA
“EVGENY ONEGIN”



“KHỔ THƠ ONEGIN”: là khổ thơ gồm 14 câu, gợi nhớ một bài thơ sonnet, hai câu đầu nêu chủ đề của toàn khổ thơ, bốn câu cuối là những câu kết, câu cuối cùng thường bất ngờ, dí dỏm.

Trật tự vần: ababeecciddiff


Мой дядя самых честных правил, (a)
Когда не в шутку занемог, (b)
Он уважать себя заставил (a)
И лучше выдумать не мог. (b)
Его пример другим наука; (e)
Но, боже мой, какая скука (e)
С больным сидеть и день и ночь, (c)
Не отходя ни шагу прочь! (c)
Какое низкое коварство (i)
Полу-живого забавлять, (d)
Ему подушки поправлять, (d)
Печально подносить лекарство, (i)
Вздыхать и думать про себя: (f)
Когда же черт возьмет тебя!" (f)


Ông bác mình rất nghiêm và điều độ (a)
Nhất là khi ông đang ốm liệt giường, (b)
Thì mọi người xung quanh ông đến khổ (a)
Phải hết lòng kính trọng và yêu thương! (b)
Ông rất tốt, ai cũng khen như vậy (e)
Nhưng thú thật, ai mà không phát ngấy (e)
Khi ngồi yên bên giường bệnh đêm ngày, (c)
Không được rời một phút, phải luôn tay (c)
Hết đưa thuốc, lại vén chăn sửa gối (i)
Để mua vui cho một lão yếu già (d)
Luôn bất động đang nằm bên hấp hối. (i)
Chẳng khác gì đem tra tấn, và ta (d)
Không ít lúc phải thở dài ngao ngán: (f)
"Thôi chết đi cho tôi nhờ, ông bạn!..." (f )
YẾU TỐ THƠ CỦA “EVGENY ONEGIN”


KỸ THUẬT THƠ ĐIÊU LUYỆN, HÌNH THỨC THƠ ĐỘC ĐÁO

CHẤT TRỮ TÌNH BAO TRÙM TÁC PHẨM: CÁI TÔI TRỮ TÌNH BỘC LỘ TRONG CÁC ĐOẠN TRỮ TÌNH NGOẠI ĐỀ
“EVGENY ONEGIN” – TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC
DIỂN BIẾN CÁC SỰ KIỆN:
- Onegin thừa kế gia tài của người bác, về nông thôn sống;
- Onegin kết bạn với nhà thơ trẻ Lensky, gặp gỡ cô tiểu thư Tatyana Larina.
- Tatyana đem lòng yêu Onegin, viết thư bày tỏ tình cảm;
- Onegin từ chối tình yêu của Tatyana;
- Onegin đấu súng giết chết Lensky;
- Onegin bỏ làng quê đi du lịch;
- Tatyana theo mẹ lên Moskva; lấy bá tước N.N., về Petersburg sống;
- Onegin trở về Petersburg, đến nhà bá tước N.N., gặp lại Tatyana nay đã thành mệnh phụ phu nhân đài các, xinh đẹp;
- Onegin đem lòng yêu Tatyana, viết thư tỏ tình;
- Tatyan từ chối tình yêu của Onegin vì muốn giữ lòng chung thủy với chồng.


Về nhân vật này, cụ thể anh ta
Tên gọi Evgeny, Onegin là họ,
Và với tôi là chỗ rất thân tình…

“Evgeny Onegin”
Các khuôn mặt, các áo quần lộng lẫy…
“Evgeny Onegin”

“Cháu không ốm… cháu… cháu yêu bà ạ”
“Evgeny Onegin”
“EVGENY ONEGIN” – TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC

ĐẶC ĐIỂM CỐT TRUYỆN:

Sự kiện không đóng vai trò quan trọng;

Các bức tranh mô tả cảnh sinh hoạt với các chi tiết tỉ mỉ, cụ thể chiếm phần lớn tác phẩm;

Không có xung đột kịch tính (các nhân vật chính đều là bạn bè, yêu mến lẫn nhau);

Xung đột chủ yếu là ở nội tâm (giữa thiện – ác trong tâm hồn con người)

Kết thúc mở
“EVGENY ONEGIN” – TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC
NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT:
Nhân vật được mô tả cụ thể, tỉ mỉ, gắn liền với những cảnh sinh hoạt xung quanh;
Không có xung đột gay gắt giữa các nhân vật. Mỗi nhân vật sống với thế giới riêng tư của mình;
Không có sự phân chia nhân vật chính – phụ (mỗi nhân vật đều là nhân vật chính)
Không có sự phân chia nhân vật chính diện – phản diện. Mâu thuẫn chủ yếu là giữa “chính diện” và “phản diện” trong tâm hồn mỗi con người;
Tính cách “tự phát triển”
Vẫn có nhân vật “lý tưởng”, nhưng trung tâm tác phẩm vẫn là nhân vật “lưỡng diện”: kiểu nhân vật “con người thừa”.
CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC NGA
Hướng tới bao quát hiện thực rộng lớn với những mâu thuẫn, mô tả hiện thực trong sự phát triển với những quy luật sâu xa;
Hướng tới mô tả con người và những mối quan hệ của con người với môi trường xã hội;
Chú trọng việc khám phá thế giới nội tâm của nhân vật, lý giải những hành vi của nhân vật như những dấu hiệu của thời đại, chú ý đến bức tranh đời sống sinh hoạt của thời đại;
Tính chất xã hội và tâm lý đóng vai trò chủ đạo;
Quan điểm lịch sử đối với cuộc sống
VĂN XUÔI CỦA PUSHKIN
CÁC TÁC PHẨM TIÊU BiỂU:

“NHỮNG TRUYỆN CỦA ÔNG BELKIN”, 1830 (GỒM 5 TRUYỆN: “BÃO TUYẾT”, “CÔ TiỂU THƯ NÔNG DÂN”, “PHÁT SÚNG”, “NGƯỜI COI TRẠM”, “ÔNG CHỦ HiỆU ĐÁM MA”) – MỞ ĐẦU CHO VĂN XUÔI HIỆN THỰC NGA.

“CON ĐẦM PÍCH”, 1833 – TÁC PHẨM VIẾT VỀ SỰ THA HÓA CỦA CON NGƯỜI DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA ĐỒNG TiỀN CHỦ NGHĨA VỊ KỶ => hình tượng con người của xã hội tư sản.

“NGƯỜI CON GÁI VIÊN ĐẠI ÚY”, 1836 – TiỂU THUYẾT LỊCH SỬ ViẾT VỀ PHONG TRÀO NÔNG DÂN THẾ KỶ XVIII


…Tôi hạ mình xuống văn xuôi trần tục,
Sẽ viết xong vào phần cuối đời mình
Một tiểu thuyết dài theo lối cổ thông minh.
Tôi chẳng viết về điều buồn kinh hãi,
Về nỗi đau của cái ác, cái tà,
Mà đơn giản, ung dung tôi kể lại,
Về gia đình, về phong tục nước Nga
Về tình yêu, về giấc mơ cám dỗ,
Về cái tốt, cái hay thời cổ.

… Tôi tinh ác bắt đôi bạn trẻ,
Phải đau khổ vì yêu ghen mọi nhẽ,
Giận rồi thương, rồi giận, đến đau đầu
Rồi cuối cùng tôi cho họ lấy nhau.

“Evgeny Onegin”
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VĂN XUÔI PUSHKIN

Cốt truyện giản dị, hấp dẫn, thường được trình bày dưới dạng câu chuyện kể (hay hồi ức) của một người nào đó.
Nhân vật thuộc mọi tầng lớp: quý tộc, nông dân, thị dân, quân nhân, công chức,…
Dung lượng tác phẩm không lớn, nhưng đề cập đến nhiều vấn đề lớn của xã hội và con người Nga.
Phong cách nhẹ nhàng, kết hợp giữa thơ và văn xuôi, trữ tình và tự sự, bi và hài.
THƠ TRỮ TÌNH CỦA PUSHKIN
Là mảng sáng tác phong phú nhất, được viết liên tục từ thuở học trò cho đến cuối đời;
3 chủ đề chính: thơ công dân, thơ viết về thiên chức của thơ ca và nhà thơ, thơ tình yêu;


NHÀ TIÊN TRI
Giữa sa mạc u sầu tôi tha thẩn
Lòng giày vò một khát vọng vô biên
Ngã tư đường bỗng gặp một vị tiên
Một tiên ông trên mình sáu cánh;
Ngón tay nhẹ như mơ, người điểm nhãn
Đôi mắt tôi bỗng mở bừng tỏa sáng
Như mắt đại bàng kinh hoảng ấp con;
Người lại nhẹ nhàng đưa tay điểm nhĩ
Và tai tôi tràn ngập vạn âm thanh
Nghe mọi tiếng huyền vi vũ trụ
Tiếng chuyển mình của những vì tinh tú
Tiếng cánh bay cao của các thiên thần,
Tiếng dưới đáy sâu của loài thủy tộc
Tiếng thao thức của mầm cây đang mọc
Người đưa tay moi trong miệng tôi ra
Cái lưỡi tôi đầy tội lỗi điêu ngoa
Và bàn tay của người đẫm máu
Qua đôi môi tê dại lặng thinh
Đặt vào mồm tôi lưỡi rắn anh minh;
Người dùng kiếm rạch toang lồng ngực
Moi tim tôi đang thoi thóp phập phồng,
Rồi người nhét hòn than đỏ rực
Vào giữa lòng lỗ ngực trống không.
Như xác chết, tôi nằm trong sa mạc,
Bỗng tôi nghe thấy Thượng đế phán truyền:
"Hỡi tiên tri, hãy mau đứng dậy,
Hãy mở mắt, hãy nghe, hãy thấy
Hãy làm theo ý nguyện của ta
Đi khắp năm châu bốn bể gần xa
Đem lời nói đốt cháy lòng thiên hạ"
Thúy Toàn dịch


Tôi yêu em đến nay chừng có thể
Ngọn lửa tình chưa hẳn đã đã tàn phai;
Nhưng không để em bận lòng thêm nữa
Hay hồn em phải gợn bóng u hoài.
Tôi yêu em âm thầm, không hy vọng
Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen,
Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm,
Cầu em được người tình như tôi đã yêu em.


1829
Thúy Toàn dịch


Đài Kỷ Niệm

Exegi monumentum

Ta đã dựng cho ta đài kỷ niệm
Không bởi sức tay người ! Đường tới viếng
Cỏ không trùm mất dấu bước thế nhân,
Đỉnh tháp ngang tàng sẽ ngẩng cao hơn
Cả trụ thờ Alecxanđrơ đệ nhất

Nơi đàn thơ thiêng liêng ta không chết!
Hồn ta còn sống mãi chẳng tiêu tan
Và trên đời dù chỉ còn một thi nhân
Danh tiếng ta vẫn còn vang mãi mãi.

Trên mọi nẻo đất nước Nga vĩ đại
Tiếng thơm rồi sẽ đồn mãi về ta,
Từ cháu con kiêu hãnh Xlava
Đến dân Phần, Tungu ngày nay còn man rợ,
Cả Canmức bạn thân của đồng cỏ
Bằng ngôn ngữ riêng họ sẽ gọi ta


Và nhân thế sẽ còn yêu ta mãi
Vì đàn thơ ta thức tỉnh tình thân ái,
Vì trong thuở bạo tàn ta ca ngợi tự do
Và gợi từ tâm với kẻ sa cơ

Nàng thơ hỡi, hãy tuân lời Thượng đế,
Vinh quang không màng, nhục hờn sá kể
Chẳng bận lòng tới kẻ thích người chê,
Chẳng hoài công cãi với đứa ngu si.


1836
THÚY TOÀN dịch



Chúng ta đọc thấy ở Puskin những câu thơ trơn tru quá, giản dị quá và ta cứ tưởng rằng tự nhiên thơ ông nó tuôn ra trong hình thức như thế. Vậy mà ta không biết rằng ông đã bỏ biết bao công sức cho câu thơ được giản dị và trơn tru.

L. TÔNXTÔI


Khi nhắc đến Pushkin ta nghĩ đến ngay đó là một nhà thơ dân tộc. Trên thực tế không một ai trong số các nhà thơ của chúng ta có thể xứng đáng hơn ông mang danh hiệu đó. Danh hiệu đó chỉ thuộc về ông. Ở ông, giống như cuốn tự điển, chứa đựng toàn bộ sự giầu có, sức mạnh và sự uyển chuyển của ngôn ngữ chúng ta. Hơn bất cứ ai, ông đã mở rộng ranh giới của ngôn từ, đã chỉ ra không gian bao la của nó. Trong ông, thiên nhiên Nga, tâm hồn Nga, ngôn ngữ Nga, tính cách Nga được phản ánh thuần khiết đẹp tới mức giống như cảnh vật được soi trên mặt phóng đại. Pushkin là một hiện tượng đặc biệt, có thể nói, duy nhất của tinh thần Nga: đó là con người Nga trong sự phát triển của nó, người Nga này, có thể, chỉ xuất hiện sau 200 năm nữa.

N.Gogol


Cái chết của nhà thơ (trích)
M.Lermontov
… Chúng giết anh!… Giờ khóc lóc nghĩa tình,
Rồi nức nở những lời khen trống rỗng,
Rồi biện bạch tuôn lời lảm nhảm
Để làm chi ? án số mệnh quyết rồi !…
Không phải ư thoạt tiên chính các ngườ i
Đã tàn nhẫn đuổi xua tài năng tự do, can trường của thi sĩ ?
Và đám cháy nhúm nhen âm ỉ
Các người đã thổi bùng lên làm chuyện mua vui ?
Đã lặng rồi, kể từ buổi nay đi
Không bao giờ còn vang lên những âm thanh của những bài ca trác tuyệt.
Nơi ngụ mới của thi nhân u buồn và chật hẹp,
Đôi môi người đã ngậm chặt ngàn thu.

Các người, một đám tham lam xúm xít bên ngai vàng
Lũ đao phủ giết Tự do, Thiên tài và Niềm vinh hiển !
Trước mặt các người quan toà và chân lý - thẩy đều câm miệng !
Các người núp dưới bóng chở che luật pháp
Nhưng còn toà án lôi đình đang chờ các ngươi đó!
….
Và có đem tất cả máu đen của các người mà gột rửa
Cũng không sạch vết máu đỏ chính nghĩa của thi nhân

THÚY TOÀN dịch

M.Yu. LERMONTOV
(1814 – 1841)
Nhà thơ, nhà soạn kịch, nhà văn;
Được coi là “Pushkin thứ hai” do một số tương đồng trong số phận và sáng tác;
Là người kế tục sự nghiệp “khởi đầu” của Pushkin đối với văn học Nga thế kỷ XIX;
Quan tâm đến khuynh hướng phân tích tâm lý, khám phá hiện thực tâm hồn.
TIỂU THUYẾT “NHÂN VẬT CỦA THỜI ĐẠI CHÚNG TA” (1840)
LÀ TIỂU THUYẾT TÂM LÝ XÃ HỘI ĐẦU TIÊN CỦA VĂN HỌC NGA;

KHÁM PHÁ “LỊCH SỬ TÂM HỒN” CỦA CON NGƯỜI THỜI ĐẠI, TIẾP TỤC PHÁT TRIỂN HÌNH TƯỢNG “CON NGƯỜI THỪA” CỦA PUSHKIN;

KẾT CẤU ĐỘC ĐÁO: LÀ TẬP HỢP 5 TRUYỆN NGẮN ĐỘC LẬP, VỚI TRUNG TÂM LÀ NHÂN VẬT NGƯỜI SĨ QUAN QUÝ TỘC PECHORIN
TIỂU THUYẾT “NHÂN VẬT CỦA THỜI ĐẠI CHÚNG TA”
Kết cấu tác phẩm:
PHẦN THỨ NHẤT
I. Bela
II. Maxim Maximych
Nhaät kyù cuûa Pechorin:
Lôøi noùi ñaàu
I. Taman
PHAÀN THÖÙ 2
(Phaàn cuoái nhaät kyù cuûa Pechorin)
II. Tieåu thö Meri
III. Ngöôøi tin ñònh meänh.

NIKOLAI VASILIEVICH
GOGOL
(1809 – 1852)
TIỂU SỬ (1)
1809 Sinh tại làng Sorochintsa, huyện Mirgorod, tỉnh Poltava, Ukraina
1828 Sau khi tốt nghiệp trung học, đến Petersburg để lập nghiệp
1829 Thất bại của tác phẩm đầu tay "Hanz Kuchelgarten", dưới bút danh V.Alov, xuất bản bằng tiền riêng; bỏ ra nước ngoài, định đi tận châu Mỹ, song tới Lubeck, một thị trấn ở Đức, thì lại trở về Nga
1829-1832 Làm công chức nhà nước, làm quen với một số nhà hoạt động văn học, trong đó có Zhukovsky và Pushkin, thành công của tập truyện viết về cuộc sống nông thôn Ukraina "Những buổi chiều ở gần ấp Dikanka"
1834-1835 Làm giáo sư phụ tá về môn lịch sử ở Đại học Tổng hợp Petersburg trong một thời gian ngắn; cho ra đời tập truyện "Mirgorod" và tập "Arabesques" (tạp bút, trong đó có ba truyện vừa "Bức chân dung", "Đại lộ Nevsky" và "Nhật ký người điên"); sáng tác hài kịch "Quan thanh tra", bắt đầu viết "Những linh hồn chết"
TIỂU SỬ (2)
1836 Cộng tác với tờ tạp chí "Người đương thời" do Pushkin sáng lập; vở "Quan thanh tra" công diễn lần đầu ở Petersburg và Moskva với thành công lớn; rời Nga ra nước ngoài
1836-1848 Chủ yếu sống ở nước ngoài
1836-1839 Viết "Những linh hồn chết"
1842 Tập 1 của "Những linh hồn chết" được xuất bản
1847 Xuất bản "Những bức thư chọn lọc gửi bè bạn", Belinsky phê phán gay gắt tác phẩm này trong bức thư ngỏ gửi Gogol rất nổi tiếng
1848 Hành hương đến Jerusalem
1848-1852 Trờ về Nga, hướng vào các hoạt động tâm linh
1852 Đốt bản thảo tập 2 "Những linh hồn chết", chỉ còn lại 6 chương ở dạng bản nháp. Qua đời vào đêm 21 tháng 2 năm 1852.
CÁC TÁC PHẨM CHÍNH
“Những buổi chiều gần ấp Dikanka”: tập hợp những truyện ngắn viết về đời sống của nông thôn Ukraina, mang nhiều màu sắc dân gian;
Tập truyện “Mirgorod” và tập tạp bút “Arabesques” (trong đó có ba truyện vừa “Bức chân dung”, “Đại lộ Nevsky”, “Nhật ký người điên”);
Truyện ngắn “Chiếc áo khoác” – tác phẩm được xem là “ngọn cờ đầu” của “Trường phái Tự nhiên” (Naturalnaya shkola);
Hài kịch “Quan thanh tra” – hài kịch hiện thực đầu tiên của văn học Nga;
Tiểu thuyết – trường ca “Những linh hồn chết”.
ĐẶC ĐIỂM SÁNG TÁC CỦA GOGOL
CHỦ ĐỀ CHÍNH: CÁI TẦM THƯỜNG THẤP HÈN CỦA CON NGƯỜI TẦM THƯỜNG THẤP HÈN (“POSHLOST POSHLOGO CHELOVEKA”) – “NHỮNG LINH HỒN CHẾT”

TÍNH CHẤT TRÀO PHÚNG;

TÍNH CHẤT HOANG ĐƯỜNG, PHI LÝ KẾT HỢP VỚI TÍNH CHẤT HIỆN THỰC SÂU SẮC

TÍNH CHẤT NGHỊCH DỊ (GROTESQUE)

TÍNH CHẤT TRỮ TÌNH


“Cái mũi” (1835) – tác phẩm trào lộng độc đáo nhất của Gogol
CHIẾC ÁO KHOÁC (1842)
Nhân vật chính: Akaky Akakievich Bashmachkin (Đế giày)

Diễn biến cốt truyện: Viên công chức già mẫn cán Akaky Akakievich dành dụm may một chiếc áo khoác, vừa mặc ngày đầu thì bị cướp; ông chạy đến “nhân vật quan trọng” xin giúp đỡ, bị mắng chửi, về nhà sinh bệnh và chết. Sau khi Akaky Akakievich chết, xuất hiện một con ma chuyên cướp áo khoác gây kinh hoàng ở Petersburg.

Tác phẩm kế tục Pushkin, viết về hình tượng “con người nhỏ bé”.
NHÂN VẬT AKAKY AKAKIEVICH TRÊN SÂN KHẤU
Thảo luận về tác phẩm “Chiếc áo khoác” của N.V.Gogol
Phân tích:
Hình tượng “con người nhỏ bé”;
Hình tượng “chiếc áo khoác”;
Hình tượng “con ma”;
Chất huyền ảo và chất hiện thực trong tác phẩm;
Chất trào phúng và chất trữ tình trong tác phẩm.
Xem phim
“Đêm trước lễ giáng sinh”
Dựa trên tác phẩm “Đêm trước lễ giáng sinh” nằm trong tập truyện “Những buổi tối ở gần ấp Dikanka” của N.Gogol;
Đây là tác phẩm viết về đời sống nông thôn Ukraina, mang nhiều màu sắc dân gian;
Thể hiện những đặc điểm tiêu biểu của truyện ngắn Gogol: vừa lãng mạn, trữ tình, vừa trào phúng, vừa huyền ảo vừa hiện thực.


Kadelya – lễ hội dân gian mùa đông kết hợp với lễ giáng sinh (hát mừng, xin quà, trừ quỷ…)


NHỮNG NGƯỜI CÔ DẮC Ở ZAPOROZHIE (UKRAINA)


NỮ HOÀNG EKATERINA II
G.Potyomkin –
cận thần của nữ hoàng
“QUAN THANH TRA” (1836) – KIỂU MẪU CỦA HÀI KỊCH HIỆN THỰC NGA
CÂU CHUYỆN MỘT CÔNG CHỨC QUÈN (KHLESTAKOV) BỊ TƯỞNG NHẦM LÀ QUAN THANH TRA, VÀ MỌI TRÒ HỐI LỘ , XU NỊNH, HUÊNH HOANG… PHÁT XUÂT TỪ SỰ NHẦM LẪN ĐÓ

CÙNG VỚI VỞ KỊCH NÀY, GOGOL NỔI DANH LÀ NHÀ HiỆN THỰC THIÊN TÀI TRONG ViỆC KHÁM PHÁ VÀ ĐẢ KÍCH CÁI ÁC TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
HÀI KỊCH “QUAN THANH TRA”
HÀI KỊCH “QUAN THANH TRA”
TRƯỜNG CA “NHỮNG LINH HỒN CHẾT” (1835 – 1842)
DIỂN BIẾN CỐT TRUYỆN:

MỘT NGƯỜI TÊN CHICHIKOV ĐẾN THÀNH PHỐ N.N., LÀM QUEN VỚI GIỚI CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH;
SAU ĐÓ. CHICHIKOV ĐẾN CÁC ĐIỀN TRANG (CỦA CÁC ĐiỀN CHỦ MANILOV, KOROBOCHKA, NOZDREV, SOBAKEVICH, PLYUSHKIN) ĐỂ MUA NÔNG NÔ CHẾT VỚI GIÁ RẺ;
CHICHIKOV QUAY LẠI N.N. LÀM THỦ TỤC HỢP THỨC HÓA SỐ NÔNG NÔ NÀY;
CHUYỆN BỊ BẠI LỘ, CHICHIKOV BỎ CHẠY KHỎI N.N., NHÂN THÂN CỦA NHÂN VẬT NÀY ĐƯỢC BỘC LỘ Ở CUỐI TÁC PHẨM.
TRƯỜNG CA “NHỮNG LINH HỒN CHẾT” - các nhân vật chính
CHICHIKOV







MANILOV


PLYUSHKIN
SOBAKEVICH
“ÔNG CHỦ” CHICHIKOV
VÀ HAI ĐÂY TỚ: GÃ ĐÁNH XE SELIFAN VÀ GÃ HẦU PETRUSHKA
CHICHIKOV ĐẾN NHÀ ĐỊA CHỦ KOROBOCHKA
CHICHIKOV ĐẾN NHÀ ĐỊA CHỦ NOZDREV
“NHỮNG LINH HỒN CHẾT” –
MỘT TÁC PHẨM TRÀO PHÚNG
Đối tượng châm bi�
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Trang
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)