Van hoc

Chia sẻ bởi Phương Văn Hưng | Ngày 21/10/2018 | 45

Chia sẻ tài liệu: van hoc thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Báo cáo văn học dân gian
Nhiệm vụ 1: khái niệm và MQH ca dao dân ca, phân loại ca dao dân ca
Nhiệm vụ 2: trong sự vận động và phát triển của văn học việt nam nói chung và văn học dân gian nói riêng có bộ phận ca dao hiện đại không? Tại sao?
Nhiệm vụ 3: Nội dung phản ánh của ca dao?
Nhiệm vụ 4: Đặc điểm thi pháp của ca dao?
Nhiệm vụ 5: Diễn xướng một làn điệu dân ca?
Nhiệm vụ 1
Ca dao là những câu ca dân gian được lưu truyền từ đời này sang đời khác, thường là những câu lục bát được xuất khẩu thành thơ trong quá trình lao động, sản xuất với những kinh nghiệm trong cuộc sống được đúc kết lại đôi khi là những lời dãi bày tâm sự về thiên nhiên, tình cảm con người
Dân ca là những sáng tác kết hợp lời và nhạc, tức những câu hát dân gian trong diễn xướng.
Mối quan hệ giữa ca dao và dân ca : chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau đều là hình thức thơ truyền miệng hoặc một bộ phận trong đó ca dao ,có thể nói một phần lớn dân ca xuất phát từ ca dao.
Phân loại
Nhiệm vụ 2
Trong sự vận động và phát triển của văn học việt nam nói chung và văn học dân gian nói riêng có bộ phận ca dao hiện đại và đã được thử thách qua thời gian. Ca dao là một thể loại có sức sống lâu bền của sáng tác dân gian. Luôn luôn có sự vận động và biến đổi để có thể tiếp cận ca dao với tư cách là một thể loại văn học dân gian trong thời kì hiện đại, phải tìm ra cơ sỏ khoa học để tiến tới nhận diện nó.
-một hiện tượng văn học nghệ thuật nói chung văn học dân gian và ca dao hiện đại nói riêng phải được nhìn nhận bằng quan điểm “động” có nghĩa là chúng không xem xét một hiện tượng văn học nghệ thuật, xem xét một thể loại văn học trong tiến trình lịch sử ở tư thế đứng yên, không vận động, biến đổi, bởi đó là quan điểm siêu hình không biện chứng
Thực tế những lời ca dao hiện đại đã sưu tập có một số đặc điểm khác với ca dao cổ truyền, sự khác nhau đó thể hiện ở chỗ nó phản ánh những mảng hiện thực mới, những sự vật trữ tình mới, ngôn ngữ, thể thơ cũng có những đặc điểm mới và đặc biệt nhiều lời ca dao hiên đại có ghi tên tác giả
-sự vận động biến đổi của văn học nghệ thuật nói chung về ca dao hiện đại nói riêng diễn ra đa dạng, phức tạp dưới sự chi phối mạnh mẽ của đời sống xã hôị và các hình thái ý thức xã hội khác
*tiêu chí nhận diện ca dao hiện đại:
-ca dao hiện đại là những tác phẩm ca dao mang đặc điểm nghệ thuật dan gian truyền thống phù hợp với quan niệm nghệ thuật mới và hiện thực đời sống của nhân dân trong thời kì hiện đại
-ca dao hiện đại là những tác phẩm ca dao mang tâm lí sáng tác tập thể-đối tượng được phản ánh trong những tác phẩm là hiện tượng đời sống gây tác động vào tập thể nhất định.
-ca dao hiện đại có thể ra đời từ nhiều nguồn: từ những sáng tác mô phỏng của tác giả chuyên nghiệp từ những sáng tác của phong trào văn nghệ nghiệp dư, từ trong sinh hoạt văn hóa dân gian. Những tác phẩm ấy được lưu truyền rộng rãi bằng phương thức truyền miệng
Nhiệm vụ 3
Nội dung phản ánh của ca dao :
+phản ánh đời sống sản xuất của nhân dân lao động
+phản ánh vẻ đẹp đất nước, lịch sử, con người trong thời gian khác nhau
+phản ánh tình cảm nội tâm con người như tình yêu quê hương, gia đình
+tiếng cười trào phúng
Nhiệm vụ 4
Đặc điểm thi pháp của ca dao
1.Ngôn ngữ trong ca dao truyền thống:là phương tiện chủ yếu của ca dao, thường phô diễn tình cảm bộc lộ thế giới nội tâm.
Ví dụ: thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày
Ngôn ngữ trong ca dao vừa có tính dân tộc vừa có tính địa phương nên nó vừa đa dạng vừa thống nhất.
2.Thể thơ trong ca dao được chia ra làm 4 loại
Thể văn gồm có văn hai, văn ba, văn bốn, văn năm thường dùng trong đồng dao
-thể lục bát gồm mỗi câu hai dòng hay hai vế, vế trên 6 âm tiết vế dưới 8 âm tiết đây là thể thơ sở trường nhất của ca dao
-thể song thất và song thất lục bát tuy không được dùng nhiều trong ca dao bằng thể lục bát nhưng cũng là một thể thơ dan gian bắt nguồn từ dân ca
thể song thất mỗi câu gồm 2 vế mỗi vế gồm bảy âm tiết ngắt nhịp ở tiếng thứ ba(3/4)
Ví dụ: gió mùa thu –mẹ ru con ngủ
năm canh chày/thức đủ hầu năm
Thể song thất lục bát gồm bốn vế( 4 dòng) 2 vế trên là song thất 2 vế dưới là lục bát, giữa vế thứ 2 và vế thứ 3 vần với nhau ở 2 tiếng cuối.
Ví dụ: nước giếng Vàng/ vừa trong vừa mát
Nâu chợ Chùa/nhuộm lạt lâu phai
cá cửa Nhượng/khoai Mục Bài
khuyên ai về huyện cấm/kẻ một mai tiếc thầm
-Thể thơ hỗn hợp trong ca dao thể này không được dùng bằng nhiều bằng thể lục bát nhưng nhiều hơn thẻ song thất và song thất lục bát thể này là sự kết hợp tự do các thể thơ vốn có của ca dao
Ví dụ: chiều chiều trước bến Văn Lâu
ai ngồi ai câu
ai sầu ai thảm
ai thương ai cảm
ai nhớ ai trông
thuyền ai thấp thoáng bên sông
nghe câu mái đẩy, chạnh lòng nước non
3.Kết cấu của ca dao: phạm vi của kết cấu(hay cấu trúc) ca dao rất rộng, bao gòm sự tổ chức thanh điệu, vần, nhịp(đã nói trong phần thể thơ),tổ chức nội dung, cấu tạo ý,tứ,đoạn mạch,độ dài ngắn…
-kết cấu của ca dao không thể nhất thành bất biến mà chắc chắn đã hình thành và phát triển cùng với quá trình hình thành và phát triển của bản thân ca dao.
Nhìn chung ca dao ngắn được nhân dân sử dụng nhiều hơn và phát triển mạnh hơn
Xét theo phương thức thể hiện, diễn đạt từ ca dao có 3 phương thức thể hiện đơn và 3 phương thức thể hiện kép( hay ghép- kết hợp)
3 phương thức đơn là

+PHƯƠNG THỨC ĐỐI ĐÁP: ( đối thoại) chủ yếu là bộ phận lời ca được sáng tác và sử dụng trong hát đối đáp nam nữ, bao gồm cả đối thoại 2 vế và đối thoại 1 vế
Ví dụ: Đối thoại 2 vế:
Bây giờ mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa
Mận hỏi thì đào xin thưa
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào.
Đối đáp một vế:
Ra về anh dặn lời rằng
Đâu hơn thì kết, đâu bằng đợi anh
+PHƯƠNG THỨC TRẦN THUẬT:(hay kể chuyện – trữ tình khác với trần thuật trong các loại tự sự)
Ví dụ; Hôm qua anh đến chơi nhà
Thấy mẹ nằm võng thấy cha nằm giường.
Thấy em nằm đất anh thương
Anh đi mua gỗ đóng giường tám thang
+PHƯƠNG THỨC MIÊU TẢ: (Miêu tả theo cảm hứng trữ tình, khác với miêu tả khách quan trong các thể loại tự sự)
VÍ DỤ:Đường vô xứ nghệ quanh quanh
Non Xanh nước biếc như tranh họa đồ


,
-ba phương thức kép là:
+ trần thuật kết hợp với đối thoại (chủ yếu là đối thoại một vế)
Ví dụ :các bài hôm qua tát nước đầu đình,tháng chạp là tháng trồng khoai…
+trần thuật kết hợp miêu tả
Ví dụ: - lửng lơ vầng quế soi thềm
Hương đưa bát ngát càng thêm bận lòng
dao vàng bỏ đẫy kim nhung
Biết rằng quân tử có dùng ta chăng?
Đèn cà thấp thoáng bóng trăng
Ai đêm người ngọc cung thăng chốn này?
+kết hợp cả ba phương thức (trần thuật,miêu tả,đối thoại với mức độ khác nhau)
Ví dụ:các bài trên trời có đám mây xanh ,trèo lên cây bưởi hái hoa,hôm qua sáng trăng mờ mờ….
4.thời gian và không gian trong ca dao
a.thời gian trong ca dao vừa là thời gian thực tại khách quan vừa là thời gian của sự tưởng tượng ,hư cấu mang tính chất chủ quan của tác giả
Ví dụ: tháng chạp là tháng trồng khoai tháng riêng trồng đậu,trồng khoai trồng cà
b.không gian trong ca dao cũng vừa là không gian thực tại khách quan,vừa là không gian trong trí tưởng tượng mang tính chất tượng trưng của tác giả
Ví dụ: Sông nhà bè nước chảy chia hai
Ai về Bến Nghé ,Đồng Nai thì về
5.thủ pháp nghệ thuật trong ca dao truyền thống
So sánh là thủ pháp nghệ thuật được sử dụng thường xuyên, phổ biến nhất trong ca dao bao gồm so sánh trực tiếp(tỉ dụ) , so sánh gián tiếp(ẩn dụ) so sánh đơn giản,so sánh phức tạp,so sanh nhỏ(bộ phận), so sánh lớn(toàn cục)
Ví dụ : thương thay thân phận con rùa
Lên đình đội hạc, xuống chùa đội bia.
Trong ca dao truyền thống cón có nhiều biện pháp nghệ thuật khác như; trùng điệp đối xứng, tương phản,phóng đại,lối mở rộng nghĩa, thu hẹp nghĩa
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phương Văn Hưng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)