Văn Học
Chia sẻ bởi Nguyễn Đức Cảnh |
Ngày 21/10/2018 |
33
Chia sẻ tài liệu: Văn Học thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Dự án Việt - Bỉ
Trường CĐSP Thái Nguyên
Chào mừng các thầy cô giáo và các bạn sinh viên khoa Xã hội trường CĐSP
Thái Nguyên
Tháng 4 . 2009
Cho m?ng cc thy cơ v cc b?n sinh vin
Bài 3. TÁC GIẢ VĂN XUÔI HIỆN ĐẠI THÁI NGUYÊN
(4 tiết)
HĐ1. Tìm hiểu thân thế, thành tựu trong sáng tác của các tác giả văn xuôi Thái Nguyên (90 phút)
Mục tiêu
SV hiểu được thân thế, sự nghiệp văn học của các tác giả văn xuôi Thái Nguyên văn xuôi Thái Nguyên (90 phút)
SV hiểu biết những sáng tác tiêu biểu của các tác giả văn xuôi Thái Nguyên, đặc biệt hiểu được những đặc điểm sáng tác của các tác giả văn xuôi Thái Nguyên..
Vi Hồng bắt đầu học chữ Hán và chữ quốc ngữ từ năm lên bảy với các bác trong gia đình. Năm 11 tuổi, Vi Hồng đã học các điệu lượn, điệu then.Năm 13 tuổi, tập làm thơ chủ yếu thể phong slư. Năm 1960, ông tốt nghiệp khoa Ngữ văn ĐHSP Hà Nội. Ra trường, dạy ở Hà Giang, sau chuyển về thị xã Cao Bằng. Năm 1963, Bộ giáo dục điều động ông về làm cán bộ giảng dạy ở trường mà ông đã từng học tập - ĐHSP I Hà Nội. Năm 1966, trường ĐHSP Việt Bắc được thành lập, Vi Hồng cũng là một trong số các thầy, cô giáo tình nguyện lên xứ Thái phát rừng, dựng lán, mở trường. Vi Hồng chuyên nghiên cứu và giảng dạy văn học dân gian, đặc biệt quan tâm đến văn học dân gian của dân tộc mình (sli - lượn)
Cọn nước Eng Nhàn, 1971, đoạt giải Báo văn nghệ. Đất bằng (Vãi Đàng - Đin Phiêng)1980 – NXB Tác phẩm mới. Thung Lũng đá rơi (1985), NXB Văn hoá dân tộc. Người trong ống (1990), NXB Lao động; Người làm mồi bẫy hổ (truyện vừa - 1990), NXB Kim Đồng; Gã ngược đời (1990), NXB Lao động. Tháng năm biết nói (1993) NXB Văn hoá dân tộc. Chồng thật vợ giả (1994), NXB Thanh niên. Phụ tình (1994), NXB Văn hoá dân tộc. Đi tìm giàu sang (1995), NXB Văn hoá dân tộc. Đường về với mẹ chữ (1997)
Với sự vận dụng tối đa vốn văn hoá dân gian,Vi Hồng dường như là người khởi xướng một bút pháp viết về miền núi, bút pháp hiện đại hoá dân gian.
Tư tưởng và nghệ thuật của Vi Hồng qua sáng tác của ông luôn hướng tới cái thiện cái đẹp, đẩy lùi cái xấu cái ác “ Các trang viết của tôi là như những lời tâm tình cùng các dân tộc miền núi, trước hết với người Tày rằng: hãy yêu thương và biết yêu thương những cái đẹp, nhất là những con người đẹp, cao cả, đồng thời đem hết sức mình ra từ diệt cái ác, kẻ ác. Trừ khử những kẻ phản bội trắng trợn, nguyền rủa những kẻ “béc kha cải” (đại nịnh hót), khinh bỉ lũ yếu hèn. Tôi cho rằng đây là sứ mệnh cao cả và muôn đời của mọi nhà văn trên thế giới”)
Trong các nhà văn Thái Nguyên,Vi Hồng là một cây bút tiểu thuyết hàng đầu, nhiều tác phẩm của ông được dư luận đánh giá là đỉnh cao của tiểu thuyết miền núi nói chung và tiểu thuyết Thái Nguyên nói riêng. ông lại được tắm mình trong môi trường văn hoá dân gian (nhất là dân ca trữ tình Tày – Nùng và điệu hát then) ngay từ khi còn nhỏ. Hai người bác ruột của Vi Hồng rất am hiểu về sli lượn, bà bá ruột của Vi Hồng cũng là người giỏi hát then.
Ông là hội viên Hội nhà văn Việt Nam, xuất bản 17 tập sách, trong đó có Bạn cùng lớp (truyện vừa - 1980); Con tàu đến muộn (tập truyện - 1989); Biệt ly (tiểu thuyết - 1994); Ảo ảnh (1997); Lúc ấy biển hoàng hôn (Tập truyện ngắn, 2001); Cuồng phong (tập truyện ngắn 2002); Mùa gió heo may (tập truyện ngắn, 2005); Những phương trời lá rụng (2006).
Hồ Thuỷ Giang sinh ngày 20 – 06 - 1947, quê quán tại quận Kiến An, Hải Phòng. Thường trú tại tổ 16, phường Trưng Vương, thành phố Thái Nguyên. Năm 1960, ông theo gia đình lên Thái Nguyên sinh sống. Ngay từ lúc 11 tuổi, Hồ Thuỷ Giang đã ham mê đọc những tác phẩm văn chương cho thiếu nhi như "Đảo giấu vàng", "Rôbixơn"...và làm thơ tặng bạn bè. 14 tuổi, say mê đọc truyện dài như Tây du quí, Tam quốc diễn nghĩa...
Đóng góp quan trọng đáng ghi nhận ở Hồ Thuỷ Giang là xây dựng được thế giới nhân vật có cái nhìn đa thanh, nhưng không mất đi cái nhìn hiện thực và dung dị. Nhân vật của anh bước ra cuộc sống với sức sống nội tại vốn có, đặc biệt có ý nghĩa với cuộc sống hôm nay, chúng ta cần có cái nhìn độ lượng, vị tha với người lầm đường lạc lối. Nhìn rộng ra trong thời kỳ đất nước hội nhập kinh tế thế giới mỗi chúng ta cần tránh cái nhìn định kiến như thế. Hồ Thuỷ Giang là cây bút văn xuôi xuất sắc của Thái Nguyên. Trong sáng tác anh có nhiều đóng góp không chỉ truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ, tiểu luận phê bình văn học và gần đây còn thành công ở kịch bản phim.
Bùi Thị Như Lan sinh năm 1960, dân tộc Tày. Quê quán Bắc Kạn. Hiện đang là thiếu tá, giáo viên trường Thiếu sinh quân - Quân khu 1. Hội viên Hội nhà văn Việt Nam. Hội viên Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam. Tác giả xuất bản 3 tập truyện ngắn: Tiếng chim kẻ giàng (tập truyện ngắn, 2003); Mùa mắc mật (tập truyện ngắn, 2005); Hoa mía (tập truyện ngắn, 2006)
Bùi Thị Như Lan là một trong những cây bút văn xuôi trẻ của Thái Nguyên, thành công ở thể loại truyện ngắn. Truyện ngắn của Bùi Thị Như Lan có cách trần thuật dung dị khúc chiết, thế giới nghệ thuật của chị thể hiện sâu sắc không gian nghệ thuật miền núi. Cách kết cấu truyện sáng tạo không cảm giác nhàm chán, tuy nhiên khi đọc chị thấp thoáng những điểm nào đó lặp lại mình ở một số mô típ quen thuộc của tác phẩm.
Hà Đức Toàn là nhà văn hiếm hoi viết thuần về Thái Nguyên với tình yêu nồng cháy, da diết. Ông lặn lội ngang dọc trên mảnh đất này và điều đó cũng đồng nghĩa ông lặn lội dọc ngang suy nghĩ của con người Thái Nguyên. Lịch sử đất và người Thái Nguyên là rường cột cho mọi sáng tác của ông.
Tác giả đã xuất bản 16 tập sách, trong đó có Đêm trăng nhà sàn (thơ 1988); Đồi ba ông đầu rau (Tiểu thuyết - 1999); Lũng mây (Truyện ngắn-2000); Tuyển tập Hà Đức Toàn (NXB Lao động - 2007)
Ông không chỉ thành công ở thể ký, mà còn thành công ở các thể loại khác như tiểu thuyết, thơ và một số văn bản nhật dụng. Bút ký của ông vừa chân thực khách quan vừa thấm đượm chất văn, ông có cái nhìn của nhà quản lý chiến lược cho tương lai Mảnh đất chiến khu xưa..
Trường CĐSP Thái Nguyên
Chào mừng các thầy cô giáo và các bạn sinh viên khoa Xã hội trường CĐSP
Thái Nguyên
Tháng 4 . 2009
Cho m?ng cc thy cơ v cc b?n sinh vin
Bài 3. TÁC GIẢ VĂN XUÔI HIỆN ĐẠI THÁI NGUYÊN
(4 tiết)
HĐ1. Tìm hiểu thân thế, thành tựu trong sáng tác của các tác giả văn xuôi Thái Nguyên (90 phút)
Mục tiêu
SV hiểu được thân thế, sự nghiệp văn học của các tác giả văn xuôi Thái Nguyên văn xuôi Thái Nguyên (90 phút)
SV hiểu biết những sáng tác tiêu biểu của các tác giả văn xuôi Thái Nguyên, đặc biệt hiểu được những đặc điểm sáng tác của các tác giả văn xuôi Thái Nguyên..
Vi Hồng bắt đầu học chữ Hán và chữ quốc ngữ từ năm lên bảy với các bác trong gia đình. Năm 11 tuổi, Vi Hồng đã học các điệu lượn, điệu then.Năm 13 tuổi, tập làm thơ chủ yếu thể phong slư. Năm 1960, ông tốt nghiệp khoa Ngữ văn ĐHSP Hà Nội. Ra trường, dạy ở Hà Giang, sau chuyển về thị xã Cao Bằng. Năm 1963, Bộ giáo dục điều động ông về làm cán bộ giảng dạy ở trường mà ông đã từng học tập - ĐHSP I Hà Nội. Năm 1966, trường ĐHSP Việt Bắc được thành lập, Vi Hồng cũng là một trong số các thầy, cô giáo tình nguyện lên xứ Thái phát rừng, dựng lán, mở trường. Vi Hồng chuyên nghiên cứu và giảng dạy văn học dân gian, đặc biệt quan tâm đến văn học dân gian của dân tộc mình (sli - lượn)
Cọn nước Eng Nhàn, 1971, đoạt giải Báo văn nghệ. Đất bằng (Vãi Đàng - Đin Phiêng)1980 – NXB Tác phẩm mới. Thung Lũng đá rơi (1985), NXB Văn hoá dân tộc. Người trong ống (1990), NXB Lao động; Người làm mồi bẫy hổ (truyện vừa - 1990), NXB Kim Đồng; Gã ngược đời (1990), NXB Lao động. Tháng năm biết nói (1993) NXB Văn hoá dân tộc. Chồng thật vợ giả (1994), NXB Thanh niên. Phụ tình (1994), NXB Văn hoá dân tộc. Đi tìm giàu sang (1995), NXB Văn hoá dân tộc. Đường về với mẹ chữ (1997)
Với sự vận dụng tối đa vốn văn hoá dân gian,Vi Hồng dường như là người khởi xướng một bút pháp viết về miền núi, bút pháp hiện đại hoá dân gian.
Tư tưởng và nghệ thuật của Vi Hồng qua sáng tác của ông luôn hướng tới cái thiện cái đẹp, đẩy lùi cái xấu cái ác “ Các trang viết của tôi là như những lời tâm tình cùng các dân tộc miền núi, trước hết với người Tày rằng: hãy yêu thương và biết yêu thương những cái đẹp, nhất là những con người đẹp, cao cả, đồng thời đem hết sức mình ra từ diệt cái ác, kẻ ác. Trừ khử những kẻ phản bội trắng trợn, nguyền rủa những kẻ “béc kha cải” (đại nịnh hót), khinh bỉ lũ yếu hèn. Tôi cho rằng đây là sứ mệnh cao cả và muôn đời của mọi nhà văn trên thế giới”)
Trong các nhà văn Thái Nguyên,Vi Hồng là một cây bút tiểu thuyết hàng đầu, nhiều tác phẩm của ông được dư luận đánh giá là đỉnh cao của tiểu thuyết miền núi nói chung và tiểu thuyết Thái Nguyên nói riêng. ông lại được tắm mình trong môi trường văn hoá dân gian (nhất là dân ca trữ tình Tày – Nùng và điệu hát then) ngay từ khi còn nhỏ. Hai người bác ruột của Vi Hồng rất am hiểu về sli lượn, bà bá ruột của Vi Hồng cũng là người giỏi hát then.
Ông là hội viên Hội nhà văn Việt Nam, xuất bản 17 tập sách, trong đó có Bạn cùng lớp (truyện vừa - 1980); Con tàu đến muộn (tập truyện - 1989); Biệt ly (tiểu thuyết - 1994); Ảo ảnh (1997); Lúc ấy biển hoàng hôn (Tập truyện ngắn, 2001); Cuồng phong (tập truyện ngắn 2002); Mùa gió heo may (tập truyện ngắn, 2005); Những phương trời lá rụng (2006).
Hồ Thuỷ Giang sinh ngày 20 – 06 - 1947, quê quán tại quận Kiến An, Hải Phòng. Thường trú tại tổ 16, phường Trưng Vương, thành phố Thái Nguyên. Năm 1960, ông theo gia đình lên Thái Nguyên sinh sống. Ngay từ lúc 11 tuổi, Hồ Thuỷ Giang đã ham mê đọc những tác phẩm văn chương cho thiếu nhi như "Đảo giấu vàng", "Rôbixơn"...và làm thơ tặng bạn bè. 14 tuổi, say mê đọc truyện dài như Tây du quí, Tam quốc diễn nghĩa...
Đóng góp quan trọng đáng ghi nhận ở Hồ Thuỷ Giang là xây dựng được thế giới nhân vật có cái nhìn đa thanh, nhưng không mất đi cái nhìn hiện thực và dung dị. Nhân vật của anh bước ra cuộc sống với sức sống nội tại vốn có, đặc biệt có ý nghĩa với cuộc sống hôm nay, chúng ta cần có cái nhìn độ lượng, vị tha với người lầm đường lạc lối. Nhìn rộng ra trong thời kỳ đất nước hội nhập kinh tế thế giới mỗi chúng ta cần tránh cái nhìn định kiến như thế. Hồ Thuỷ Giang là cây bút văn xuôi xuất sắc của Thái Nguyên. Trong sáng tác anh có nhiều đóng góp không chỉ truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ, tiểu luận phê bình văn học và gần đây còn thành công ở kịch bản phim.
Bùi Thị Như Lan sinh năm 1960, dân tộc Tày. Quê quán Bắc Kạn. Hiện đang là thiếu tá, giáo viên trường Thiếu sinh quân - Quân khu 1. Hội viên Hội nhà văn Việt Nam. Hội viên Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam. Tác giả xuất bản 3 tập truyện ngắn: Tiếng chim kẻ giàng (tập truyện ngắn, 2003); Mùa mắc mật (tập truyện ngắn, 2005); Hoa mía (tập truyện ngắn, 2006)
Bùi Thị Như Lan là một trong những cây bút văn xuôi trẻ của Thái Nguyên, thành công ở thể loại truyện ngắn. Truyện ngắn của Bùi Thị Như Lan có cách trần thuật dung dị khúc chiết, thế giới nghệ thuật của chị thể hiện sâu sắc không gian nghệ thuật miền núi. Cách kết cấu truyện sáng tạo không cảm giác nhàm chán, tuy nhiên khi đọc chị thấp thoáng những điểm nào đó lặp lại mình ở một số mô típ quen thuộc của tác phẩm.
Hà Đức Toàn là nhà văn hiếm hoi viết thuần về Thái Nguyên với tình yêu nồng cháy, da diết. Ông lặn lội ngang dọc trên mảnh đất này và điều đó cũng đồng nghĩa ông lặn lội dọc ngang suy nghĩ của con người Thái Nguyên. Lịch sử đất và người Thái Nguyên là rường cột cho mọi sáng tác của ông.
Tác giả đã xuất bản 16 tập sách, trong đó có Đêm trăng nhà sàn (thơ 1988); Đồi ba ông đầu rau (Tiểu thuyết - 1999); Lũng mây (Truyện ngắn-2000); Tuyển tập Hà Đức Toàn (NXB Lao động - 2007)
Ông không chỉ thành công ở thể ký, mà còn thành công ở các thể loại khác như tiểu thuyết, thơ và một số văn bản nhật dụng. Bút ký của ông vừa chân thực khách quan vừa thấm đượm chất văn, ông có cái nhìn của nhà quản lý chiến lược cho tương lai Mảnh đất chiến khu xưa..
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Đức Cảnh
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)