Văn hóa Phục hưng

Chia sẻ bởi Nguyễn Minh Kha | Ngày 18/03/2024 | 8

Chia sẻ tài liệu: Văn hóa Phục hưng thuộc Lịch sử

Nội dung tài liệu:

Chào mừng Thầy và các bạn đến với bài học

Văn hoá Phục Hưng
1
Danh sách thành viên nhóm 3
Nguyễn Minh Kha (Nhóm trưởng) – K38.608.074
Nguyễn Đắc Tuấn – K38.608.035
Nguyễn Thị Nhân – K38.608.094
Hà Thị Hai – K38.608.057
Nguyễn Thị Yến Nhi – K38.608.098
Nguyễn Huỳnh Thảo Nguyên – K38.608.093
Võ Thị Diễm My – K38.608.083
Nội dung gồm có các phần sau:
3
Khái niệm văn hóa Phục Hưng
II. Nguyên nhân ra đời phong trào văn hóa Phục Hưng
III. Hoàn cảnh lịch sử
IV. Những ảnh hưởng tiêu biểu của phong trào văn hóa Phục Hưng đến các lĩnh vực khoa học nghệ thuật và các nước
V. Một số nét lớn của phong trào văn hóa phục hưng.
VI. Thành tựu tiêu biểu của phong trào văn hóa phục hưng
VII. Ý nghĩa của phong trào văn hóa phục hưng



Mời các bạn xem bản đồ Tây Âu thời Phục hưng
Bản đồ Tây Âu thời Phục hưng
II. Nguyên nhân ra đời của phong trào văn hóa Phục Hưng
Bước vài thời kì hậu trung đại, bộ mặt kinh tế của các nước Tây Âu có nhiều thay đổi.
Giai cấp tư sản cần phải có hệ tư tưởng và nền văn hóa riêng.
Cải cách tôn giáo diễn ra mãnh liệt.
Cuộc đấu tranh của nông dân diễn ra sôi nổi.
* Hoàn cảnh lịch sử.

Diễn ra nhiều cuộc phát kiến lớn về địa lý mang lại những kết quả to lớn và sâu sắc.
Sự bùng nổ các cuộc cải cách tôn giáo và cuộc đấu tranh của giai cấp nông dân chống lại các lãnh chúa phong kiến.
Đây là thời kỳ chủ nghĩa chuyên chế thắng lợi ở một số nước lớn.
Sự xuất hiện tầng lớp giàu có đã kích thích sự sáng tạo nghệ thuật của các nghệ sĩ.
Italia trở thành quê hương đầu tiên của văn hóa Phục Hưng.
9
Sau đây, chúng ta sẽ đến với các cuộc phát kiến về địa lý trong giai đoạn này:
10
Vasco da Gama là đỉnh cao các cuộc thám hiểm Bồ Đào Nha.
Năm 1497 ông xuất phát từ Lixbon bị bão thổi tới Brazil sau đó đến Hảo Vọng và ra Ấn Độ Dương tới Mozambique. Năm 1498 đến bờ biển Ấn Độ, họ phải chiến đấu rất ác liệt. Sau đó quay về Bồ Đào Nha 18-9-1499 với nhiều hàng hoá gấp 60 lần chi phí cho chuyến đi. Từ đó giữ độc quyền con đường đến Ấn Độ Dương trong gần 1 thế kỉ song song với tổ chức nhiều cuộc hàng hải mới. Năm 1517 đến Trung Quốc, 1542 đến Nhật Bản.
11
12
Tàu của Vasco da Gama và hành trình của ông
13
Còn ở Tây Ban Nha, mục tiêu của nước này đi về phía tây vì cho rằng giả thuyết của quả đất hình cầu. Người tiêu biểu là Christophe Colomb
14
Christophe Colomb: sinh giữa thế kỉ XV người Italia đến Bồ Đào Nha 1476 với tư cách là một nhà buôn. Năm 1485 chuyển sang Tây Ban Nha vì không được quốc vương Bồ Đào Nha chấp nhận kế hoạch thám hiểm của ông. Nhà vua Tây Ban Nha đồng ý cho tổ chức cuộc thám hiển sang phương đông.
15
Ngày 3 - 9 - 1942 xuất phát từ cảng Palốt đi về phía tây, ngày 12 - 10 đến- quần đảo Bahama. Ngày 28 – 10 - 1492 đến Cuba, đảo Haiti và tìm thấy nhiều vàng hơn các đảo khác. Ngày 4 – 1 - 1493 lân đường trở về đến ngày 15 – 3 - 1493 cập cảng Palốt. Vùng đất ông tìm ông cho là đông châu Á, chủ yếu thuộc Ấn Độ nên ông gọi thổ dân là người Ấn. Colomb được phong thượng tướng hải quân và tổng đốc Ấn Độ. Tiếp sau đó là cuộc thám hiểm lần hai (1493-1496).
Lần ba (1498-1500): Triniđát và lục địa Nam Mỹ và vẫn cho là một phần của lục địa châu Á. Lần bốn (1502-1504): Hônđurát, Nicaragoa, Côtxtarica, Panama và vịnh Đarien và phát hiện rằng không có eo biển sang Ấn Độ Dương. Ông chán nản quay về Tây Ban Nha ngày 7 – 10 – 1504 và 20 – 5 – 1506 ông chết trong cảnh nghèo đói mà chưa ai biết hết công lao của ông.
16
17
Ngoài ra còn có Fernão de Magalhães (Ma-gien-lăng) người Bồ Đào Nha. 1517 ông sang Tây Ban Nha và gia nhập "hội đồng Ấn Độ" và viết cuốn "Đông Ấn Độ phong thổ kí"
18
IV. Những ảnh hưởng tiêu biểu của phong trào văn hóa Phục Hưng đến các nước


Tinh thần Phục Hưng bắt đầu rất sớm và đặc biệt nở rộ ở Ý, có ảnh hưởng đều khắp trong hội họa, điêu khắc và kiến trúc.
Khoảng năm 1500 hay sau đó thời kỳ Phục Hưng mới bắt đầu ở phía Bắc của châu Âu.
Tại Pháp và Đức phong cách cổ đại được hòa trộn với nhiều yếu tố dân tộc.
Phong cách Phục Hưng tại Hà Lan, Ba Lan, Anh và Tây Ban Nha cũng mang sắc thái dân tộc.
19
* Các nét lớn của phong trào văn hoá Phục Hưng
20
21

- Phong trào diễn ra trên một địa bàn rộng, lan truyền nhanh chóng và ảnh hưởng mạnh mẽ tới đời sống văn hoá, chính trị xã hội.
- Nội dung là sự đề cao giá trị con người và tự do cá nhân, mang đầy ý nghĩa nhân văn và ý nghĩa khoa học. Đồng thời phê phán, bác bỏ những quan điểm lạc hậu, bảo thủ của chế độ phong kiến và giáo hội.
- Những thành tựu trên các lĩnh vực của phong trào văn hoá Phục Hưng là điểm hội tụ sáng nhất của các giá trị nghệ thuật và là nền tảng lớn nhất của khoa học thời cận đại.


1.Triết học và khoa học tự nhiên
Gồm 3 trường phái lớn:
Chủ nghĩa kinh viện
Chủ nghĩa nhân văn
Những phái triết học “mới”

22
VI. Thành tựu tiêu biểu của phong trào văn hóa Phục Hưng

* Triết học kinh viện là gì?
23
Là thuật ngữ để chỉ về hệ thống tư tưởng có ưu thế được triển khai bởi các giáo sư trong các trường học và phương pháp họ dùng để giảng dạy Triết học. Các nhà Triết học kinh viện cho rằng mọi chân lý cuộc sống đã được “thánh kinh” nói rõ tất cả và không được nghi ngờ những điều đã được ghi trong đó. Nhiệm vụ của các nhà Triết học là giảng giải lại những chân lý mà “thánh kinh” đã đề cập.
24
Chủ nghĩa nhân văn là gì?
Chủ nghĩa nhân văn đề cử việc đảm trách đi tìm chân lý và đạo đức bằng những phương tiện của con người để phục vụ lợi ích của con người. Trong khi chú trọng đến khả năng tự quyết định của loài người, chủ nghĩa nhân văn bác bỏ những biện hộ tiên nghiệm như sự hệ thuộc vào tín ngưỡng, vào cái siêu tự nhiên
Chủ nghĩa nhân văn tiêu biểu cho tư tưởng Phục Hưng
25
Những phái triết học mới
Nhóm các nhà triết học tự gọi mình là "mới", những người cảm thấy những đề tài trong triết học kinh viện là quá hạn hẹp, và đi ra ngoài con đường chiết trung của chủ nghĩa nhân văn
Bao gồm những nhà tư tưởng như Nicholas Cusanus, Ficino, Tommasso Campanella…. 
26
27
Sau đây, chúng ta hãy đến với một số nhà triết học tiêu biểu nhé!!!
28
Người tiêu biểu và nổi tiếng nhất của Triết học kinh viện đó là Thomas Aquinas
Một trong những quan điểm nổi tiếng của ông về trật tự thế giới đó là ông cho rằng vũ trụ được sắp xếp theo đẳng cấp bậc thang. Bắt đầu từ phi sinh vật rồi đến thực vật, động vật và tới con người sau đó là thánh đồ, thiên thần và cao nhất là thượng đế. Trong hệ thống đó, cấp dưới lệ thuộc vào cấp trên, do cấp trên cai quản.
29
Tranh chân dung của Thomas Aquinas (1225 – 1274)
30
Người tiếp theo là Giordano Bruno (1548 – 1600) - một trong những nhà Triết học nổi tiếng đã dám dũng cảm tuyên bố những quan điểm chống lại giáo hội.
31
Ông là nhà khoa học, nhà Triết học vĩ đại, là chiến sĩ dũng cảm trên mặt trận khoa học. Ông đã đấu tranh không thoả hiệp nhằm chống lại Triết học kinh viện và hăng hái tuyên truyền thế giới quan duy vật. Bruno là người theo thuyết nhật tâm của Copernicus và ông cũng đã kế thừa những quan điểm duy vật và vô thần của các nhà duy vật cổ đại. Ông đã xây dựng một quan niệm duy vật mới về vũ trụ. Phạm trù trung tâm của Triết học mà Bruno nêu lên là cái duy nhất, đó chính là thượng đế tồn tại dưới dạng tự nhiên, “tự nhiên là Thượng đế trong sự vật hiện tượng” như một thế giới độc lập không do một lực lượng nào sáng tạo ra cả.
32
Một cống hiến vô cùng quan trọng của Bruno đó là ông đã phát triển thêm học thuyết của Copernicus đó là quan điểm mới về vũ trụ. Theo ông, vũ trụ là vô tận, ngoài hệ thống Mặt Trời của chúng ta còn vô số tinh cầu khác, quả đất chỉ là hạt bụi nhỏ bé trong khoảng không mênh mông vô tận của vũ trụ. Vì vậy, không có một hành tinh nào thực sự là trung tâm của vũ trụ, sự sống và con người có thể có trên những hành tinh khác của vũ trụ bao la, không có chúa trời nào thống trị vũ trụ cả. Đây chính là một tư tưởng vô cùng sáng tạo của Bruno cho việc khẳng định bản chất vật lý giống nhau của vũ trụ.
33
34
Tất cả những quan điểm của Bruno đã làm cho giáo hội tức giận. Bruno đã bị giáo hội La Mã thiêu sống. Mặc dù Bruno không còn nữa, nhưng những giá trị mà ông đóng góp cho khoa học thì không một ai có thể phủ nhận được. Cho dù giáo hội có cấm đoán như thế nào đi chăng nữa thì những giá trị mà ông đóng góp cho khoa học vẫn luôn toả sáng và có tác động mạnh mẽ đến thế hệ các nhà khoa học sau này.
35
Mặc dù bị giáo hội thiêu sống vì những quan điểm của mình, nhưng Bruno vẫn mãi được coi là một trong những con người vĩ đại nhất đi tiên phong trên con đường giải phóng khoa học ra khỏi chủ nghĩa kinh viện và mở ra một chương mới cho lịch sử phát triển đi lên của xã hội loài người.
36
Tiếp theo là Francis Bacon và coi ông là ông tổ của chủ nghĩa duy vật Anh và khoa học thực nghiệm. Balcon đã mở ra một chương mới cho lịch sử Triết học Tây Âu.

37
Francis Balcon đã nhận thấy vai trò đặc biệt quan trọng của khoa học, Triết học và sự cần thiết phải đẩy mạnh sự phát triển của chúng như một nền tảng trong công cuộc xây dựng đất nước. Ông coi đó là một phương tiện cơ bản nhằm xoá bỏ những bất công trong xã hội và xây dựng cuộc sống phồn vinh. Trên cơ sở nhận thức như vậy, ông đã đưa ra những tư tưởng hết sức tiến bộ và được đánh giá cao: phải cải tạo chính xã hội hiện thực đương thời trên cơ sở phát triển khoa học và Triết học, chứ không phải bằng cách tạo ra mô hình lý tưởng như những nhà nhân đạo cộng sản không tưởng.
38
Một trong những người cùng đóng góp với Bacon trên lĩnh vực Triết học nhằm đánh đổ những quan điểm thần học của giáo hội thời bấy giờ đó là nhà Triết học Descartes. Ông được mệnh danh là “người cha của chủ nghĩa duy lý cận đại”.
39
Descartes đã đưa ra một câu tuyên ngôn – “không bao giờ chấp nhận là đúng điều gì mà tôi không thấy rõ ràng nó là đúng”. Điều này nó đã tạo ra một sức hút mạnh mẽ cho các khoa học gia. Bởi vì đơn giản rằng trong suốt thời kỳ trung đại có rất nhiều vấn đề chưa được giải quyết một cách hợp lý nhưng con người vẫn chấp nhận do chưa có các sự phát triển về các ngành khoa học có liên quan để người ta có thể thay đổi cách nhìn nhận vấn đề.
40
* Tổng kết về lĩnh vực triết học
41
Những đóng góp của rất nhiều nhà Triết học thời Phục Hưng trong đó tiêu biểu có Bruno, Bacon, Descartes đã tạo ra nền tảng vững chắc về lý luận và phương pháp nghiên cứu cho các nhà khoa học sau này. Bằng sự đóng góp của mình các ông cũng đã là những người đặt những viên gạch đầu tiên trong việc đánh đổ những phương pháp “nghiên cứu” của Triết học kinh viện mà giáo hội Cơ Đốc đã bó buộc con người trong suốt một thời gian dài. Từ đây, nhà thờ giáo hội đã bắt đầu lo sợ những giáo lý của mình không còn có thể thuyết phục tín đồ của mình. Triết học đã đóng góp một phần không nhỏ nhằm “hạ bệ” giáo hội và mở đường cho xã hội phát triển.
42
b. Toán học
43
Toán học thời kì này, thì không thể không kể đến nhà bác học vĩ đại người Pháp Descartes. Ông không những là nhà Triết học vĩ đại, được mệnh danh là cha đẻ của môn hình học giải tích.
Là nhà Toán học đầu tiên của nhân loại đưa ra phương pháp xác định tọa độ 1 điểm bằng hệ trục vuông góc mà chúng ta đều đã quen biết với tên gọi “Hệ tọa độ Descartes”.
44
45
Đóng góp quan trọng nhất của Descartes với Toán học là việc hệ thống hóa hình học giải tích, hệ các trục tọa độ vuông góc được mang tên ông.
46
c. Vật lý
Gồm hững nhà khoa học tiêu biểu như Galileo Galilei, Tôrixeli…
47
Galilei là một nhà bác học nổi tiếng thế giới. Ông tìm thấy những tri thức toán học và lực học phong phú, phát hiện ra chu kì dao động con lắc. Và chính sự phát hiện này đã giúp ông chế tạo máy đo mạch đập phát minh ra loại cân tỉ trọng, có thể dễ dàng biết được tỷ trọng của các hợp kim; với luận văn có tựa đề “Bàn về trọng lực”, lần đầu tiên nêu ra định luật rơi tự do của vật thể,…

48
Với luận văn có tựa đề “Bàn về trọng lực”, lần đầu tiên nêu ra định luật rơi tự do của vật thể. “Vật thể bất kể to hay nhỏ, nặng hay nhẹ thế nào, trong quá trình rơi tự do, nếu không kể tới ảnh hưởng của sản sinh do lực của không khí, thì tốc độ rơi của chúng hoàn toàn như nhau”. Điều này đã phủ định nguyên lí của Aristotle là: “Vật thể càng nặng thì rơi càng nhanh”.
49
50
Galilei đã chứng minh quan điểm của mình bằng cách tiến hành thí nghiệm cho tất cả mọi người trong đó có cả tín đồ của Aristotle. Địa điểm chọn đó là ở tháp Pisa.
51
Khi Galilei tiến hành thì nghiệm với hai quả cầu một là 10kg hai là 1kg. từ trên đỉnh tháp, Galilei đã cùng một lúc buông tay hai quả cầu và sau giây lát thì hai quả cầu cùng rơi xuống một lúc.
52
53
Những phát minh của Galilei trong lĩnh vực vật lí cũng tạo ra những bước phát triển cho lịch sử nhân loại. Ông cũng đã chứng tỏ quan điểm của Aristotle – “hòn đá tảng” của triết học kinh viện là không phải hoàn toàn đúng. Điều này nó có ý nghĩa rất lớn đối với thời bấy giờ.
54
d. Thiên văn học
55
Ở châu Âu bước vào những năm nửa sau của thế kỉ XIV, cùng với sự phát triển của kinh tế và khoa học kĩ thuật, ngành thiên văn học đã có những bước phát triển với những quan điểm tiến bộ.
56
Nicolaus Copernicus (1473 - 1543) là nhà khoa học Ba Lan. Trên cơ sở nghiên cứu nhiều năm về thiên văn học, quan sát các thiên thể, ông đã viết “Thuyết vận hành của các thiên thể”. Trong cuốn sách này, ông nêu ra “Thuyết Mặt Trời trung tâm”, phủ định luận điệu trong kinh thánh rằng: “Thượng Đế đã tạo ra Mặt Trời, mặt trăng, bắt chúng chạy quanh Trái Đất”, phủ định thuyết Trái Đất là trung tâm, lay đổ tận gốc vũ trụ quan thần học của Thiên cháu giáo. Từ đó bắt đầu tiến hành cuộc cách mạng trong thiên văn học, thay đổi về căn bản cách nhình của loài người đối với vũ trụ.
57
Copernicus đã tạo ra một nền tảng vững chắc cho các nhà khoa học đương thời và mở đầu ngành thiên văn học cận-hiện đại. Những cống hiến của ông đã được cả thế giới công nhận.
58
Johannes Kepler (1571-1630) là một nhà toán học, thiên văn học người Đức. Ông chịu ảnh hưởng của quan của Pythagore về một vũ trụ điều hòa. Với sự trao đổi và kế thừa những giá trị khoa học mà Tycho Brahe để lại, Kepler đã phát triển hơn những nghiên cứu về vũ trụ.
59
Kepler cũng là nhà khoa học đầu tiên áp dụng các phương pháp toán học vào nghiên cứu khoa học và biểu diễn các định luật của tự nhiên theo các công thức toán học. Ông cũng đã đưa ra những phương pháp của mình về việc xác định khoảng cách tới Mặt Trời.
Với những phát minh của mình, Kepler đã đưa ngành thiên văn học lên một bước tiến mới. Sự kế thừa kết quả nghiên cứu của Tychoo Brahe, giúp cho Kepler đưa ra nhiều định luật có ý nghĩa quan trọng.
60
Không thể không nhắc tới Galilei khi ông chính là người chế tạo ra kính viễn vọng.. Sau nhiều lần thử nghiệm ông đã dùng thấu kính lồi và thấu kinh lõm đặt cách nhau một quãng thích hợp tạo nên ống kính có thể bằng mắt thường có thể nhìn thấy vật rất xa. Sự phát minh này càng làm cho ông thích thú và bắt tay vào việc chế tạo ra kính viễn vọng dùng quan trắc thiên văn và ông đã hoàn thành phát minh này của mình. Kính viễn vọng này có khả năng phóng to vật thể gấp 32 lần. Phát minh này đã kết thúc thời kì các nhà thiên văn chỉ dựa vào mắt mình để quan sát tinh tú và nó cúng mở ra một thời kì mới cho sự phát triển ngành thiên văn học thời kì cận đại.
61
Ông đã hoàn toàn khẳng định được trước mọi thế lực đó là “Copernius đã đúng! Mặt Trời là trung tâm của hệ Mặt Trời. Trái Đất và các hành tinh khác đều quay quanh Mặt Trời!”. Như vậy bằng sự nghiên cứu của mình thì ông đã chứng minh được “thuyết Nhật tâm” của Copernicus là hoàn toàn đúng.
62
e. Y học
63
Để khắc phục những sai lầm trong ngành y học về lĩnh vực giải phẫu (Do thực hiện trên động vật) thì Andreas Vesalius (1514 – 1564) là người đầu tiên kiên trì dựa trên các phương pháp khoa học giải phẫu, thí nghiệm sinh lí chính xác và quan sát trực tiếp để đưa ra học thuyết của mình. Tác phẩm Cấu trúc cơ thể người do ông biên soạn đã lần đầu tiên đưa ra nguyên lý về cấu trúc cơ thể người và chức năng sinh lí.
64
Chân dung Andreas Vesalius (1514 – 1564) và một số hình ảnh trong sách của ông
65
Tác phẩm của Andreas Vesalius đã xóa bỏ sự thống trị suốt 1500 năm của học thuyết do Galen đưa ra từ thời Hy lạp cổ, đồng thời cũng đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong nền y học của nhân loại.
66
William Harvey (1578 – 1657) cũng có những đóng góp hết sức to lớn cho ngành y học.
67
Trong thời gian phục vụ đức vua, Havey đã tiến hành nhiều thí nghiệm trên cơ thể người và động vật. Qua quá trình giải phẫu, ông phát hiện ra một loạt các van dẹt trong tĩnh mạch.
Ông nhận ra tim cũng hoạt động giống như các cơ, tim thúc đẩy máu lưu thông đến phổi và động mạch. Qua quan sát sự lưu thông máu, ông phát hiện ra máu trong cơ thể người cũng giống như ở nhiều loài động vật, máu trong cơ thể người không hề bị tiêu hao mà nó tuần hoàn liên tục trong hệ thống tuần hoàn để cung cấp oxi và chất dinh dưỡng cho cơ thể.
68
Tổng kết: Những phát minh của Vesalius và William Harvey trong lĩnh vực y học thì đây chính là đòn đánh mạnh mẽ nhất của ngành y học vào các quan điểm của giáo hội, nó vứt bỏ những giá trị khoa học không còn phù hợp với hoàn cảnh mới và vứt bỏ sự thống trị của linh hồn như quan điểm của giáo hội đưa ra trong việc điều khiển sự sống của con người. Đồng thời với sự nghiên cứu, tìm tòi của mình Vesalius và Harvey đã mở ra một chương mới cho ngành y học phát triển mạnh mẽ trong suốt thời kỳ cận đại và cả giai đoạn sau này.
69

2. Ảnh hưởng của các phát minh khoa học đối với Châu Âu và nhân loại

Sự đột phá vào lĩnh vực khoa học tự nhiên thời kì văn hóa Phục Hưng, đã để lại những cống hiến hết sức to lớn cho sự tiến bộ của nhân loại.

70
Những phát minh về khoa học tự nhiên trong thời kì này là tiền đề, là bước đệm và là bước xuất phát điểm cho sự tiến bộ của loài người. Có thể ví những phát minh khoa học tự nhiên trong thời kỳ này là “ trào lưu khai sáng” về khoa học của thời cận đại.
71
2. Các thành tựu về nghệ thuật
72
a. Hội họa
Điển hình là sự phát triển phép phối cảnh tuyến tính có tính hiện thực cao.

Có nhiều hoạ sĩ nổi tiếng trong giai đoạn này điển hình nhất là Leonardoda Vinci. Leonado da Vinci (1452-1519), được coi là một thiên tài toàn năng người Ý.
73
Bức hoạ Thánh mẫu Benois và Mona Lisa của ông

74
Tác phẩm: Bữa ăn tối cuối cùng của Leonardo di ser Piero da Vinci

75
Tác phẩm điêu khắc đồng David và họa phẩm Tobias and the Angel của ông
76
b. Điêu khắc
77
Phải kể đến Raphael Michelangelo (1475 – 1564). Không chỉ là điêu khắc gia, Michelangelo còn là hoạ sĩ, kiến trúc sư, nhà thơ, và là kỹ sư. Trong lĩnh vực nào, ông cũng có những thành tựu xuất sắc. Không chỉ thành tựu, ông còn là tấm gương về niềm say mê với sức sáng tạo và sức lao động phi thường. Chẳng phải ngẫu nhiên mà cho đến ngày nay, ai cũng phải thừa nhận, ông là một trong những nhân vật vĩ đại nhất thời Phục Hưng. “Một người khổng lồ”!
78
Chân dung Raphael Michaelangelo và Madonna of the Stairs, 1490-92, đá cẩm thạch, 56 x 40 cm, đặt tại Casa Buonarroti, Florence
79
Pietà, 1499, đá cẩm thạch, cao 174 cm, đặt tại Basilica di San Pietro, Vatican
80
c. Kiến trúc
81
Thời kỳ Phục Hưng, nghệ thuật đặc biệt là nghệ thuật tạo hình chiếm vị trí tiên phong trong việc khẳng định đặc trưng của văn hoá. Con người thời kỳ Phục hưng muốn thông qua nghệ thuật để tái tạo và làm chủ thế giới vật chất xung quanh theo tiêu chuẩn của cái đẹp lý tưởng và hiện thực.
82
Đền thờ Pazzi do Brunelleschi thiết kế được xây dựng trong những năm 1430 - 1433 cũng là một trong những công trình tiêu biểu của thời kỳ này. Mặc dù công trình có quy mô không lớn nhưng lại có tổ chức không gian rất phong phú; cột, vòm và mái bán cầu được kết hợp trong một tỷ lệ hài hoà cân xứng.
83
Đền thờ Pazzi
Nội thất nhà thờ San Lorenzo
84
Lâu đài Azay-le Rideau
85
Bảo tàng Louvre
86
Nhà thờ Thánh Phêrô ở Vatican
87
d. Văn học
88
Alighier Dante (1256-1321) là người tiên phong trong văn học Phục Hưng Ý, tác giả của hai kiệt tác La Divina Commedia (Thần khúc) và La Vita Nuova (Cuộc đời mới).
89
Giovanni Boccaccio (1313-1375) là một nhà văn và nhà thơ người Ý, là bạn và cũng là đối trọng của Petrarch. Boccaccio là một nhà nhân văn học thời Phục Hưng và là một nhà văn nổi tiếng với các tác phẩm như De mulieribus claris, Decameron và các tập thơ bằng tiếng Ý.
90
Miguel de Cervantes Miguel de Cervantes (1547-1616) là tiểu thuyết gia, nhà thơ và nhà soạn kịch Tây Ban Nha. Ông được biết đến nhiều nhất với cuốn tiểu thuyết hai tập Don Quixote de la Mancha, được coi như tiểu thuyết hiện đại đầu tiên của châu Âu, một trong những tác phẩm vĩ đại nhất trong văn học phương Tây, và là tác phẩm lớn nhất bằng tiếng Tây Ban Nha.

91
William Shakespeare (1564 - 1616) là một nhà văn và nhà viết kịch Anh, được coi là nhà văn vĩ đại nhất của Anh và là nhà viết kịch đi trước thời đại. Ông cũng được vinh danh là nhà thơ tiêu biểu của nước Anh và là "Nhà thơ của Avon"
92
3. Ảnh hưởng của các tác phẩm nghệ thuật đối với Châu Âu và thế giới

Phong trào Phục Hưng với những thành tựu về văn học nghệ thuật là sự đổi mới về nội dung, đề cao con người, miêu tả cuộc sống xung quanh con người, chê bai chế độ cũ nát và giáo lý giáo hội tàn bạn đã làm mất đi quyền con người, ngăn cản sự phát triển của xã hội và con người.
93
VII. Ý nghĩa của phong trào văn hóa phục hưng.

Phong trào VH Phục Hưng tuy danh nghĩa là Phục Hưng nhưng là sự huy hoàng của văn hoá Hy Lạp cổ đại.
Nó tiếp thu yếu tố từ nền văn hoá Hy Lạp cổ đại nhưng thực chất đây là một nền văn hoá hoàn toàn mới dựa trên nền tảng kinh tế - xã hội mới và hệ tư tưởng của giai cấp tư sản đang lên.
94
Phong trào văn hoá Phục Hưng là một cuộc cách mạng trên mặt trận văn hóa,tư tưởng của giai cấp tư sản nổi lên chống lại xã hội phong kiến để chuẩn bị mở đường cho một cuộc cách mạng mới
Phong trào đã đặt cơ sở, mở đường cho văn hóa Tây Âu phát triển trong những thế kỷ tiếp theo
Đây là nền văn hóa có nhiều đóng góp cho phong trào văn hóa nhân loại
95
* Điểm tiến bộ của phong trào văn hóa Phục Hưng:

Phong trào thể hiện nội dung chống giáo hội thiên chúa và chống phong kiến, mang tính chất phản phong kiến khá rõ nét

Phong trào thể hiện ở quan điểm nhận thức giai cấp vô sản với tự nhiên, đề cao giá trị con người, quyền tự do cá nhân, con người phải được giáo dục toàn diện, sống thoải mái.

96
Thể hiện trong việc giai cấp tư sản đề cao tinh thần dân tộc, tình yêu tổ quốc và tiếng nói đất nước mình góp phần hình thành dân tộc tư sản ở Tây Âu.

Đề cao giá trị con người nhưng trước hết là con người tư sản chứ chưa phải là mọi người lao động
97
Những mặt hạn chế mà phong trào văn hóa Phục Hưng chưa làm được:

Việc giai cấp tư sản chống Giáo hội chưa triệt để, phải thoả hiệp.

Khi đề cao giá trị con người, giai cấp tư sản lại ủng hộ sự bóc lột để làm giàu, không hướng đến thực tế của văn hóa Phục Hưng.
98
Cảm ơn Thầy và các bạn đã quan tâm theo dõi…
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Minh Kha
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)