Văn hóa ứng cử trên mạng xã hội (Đặc biệt nhất)

Chia sẻ bởi Thanh Hương | Ngày 11/05/2019 | 62

Chia sẻ tài liệu: Văn hóa ứng cử trên mạng xã hội (Đặc biệt nhất) thuộc Giáo dục công dân 11

Nội dung tài liệu:

Chào mừng cô và các bạn
đến với buổi thuyết trình ngày hôm nay ♥
V
Ă
N
H
O
Á
I
Ê
N
P
H

N
N
G
R
T
T
M

I
A
G
L
Ơ
Ư
T
X
Ã

I
N
N
G
C
I

Ư
I
B
Ó
N
G
C
1
2
3
4
5
6
1
2
3
4
6
5
Da trắng muốt
Ruột trắng tinh
Bạn với học sinh
Thích cọ đầu vào bảng?(Là cái gì?)


Cái gì bằng cái vung, vùng xuống ao;
Đào chẳng thấy, lấy chẳng được?


Thứ gì luôn ở phía trước bạn mà bạn không bao giờ nhìn thấy?

Xã đông nhất là xã nào?

Sở thú bị cháy, con gì chạy ra đầu tiên?
Nắng 3 năm tôi chưa hề bỏ bạn
Mưa 1 ngày sao bạn lại bỏ tôi?(Là cái gì?)
I/ Giải thích
1/ Văn hóa
a/ Khái niệm:

Văn hóa
Hoạt động
Lĩnh vực
Xã hội
Cộng đồng
Gia đình
Cá nhân
Theo UNESSCO, văn hóa là tổng thể những nét riêng biệt về tinh thần và vật chất, trí tuệ và cảm xúc quyết định tính cách của 1 xã hội hay 1 nhóm người trong xã hội.

b/ Vai trò:
-Nền tảng tinh thần xã hội, là động lực, mục tiêu phát triển xã hội
-Phát huy tiềm năng sáng tạo, phát triển hài hòa giữa đời sống vật chất & tinh thần con người.
VĂN HÓA ỨNG XỬ
TRÊN MẠNG XÃ HỘI
I/ Giải thích
2/ Mạng xã hội là gì?

Dịch vụ kết nối các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau.

Có đầy đủ các tính năng thuận tiện

Có đến hàng trăm mạng xã hội khác nhau

Facebook – 1 trong những công cụ truyền thông phổ biến nhất hiện nay; thu hút số lượng người tham gia và truy cập ngày một đông đảo.
Theo tổ chức thống kê số liệu Internet quốc tế, tính đến hết 6/2015, Việt nam có 45,5 triệu người dùng Internet, chiếm 48% dân số.

Mỗi tháng ở Việt Nam có 30 triệu người dùng Facebook, mỗi người dùng khoảng 2,5 giờ/ngày, cao hơn 13% so với mức sử dụng mạng xã hội trung bình trên toàn cầu.
3/ Thế nào là văn hóa ứng xử?


Ứng xử - tiêu chuẩn khẳng định kiến thức.
-Là 1 biểu hiện của giao tiếp, cách con người phản ứng lại trước sự tác động của người khác với mình trong 1 tình huống nhất định.
-Được thể hiện cụ thể qua thái độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng của con người với cá nhân, tập thể xung quanh.
Ứng xử thông minh, khéo léo >< ứng xử thô lỗ, bất lịch sự
><
- Ứng xử còn biểu hiện bản thân là 1 con người phải phép, được giáo dục, có văn hóa.
- Thể hiện trí tuệ và nhân cách của 1 con người.
- Là chiếc chìa khóa để chúng ta tiếp xúc với xã hội, hòa đồng với những con người hiểu biết, văn minh, lịch sự.
Tính đến hết tháng 6/2015, Việt Nam có bao nhiêu người dùng Internet?
A. 45,5 triệu người
D. 43,5 triệu người
C. 55 triệu người
B. 30 triệu người
? Câu hỏi khách quan 1
II/ Lợi ích của mạng xã hội:

- Dễ dàng kết nối
- Nắm bắt thông tin nhanh chóng
- Có quyển biểu đạt suy nghĩ,
tiếng nói của mình

- Tính lan tỏa nhanh, mang tính “Hiệu ứng đám đông”
- Công cụ hữu hiệu trong việc truyền tải những thông điệp, thông tin đến hàng triệu người trên khắp hành tinh.
- 1 cuốn nhật kí sinh động ghi lại những cảm xúc, ấn tượng, tình cảm, sẻ chia trong cuộc đời thường nhật.

- 1 tiện ích, 1 mạng xã hội năng động liên tục mang đến cho người trẻ những trải nghiệm
- Giúp ta thỏa mãn nhu cầu lớn của con người như: chia sẻ bản thân, xây dựng hình ảnh cá nhân 1 cách dễ dàng
Thực trạng hiện nay của những người sử dụng Facebook “Xuống cấp trong văn hóa ứng xử”
Lợi ích chính của mạng xã hội là gì?
A. Tính lan tỏa nhanh
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
C. Nắm bắt thông tin nhanh chóng
B. Dễ dàng kết nối mọi người với nhau
? Câu hỏi khách quan 2
III/ Thực trạng và tác hại:
Hiện nay ta đang phải đối mặt với 1 cuộc khủng hoảng về văn hóa ứng xử trên mạng xã hội.
- Facebook chứa nhiều thông tin không được kiểm chứng, sai sự thật, thậm chí độc hại
=> Gây ảnh hưởng xấu đến chính trị, kinh tế, đạo đức, hay cả 1 quốc gia, tập thể, cá nhân
- Có những kẻ đã lợi dụng Facebook để bôi xấu chế độ, lãnh tụ, bôi nhọ, xúc phạm người khác
Sự việc 2 mẹ con sản phụ tử vong vì sinh con “thuận tự nhiên”
=>Thực trạng thiếu trách nhiệm từ những bài báo cùng với thông tin được đăng tải
Nhiều người làm báo đã bóp méo sự thật nhằm tạo thêm lượt truy cập cho bài viết – cái “ác tâm” của nhà làm báo
=> Cần tránh xa những bài báo lá cải; điềm tĩnh, trí tuệ trước vô vàn luồng thông tin từ mạng xã hội
(Những tờ báo lá cải hay quá nhiều thông tin nhiễu đang là những khối bê tông đóng băng bản chất của xã hội! )
Có những đứa con bất hiếu biến Facebook thành nơi trút giận cả với cha mẹ - nhục mạ đấng sinh thành
Đưa lên mạng những bức ảnh vô cùng phản cảm hay sử dụng ngôn ngữ tình dục để công kích người khác trên Facebook
Facebooker đăng ảnh cổng chào Xuân 2018 kèm hình nhạy cảm
Tung lên Facebook những ngôn ngữ tục tĩu, bẩn thỉu nhằm nói xấu, đả kích, thóa mạ người khác
Hiện tượng xuyên tạc tiếng Việt (viết tắt, kí hiệu kì quặc, tùy tiện đưa vào văn bản những chữ z,f,w vốn không có trong hệ thống chữ cái tiếng việt) – làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt
Bill Gates đăng tải bức ảnh chụp trụ điện dây nhợ chằng chịt ở Việt Nam .
Phần lớn dân mạng Việt Nam vào bình luận, “ném đá”, điểm danh và cãi nhau bằng hàng ngàn bình luận khiếm nhã
Trang cá cá nhân hotboy người Ả Rập Omar Borkan Al Gala, nữ MC người Thái Lan Peaw Sumaporn Wandee…cũng từng bị “hoành hành” bởi bình luận phản cảm, vô văn hóa của 1 số dân mạng Việt Nam
Thậm chí Peaw Sumaporn tuyên bố sẽ xóa tất cả những bình luận của người Việt Nam trên trang cá nhân của mình
Nhiều vụ việc đáng tiếc xảy ra : học sinh tự tử sau khi bị bạn bè bêu rếu trên Facebook, thanh niên đâm chết người vì bị hại bêu rếu người yêu trên Facebook
=>Không ít người hàng ngày có thói quen thích đùa cợt, chê bai ác ý trên mạng xã hội
(Vụ việc cô bé 15 tuổi ở Đồng Nai bị người yêu cũ tung clip ân ái trên mạng xã hội đã phải uống thuốc diệt cỏ tự tử vì bị chỉ trích, soi mói cay độc từ cộng đồng mạng)
=>Hồi chuông báo động về cách hành xử trên thế giới ảo
Câu đầu lưỡi của 1 bộ phận không nhỏ lại là “Có muốn bị đưa lên mạng không?” hay “muốn bị phốt không?”
Đám trẻ chưa non nớt chưa trưởng thành dễ rơi vào những hoang tưởng vui buồn theo từng cơn “lên đồng” của 1 đám đông nông nổi.
(Học sinh công khai công kích thầy cô trên facebook)
Hành động của 1 người mẹ vô nhân tính có nick Facebook Mẹ Coca, tên thật là Nguyễn Trần Hoài Thắm (Đà Nẵng) đã lợi dụng bệnh hiểm nghèo của chính con mình – Coca (Hồ Nam) để trục lợi từ các nhà hảo tâm
Ẩn sau những bàn phím, tài khoản thật giả, vô danh, lúc nào họ cũng có thể dễ dàng tấn công, “ném đá”
Trường hợp bé Đỗ Nhật Nam – “thần đồng Việt Nam” bị dân mạng chỉ trích, chê bai không thương tiếc
Mọi người chen nhau “ném đá” mà quên rằng cậu bé chỉ mới 11 tuổi
“Ném đá” trên mạng xã hội là 1 biểu hiện rất rõ của thói a dua theo đám đông (Video)
Hiệu ứng đám đông có thể “giết chết” 1 con người
Một nhóm người có thể thực hiện được nhiều điều lớn lao hay vĩ đại mà 1 vài người riêng lẻ không thể thực hiện được
Sự việc cô giáo Hà Thị Thu Thủy – giáo viên văn trường THPT Lomonoxop(Hà Nội) với sự cố “Canh gà Thọ Xương”
Câu chuyện thu hút hàng trăm lượt bình luận, phần lớn là a dua, mạt sát, xúc phạm người viết và chỉ trích, bêu xấu (Video)
Việc sử dụng mạng xã hội như 1 thói quen, cơm ăn, nước uống hằng ngày. Nhiều người like, chia sẻ 1 cách vô thức mà không cân nhắc hậu quả
Anh nọ đánh cô nhân viên sân bay, 1 nóm học sinh nữ đánh nhau…Chúng ta like, chia sẻ tới tới tấp nhưng mục đích là gì thì chúng ta không biết
Chỉ vì 1 bức ảnh được cho là “bản sao” Sơn Tùng, cô gái trẻ 22 tuổi Vũ Quỳnh Trang(Tuyên Quang), sinh viên trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội (Hà Nội) bị fan ruột của nam ca sĩ “ném đá” không thương tiếc
(Hình ảnh với dòng caption “Sếp Tùng mới đổi giới tính” gây sóng dân mạng)
Không ít nick name tự xưng là thành viên Sky đưa ra những lời nhận xét khiếm nhã về ngoại hình cô gái
Ở 1 chừng mực nào đó, sự dễ dãi và tiện ích của công nghệ đang làm tha hóa con người
Người Việt Nam hay dùng từ “chơi” thay vì “sử dụng” Facebook.
Mạng xã hội không phải là 1 trò chơi
1 ngày trên mạng xã hội đập vào mắt chúng ta là vô vàn thông tin, từ đánh ghen, chửi bới đến các thông tin chính luận. Thói quen đầu tiên của ta là bấm like, phẫn nộ hay bay vào bình luận ngay tức thì
Trên mạng xã hội, chỉ cần ai đó mới chia tay người yêu, khóc lóc, buồn bã… Là theo phản xạ chúng ta nhảy vào bấm like, biểu lộ cảm xúc, bình luận khuyên nhủ
Trong khi ở ngoài đời thực, nếu thấy ai đó u sầu ta cũng bơ đi, chẳng thèm quan tâm đến
=> Nếu chúng ta đem cách ứng xử của mạng xã hội ra đời thực thì chúng ta sẽ thấy mình không khác gì những kẻ điên
=> Chúng ta cần có 1 quy tắc ứng xử chuẩn mực trên môi trường mạng xã hội
Làm thế nào để chúng ta điều khiền mạng xã hội chứ đừng để mạng xã hội điều khiển chúng ta
Vụ việc người mẫu, diễn viên Trang Trần “”chửi” đàn chị, nghệ sĩ Xuân Hương được khá nhiều người quan tâm
Cựu người mẫu Trang Trần gây xôn xao dư luận bởi những phát ngôn gây sốc trên mạng xã hội
Trang Trần viết note, rồi đăng tải clip trên mạng xã hội, chửi mắng đích danh nghệ sĩ Xuân Hương với những ngôn từ khá chợ búa
Một người thuộc thế hệ đàn chị, có nhiều kinh nghiệm như Xuân Hương đã cảm nhận được việc tranh cãi hay lăng mạ ai đó trên mạng xã hội là không xứng với vị trí của 1 người nghệ sĩ
Thứ vũ khí nguy hiểm nhất bây giờ không phải là lao, không phải là kiếm, không phải là những cây súng, không phải là những quả bom nguyên tử mà chính là… bàn phím
Anh hùng bàn phím – 1 bộ phận dân mạng “giấu mặt” sau màn hình máy tính, dùng lời lẽ, con chữ của mình để tranh cãi, phản biện, thậm chí… công kích, chửi bới người khác để “bộc lộ cá tính’’ của mình
Những video minh họa cho : Anh hùng bàn phím
Họ ‘’ném đá’’ mà không cần biết hậu quả
Phía dưới bình luận lại là những soi xét về việc người mẹ không đội mũ bảo hiểm
Họ phê phán bất bình trong khi chưa hiểu rõ nội tình
Chuyên tung ra những bình luận kinh khủng, gây tổn thương người khác
Ném đá nhà tài trợ thay vì cảm ơn họ đã mang đến những điều miễn phí
Dù bản thân họ bình luận rằng lên án cái xấu nhưng tay thì vẫn like và chia sẻ kịch liệt
Xin đừng biến mạng xã hội thành những công cụ mang tính sát thương tâm lí
Thứ vũ khí nguy hiểm nhất bây giờ không phải là lao,không phải
là kiếm, không phải là những cây súng, không phải là những
quả bom nguyên tử mà chính là.…?….
A. Lời chỉ trích
D. Nút “like”
C. Bàn phím
B. Bạo lực
? Câu hỏi khách quan 3
IV/ Giải pháp và lời khuyên
a/ Phương hướng thực hiện:

Người sử dụng mạng xã hội phải tôn trọng pháp luật
Không đưa thông tin bịa đặt, gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội
Không đưa thông tin gây kích động bạo lực, phân biệt dân tộc, giới tính, tôn giáo, vùng miền.
Không sử dụng hình ảnh, thông tin cá nhân hay làm mất uy tín, danh dự của người khác. Người vi phạm có thể chịu sự chế tài của pháp luật
Trường hợp người Việt bị nhiễm Ebola bị phạt 20 triệu đồng
Tuổi trẻ cần nhận thức rõ mặt lợi, hại của Facebook để không là tín đồ ngu muội mà là người sử dụng 1 cách thông minh, hiệu quả
Thận trọng với những nội dung mình đưa lên, tuyệt đối không xúc phạm, làm ảnh hưởng xấu đến người khác
Phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, không nói tục, chửi bậy, viết tắt, viết ký hiệu, xuyên tạc, lạm dụng tiếng nước ngoài,…




Phải tỉnh táo nhận biết đúng sai, phải trái để tránh mọi cạm bẫy, không a dua theo tâm lí đám đông
Biết lên tiếng và hãy học cách im lặng
- Nhà trường và xã hội cần tạo ra những sân chơi hấp dẫn thu hút giới trẻ vào đó để họ không chỉ biết ‘’ôm” Facebook
b/ Lời khuyên:

Người đăng tải phải có trách nhiệm với tin tức mình đưa lên
+ Người làm báo càng phải ứng xử có trách nhiệm trên mạng xã hội

Người tiếp nhận phải trang bị cho mình kiến thức, biết chọn thông tin, không a dua theo cộng đồng mạng để bình luận hay phán xét vô căn cứ

Ngoài ra, cần dạy cho các em học sinh kỹ năng bảo vệ bản thân trước những thương tổn, sang chấn tâm lý
Để tâm vào những phát biểu của bạn, không nên tùy ý phát biểu lung tung trên Facebook
Đặc biệt lưu ý khi phát ngôn trên mạng xã hội
Lưu ý khi post ảnh và clip trên mạng xã hội, quy luật “mồi nào câu cá đó” trên Facebook
(Ảnh thanh niên trong ngày hội internet ở Thư viện tỉnh - Các bạn trẻ học cách ứng xử có văn hóa khi đọc và tiếp cận thông tin trên mạng xã hội. )
=> Những gì chúng ta phát ngôn sẽ chính là văn hóa, đạo đức, tính cách bên trong con người ta
Văn hóa tham gia trào lưu:
+ Tích cực tham gia những phong trào: Giờ Trái đất, mùa hè xanh, xuân tình nguyện,…
+ Tránh xa những trào lưu tiêu cực như “Đủ like thì đốt trường”, “Đủ like thì cởi’’, ‘’trào lưu Việt Nam nói là làm’’,…
(Qua Facebook, nhiều người biết và tham gia sự kiện dọn rác tại năm tỉnh, thành nhân Ngày trái đất 22-4-2017)
=> Để tránh trở thành anh hùng bàn phím, chúng ta phải có sự phản biện dựa vào bằng chứng, có lập luận rõ ràng, có chính kiến và ý thức trách nhiệm khi đưa ra quan điểm của mình
*Cần lưu ý:
Không nói xấu người khác trên mạng xã hội
Đừng nên comment lên mọi hoạt động của bạn bè
Đừng chỉ trích ai đó chỉ vì suy nghĩ của họ không giống mọi người
Không ‘’tag’’ bạn bè vào những bức ảnh nhạy cảm
*Về phía nhà nước:
Tăng cường quản lí thông tin trên Internet nói chung và mạng xã hội nói riêng
Tạo dựng nhân cách tốt cho các chủ thể khi tham gia văn hóa mạng
Xây dựng chế tài xử phạt người ứng xử vô văn hóa trên mạng, tiến tới xây dựng bộ quy tắc ứng xử văn hóa trên mạng Internet
Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng
Tăng cường các biện pháp kỹ thuật
Facebook – 1 trong những phương tiện văn minh nhất mà chúng ta hiện có.
Nhưng phương tiện muôn đời vẫn là phương tiện, 1 khi quá phụ thuộc vào phương tiện chắc chắn sẽ bị phương tiện hóa.

=> Vì vậy, hãy sử dụng mạng xã hội 1 cách thông minh và văn minh nhất.
*Lời kêu gọi

Hãy là người có văn hóa khi ứng xử trên mạng xã hội. Hiện nay rất nhiều nhà tuyển dụng lên mạng xã hội để tìm hiểu về ứng viên trước khi quyết định nhận hay không.

Hãy biến mạng xã hội thành công cụ hỗ trợ con người trong việc tìm kiếm, chia sẻ thông tin. Tránh biến mạng xã hội thành những trò đùa, phương tiện bôi nhọ hình ảnh, xúc phạm người khác…
Đoạn clip gây bão mạng xã hội Thái Lan: Đừng vội phán xét người khác khi nghe chuyện từ một phía!


Khi không phải người trong cuộc thì không nên phán xét người khác. Đôi khi dù đã chứng kiến sự việc nhưng chưa chắc đó đã là toàn bộ sự thật.
Con người nên sống nhân đạo với nhau hơn, trước tiên là ở lời nói và cách cư xử.
Phụ huynh nên quan tâm con cái nhiều hơn; hãy là chỗ dựa tinh thần, là người bạn đồng hành & vực dậy con cái khi chúng bị rơi vào vùng nguy hiểm của mạng xã hội.
Đừng để Facebook giết chết nhân cách của chính mình sau khi chúng ta giết chết người khác ở trên mạng chỉ vì người đó không giống ta !
Cần tích cực tham gia những trào lưu tiêu cực như “Đủ like
thì đốt trường”,“Đủ like thì cởi’’, ‘’trào lưu Việt Nam nói là
làm’’…
A. Đúng
B. Sai
? Câu hỏi khách quan 4
Bài thuyết trình đến đây là kết thúc
Cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Thanh Hương
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)