Văn hóa Phù Nam - Ấn Độ

Chia sẻ bởi Vũ Thị Hòa | Ngày 24/10/2018 | 20

Chia sẻ tài liệu: văn hóa Phù Nam - Ấn Độ thuộc Lịch sử 8

Nội dung tài liệu:

Sự giao lưu tiếp biến văn hóa Ấn Độ
trong văn hóa Đồng Nai - Phù Nam
NHÓM THỰC HIỆN:
BẠCH DƯƠNG
LỚP 08 SLS
GVGD: LÊ THỊ MAI
A. MỞ ĐẦU
B. NỘI DUNG
Chương 1. Khái quát lịch sử văn hóa Đồng Nai – vương quốc Phù Nam
1.1. Vài nét về lịch sử văn hóa Đồng Nai - Óc Eo
1.2. Lịch sử văn hóa Phù Nam
Chương 2. Sự giao lưu tiếp biến văn hóa Ấn Độ trong văn hóa Đồng Nai - Phù Nam
2.1. Con đường giao lưu văn hóa
2.1.1. Con đường thương mại
2.1.2. Con đường truyền đạo
2.2. Các lĩnh vực giao lưu, tiếp biến văn hóa Ấn Độ trong văn hóa Đồng Nai - Phù Nam
2.2.1. Chính trị - Xã hội
2.2.2. Văn hóa vật chất
2.2.3. Tín ngưỡng, tôn giáo
2.2.4. Chữ viết, văn học
2.2.5. Nghệ thuật
2.2.5.1. Kiến trúc
2.2.5.2. Điêu khắc
2.3 Nhận xét, đánh giá
C. KẾT LUẬN
Mục Lục
A. MỞ ĐẦU
Ngược dòng lịch sử trở lại thời kỳ đầu công nguyên, như chúng ta đều biết trên lãnh thổ nước ta hiện nay đã từng tồn tại ba quốc gia: Âu Lạc ở phía Bắc, Chămpa ở miền Trung và Phù Nam ở Nam bộ. Từ rất lâu đời, văn hóa Ấn Độ đã có giao lưu trên nhiều mặt với nền văn hóa truyền thống Việt Nam ở các quốc gia cổ trung đại trong đó có Phù Nam. Phù Nam là quốc gia quan trọng nhất trong các quốc gia “Ấn Độ hóa”.
Văn hóa Ấn Độ đã có mặt trong nền văn hóa Đồng Nai – Phù Nam từ bao giờ, bằng con đường nào? Vai trò và ảnh hưởng có sâu rộng hay không, có lấn át được lớp văn hóa bản địa hay không? Được thể hiện như thế nào trong các lĩnh vực? Để đáp ứng và lý giải phần nào đòi hỏi đó mời cô và các bạn cùng nhóm 4 tìm hiểu đề tài: “Sự giao lưu, tiếp biến văn hóa Ấn Độ trong văn hóa Đồng Nai- Phù Nam”.
B. NỘI DUNG
Chương 1. Khái quát lịch sử văn hóa Đồng Nai – vương quốc Phù Nam
1.1. Vài nét về lịch sử văn hóa Đồng Nai - Óc Eo
Văn hóa Đồng Nai là tên gọi phức hệ văn hóa kim khí từ sơ kì đồ thau đến sơ kì sắt ở Đông Nam Bộ, tồn tại trong khoảng vài thiên niên kỉ trước công nguyên và đến khoảng thế kỉ thứ II trước công nguyên, có sự lan tỏa trên cả đất Nam Bộ với nền văn hóa Óc Eo và phát triển sang cả nửa đầu thiên niên kỉ I sau công nguyên.
Trong đời sống vật chất, tuy nguồn thức ăn phong phú nhưng cách thức chế biến của người Đồng Nai còn đơn giản. Nhà ở được làm bằng những vật liệu nhẹ, nhưng cũng có nơi biết đắp tường đất trên những địa hình cao.
1.1. Vài nét về lịch sử văn hóa Đồng Nai - Óc Eo
Về đời sống tinh thần, người Đồng Nai theo tín ngưỡng bái vật giáo và cũng đã nảy sinh quan niệm về linh hồn.
Đến giai đoạn Óc Eo, trình độ kinh tế và đời sống vật chất, tinh thần của con người đã phát triển khá cao.
1.2. Lịch sử văn hóa Phù Nam
Trên cơ sở văn hóa Óc Eo, đến thế kỉ I sau công nguyên đã ra đời trên vùng đất Nam Bộ một vương quốc tên là Phù Nam cùng với nó là sự hình thành nền văn minh Phù Nam.
Về cư dân: Đa phần cư dân của Phù Nam chủ yếu là người Mã Lai-Đa Đảo, nói tiếng Mã Lai- Đa Đảo hay Nam Đảo. Ý kiến này phù hợp với ghi nhận của Lương thư (sử nhà Lương).
Phù Nam do chữ Fou Nan mà ra (gọi theo cách phát âm của người Trung Hoa). Còn từ ngữ này xuất phát từ ngôn ngữ Môn-Khmer cổ: “bonam”, mà ngày nay nó được đọc là phnom, có nghĩa là núi, hoặc đồi. Theo đó các vua Phù Nam đều lấy vương hiệu là Kurung bonam có nghĩa là vua núi.
+ Phát triển thịnh vượng từ thế kỷ III - V
+ Đến cuối thế kỷ VI suy yếu và bị Chân Lạp thôn tính
1.2. Lịch sử văn hóa Phù Nam
- Kinh tế:
+ Sản xuất nông nghiệp (trồng lúa, cây ăn quả, cây lương thực và chăn nuôi).
+ Thủ công nghiệp rất phát triển: gốm, luyện kim, nghề kim hoàn.
+ Ngoại thương đường biển.
- Chính trị:
Theo thể chế quân chủ, đứng đầu là vua nắm mọi quyền hành.
Gồm quý tộc, bình dân và nô tì.
+ Ở nhà sàn, tục xăm mình, xoã tóc, hoả táng
+ Nghệ thuật ca múa nhạc phát triển.
+ Đồ trang sức: nhẫn, khuyên, vòng
+ Theo Phật giáo, Hinđu giáo
- Xã hội:
Văn
hoá
Chương 2. Sự giao lưu tiếp biến văn hóa Ấn Độ trong văn hóa Đồng Nai - Phù Nam
2.1. Con đường giao lưu văn hóa
Con
Đường
Con đường thương mại
Con đường truyền đạo
Con đường tơ lụa
Con đường di dân
2.2. Các lĩnh vực giao lưu, tiếp biến văn hóa Ấn Độ trong văn hóa Đồng Nai - Phù Nam
Chính trị - Xã hội
Văn hóa vật chất
Tín ngưỡng, tôn giáo
Chữ viết, văn học
Nghệ thuật
Chương 2. Sự giao lưu tiếp biến văn hóa Ấn Độ trong văn hóa Đồng Nai - Phù Nam
2.2.1. Chính trị - Xã hội
Tổ chức Nhà nước
Luật pháp

+ Chịu ảnh hưởng của Ấn Độ
+ Chế độ nhà nước là chế độ phong kiến. Vương quyền được kết hợp chặt chẽ với thần quyền, tôn giáo được sử dụng như một công cụ hữu hiệu của giai cấp thống trị
+Xã hội đã có sự phân hóa giàu nghèo thành các tầng lớp quý tộc, bình dân và nô lệ.
Như vậy, vương quốc được tổ chức theo chế độ quân chủ.
Pháp luật được thi hành theo quan niệm “thần đoán” ( đoạn trích sử Nam Tề ở phần Trong thư tịch cổ).
2.2.2. Văn hóa vật chất
Trong đời sống kinh tế của cư dân Phù Nam cho thấy được sự giao lưu giữa các hoạt động của người Ấn và người Phù Nam
Óc Eo là thương cảng quốc tế nổi tiếng của Phù Nam. Tại đây đã diễn ra các hoạt động thương mại giữa Phù Nam với Ấn Độ, Đông Nam Á, Trung Á và Địa Trung Hải.
Họ có nhiều đồ nấu và đồ đựng bằng gốm. Trong trang phục, nam giới đóng khố và mặc xa-rông, nữ giới mặc váy và áo chui đầu (poncho). Cả nam và nữ đều sử dụng đồ trang sức như nhẫn, vòng tay, vòng cổ, hoa tai. Nhà ở được làm bằng tre, gỗ và lợp bằng lá dừa nước.
Đồ trang sức
Đồ Gốm
2.2.3. Tín ngưỡng, tôn giáo
Trước khi chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, trong đời sống tinh thần, từ lâu người Phù Nam theo tín ngưỡng bái vật giáo với truyền thống thờ đá mà nhiều nhà nghiên cứu cho là sự tồn tại của truyền thống thờ cự thạch.
Yếu tố bản địa
Tục thờ sinh thực khí bằng đất nung, bằng đá cuội tự nhiên và những hình tượng thảo mộc, cầm thú trên các hiện vật hiện thấy có thể đã có từ lâu đời ở vùng đông bằng châu thổ Nam Bộ.
Đến khi văn hóa Ấn Độ được truyền sang Phù Nam thì cả Bàlamôn giáo và Phật giáo đều có mặt ở đây. Đầu tiên nước Phù Nam theo đạo Bàlamôn về sau theo đạo Phật. Tôn giáo Bàlamôn cũng rất thịnh hành, thuộc phái Siva giáo.
Tiếp nhận tôn giáo của Ấn Độ
Theo các nhà chuyên môn, những vật trên có mô típ mỹ thuật Bà la môn giáo, nguồn gốc từ Ấn Độ,
Theo mô tả của các sử gia Nam Tề, chỉ có thể thấy người Phù Nam thờ ba vị thần Ấn Độ giáo theo tam vị nhất thể (Trimuriti) giống với cư dân Ấn Độ.
Rất may trong bia ký Võ Cạnh ở Nha Trang Việt Nam có nói đến một người tên là Sri Mara mà các học giả người Pháp là Barth và Bergaigne cho là Phạm Sư Man, một vị vua Phù Nam thời xưa đồng thời là một Phật tử sùng tín, bảo vệ Phật pháp.
Bia

Cạnh
1
Bia võ cạnh 2
Bia võ cạnh 3
Các nhà khảo cổ học đã tìm được rất nhiều các tượng thần, Phật, vật linh, ngẫu tượng của đạo Bàlamôn và đạo Phật ở Phù Nam.
Đó là các tượng Braham, Visnu, Siva, Suria, Buddhapad (Phật đứng), Hairhara, Dvapala, Ganesa, Garuda, Nandin, Naga, Linga và Yoni.
Tiếp nhận
Phật giáo Phù Nam
Linga - Yoni
Như vậy, vương quốc Phù Nam cổ đã tiếp nhận những tôn giáo lớn ở Ấn Độ và chịu ảnh hưởng một cách sâu sắc. Tuy nhiên, điểm khác biệt khi các tôn giáo này du nhập vào Phù Nam là ở Ấn Độ các tôn giáo, các giáo phái của Phật giáo (Tiểu thừa và Đại thừa), tồn tại không hòa hợp còn sang Phù Nam thì các tôn giáo (Ấn Độ giáo, Phật giáo), giữa các giáo Phái Phật giáo tồn tại một cách hòa hợp, không tranh giành, đả kích lẫn nhau như ở Ấn Độ.
2.2.4. Chữ viết, văn học
Từ đầu Phù Nam đã tiếp thu và sử dụng chữ viết của Ấn Độ. Lúc đầu là loại chữ Brahmi và về sau là loại chữ Sanskrit (chữ Phạn).
Tấm bia đá cổ có khắc chữ phạn
Trên các phiến đá
có mặt khắc chữ phạn văn hóa Óc Eo
Năm 1944 L.Malleret đã phát hiện được vài chiếc nhẫn mặt ngọc có khắc chữ Brahmi là loại chữ viết được sử dụng sớm nhất của Ấn Độ (An Giang). Không chỉ ghi chép trên bia đá, người Phù Nam còn dùng thứ chữ viết đó ghi chép trên lá cây để làm sách và họ có nhiều sách vở. Trong cung điện của nhà vua có cả một kho sách lớn (thứ khố). Sách “Tấn Thư” cho biết: “vua Phù Nam là những người đọc được những bài văn viết bằng chữ Ấn Độ, mỗi bài dài khoảng 300 chữ”.
Chữ viết trên bia có thể là chữ cổ của người Phù Nam
Tấm bia này là một tài liệu quý hiếm
Có ghi lại cữ viết của người Phù Nam
là chữ Sanskrit (Ấn Độ
Qua các tấm bia Phù Nam được tìm thấy
Bia được gọi tắt là Gunavarman (Gò Tháp)
Tuy bị sứt mẻ khá nhiều, nhưng vẫn đọc thấy nét chữ sắc cạnh, tinh tế, văn phong khá nhuần nhuyễn, các điển tích (kavya), chữ Phạn được sử dụng chính xác, sinh động, văn chương hình ảnh, lí thú
* Căn cứ vào tấm bia này ta thấy rằng người Phù Nam đã sử dụng các điển tích của Ấn Độ trên cơ sở tiếp thu một cách chính xác các điển tích đó. Tuy nhiên, cách thể hiện các điển tích đó lại mang sắc thái riêng, cách thức thể hiện sinh động hơn và so với cách thể hiện của người Ấn Độ.
Một tấm bia Phù Nam khác gọi là Tráp Đá hay Đá Nổi
Chữ khắc trên cột vuông, mỗi cạnh 0,31m, sắc nét, giống chữ bia Gò Tháp (Gunavarman), cùng thời thế kỷ thứ V. Do bia bị lưỡi cày húc, bị vỡ theo chiều dọc, chỉ còn mấy chữ cuối của bài văn 8 dòng, không đọc được.
Như vậy người Phù Nam đã tiếp nhận chữ Sanskrit của người Ấn Độ, không có sự tiếp biến hay sáng tạo thêm. Chữ viết là loại chữ Phạn (Sanskrit) có nguồn gốc từ bộ chữ cái của người Pallava, ở Ấn Độ. Trên cơ sở chữ viết của người Ấn Độ, người Phù Nam sử dụng loại chữ viết đó để sáng tác văn học.
2.2.5. Nghệ thuật
Nghệ thuật
Kiến trúc
Điêu khắc
* Làm đồ trang sức
* Tượng
2.2.5.1. Kiến trúc
Kiến trúc nhà cửa, đô thị của Phù Nam rất phong phú, với sự quy hoạch hợp lí, tạo thành các đô thị hình tia, rất thuận tiện cho việc cư trú, đi lại, buôn bán.
Nền văn hoá này còn để lại nhiều kiến trúc khác nhau như vết tích nhà sàn, những kiến trúc đồ sộ bằng gạch đá lẫn lộn thể hiện trình độ cao trong kỹ thuật xây dựng. Nghệ thuật tạc tượng điêu luyện gồm hai nhóm tượng Ấn Độ giáo và Phật giáo.
Di tích kiến trúc trong văn hóa Óc Eo gồm di tích cư trú, kiến trúc đền tháp và mộ táng. Vật liệu xây dựng gồm gỗ, gạch, đá: dấu tích các cọc nhà sàn và một số cấu kiện trang trí hoa văn, phế tích hay nền móng đền tháp thờ hoặc đền tháp -mộ táng.
Gỗ và đá là nguyên vật liệu cư dân bản điạ quen dùng từ thời tiền sử
Gạch là vật liệu mới do tiếp thu kỹ thuật của Ấn Độ từ đầu Công nguyên.
Hầu hết phế tích cho biết đây là đền tháp theo kiểu Ấn Độ có bình đồ hình vuông, nền móng dày đến hơn 1m xây bằng gạch, đất sét và đá sỏi để có thể chịu lực cuả công trình đồ sộ bên trên.
Chỉ còn là phế tích
Đặc biệt, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã phát hiện được loại hình mộ táng mà trước đây các học giả Pháp chưa biết đến.
Trong các huyệt mộ có cát trắng lẫn nhiều hiện vật quý giá như các mảnh vàng chạm khắc những biểu tượng của Bàlamôn hay Phật giáo, đồ trang sức, một số đồ tuỳ táng khác.
2.2.5.2. Điêu khắc
* Tượng
Các bức tượng tìm thấy trong nền văn hóa Óc Eo và quốc gia Phù Nam chủ yếu là các tượng thờ các vị thần của Ấn Độ giáo và của Phật giáo. Tượng thờ Bàlamôn và Phật giáo đa phần được làm bằng đá và bằng gỗ, một số ít bằng đồng, được tìm thấy trong nhiều di tích và rải rác trên khắp vùng Nam bộ cả miền Tây và miền Đông.
Tượng thần Visnu bằng đá
Giai đoạn phát triển rực rỡ nhất cuả nghệ thuật điêu khắc Hindu giáo và Phật giáo ở đây là từ TK V đến TK VII.
Sự đa dạng về loại hình và hình thức thể hiện đã phản ánh sự phức tạp và đan xen của các nguồn gốc ảnh hưởng trong đó chủ yếu là nghệ thuật Ấn Độ, đồng thời vẫn thể hiện rõ xu hướng hiện thực - bản điạ hóa các hình tượng tôn giáo Ấn Độ.
Tượng của người Phù Nam
Siva ở Ấn Độ
Phòng trưng bày các bức tượng thần
văn hóa Phù Nam
* Tượng
Tượng công chúa
 Vương quốc Phù Nam
=> Đề tài của điêu khắc liên quan chủ yếu đến tôn giáo, đặc biệt là Đạo Bàlamôn và Đạo Phật.
- Tuy cùng đề tài nhưng cách thể hiện có sự khác biệt so với điêu khắc Ấn Độ. Ở đây hình thành các phong cách điêu khắc tượng riêng biệt:
+ Phong cách tượng phật Phù Nam: tượng đứng...
+ Phong cách tượng Visnu Phù Nam: Đầu tượng đội mũ trụ...
+ Chất liệu tạc tượng bằng gỗ nhiều hơn đá.
* Làm đồ trang sức
Hàng ngàn hiện vật nguyên vẹn làm bằng các chất liệu như vàng, bạc, đồng, thiếc, chì, thuỷ tinh, đá, gỗ, gốm và hàng trăm ngàn mảnh hiện vật đang được bảo quản và trưng bày tại bảo tàng các tỉnh Nam Bộ
Tiền và đồ trang sức
bằng kim loại
Nổi bật là các loại đồ trang sức, tượng thờ và đồ gốm gia dụng. Đây cũng là sản phẩm của các nghề thủ công phát triển cao, đa dạng và tinh xảo
+ Trang sức bằng thủy tinh: thủy tinh có xuất xứ từ Ấn Độ...
Nhẫn vàng trên mặt khắc chữ phạn văn hóa Óc Eo
Hiện vật bằng vàng có nhiều kiểu dáng như nhẫn, bông tai, hạt chuỗi, các lá vàng chạm khắc chế tác bằng nhiều kỹ thuật khác nhau mà đặc sắc nhất là kỹ thuật khắc miết tạo ra hình và chữ trên lá vàng.
Nhìn chung, những biểu hiện nghệ thuật của văn hóa Phù Nam mang một số yếu tố Ấn Độ, Địa Trung Hải, nhưng nó vẫn xác định được những nét đặc trưng của sắc thái bản địa, có thể phân biệt được không chỉ với Ấn Độ mà với cả những nghệ thuật khác trong cùng một môi trường địa lí - xã hội là Chân Lạp và Champa.
2.3. Nhận xét, đánh giá
Ảnh hưởng của Ấn Độ đã đem lại cho các quốc gia “Ấn Độ hóa” nhiều thành tựu cho sự phát triển lịch sử văn hóa của khu vực này
Sự du nhập của văn hóa Ấn Độ không phải là sự xâm nhập vũ lực của những kẻ đi chinh phục, mà bằng con đường hòa bình
Văn hóa Ấn Độ đã dung hợp với văn hóa bản địa tạo nên nhiều sắc thái đa dạng song không mất đi bản sắc địa phương.
Còn đối với Đồng Nai - Phù Nam trên cơ sở giao lưu, tiếp thu có chọn lọc một cách tinh tế họ đã kết hợp với nền văn hóa bản địa tạo nên một nền văn hóa đặc sắc cho vương quốc của mình. Góp một phần quan trọng trong kho tàng văn hóa Việt Nam.
Để cho ngày nay trong các bảo tàng ở Việt Nam vẫn luôn tự hào khi nhắc đến các di vật còn để lại của nền văn hóa cổ xưa này.
C. KẾT LUẬN
Với những dấu tích văn hóa kể trên đủ để cho thấy cư dân cổ Phù Nam không chỉ là những người mở cửa biển giao lưu văn hóa, mà còn buôn bán trao đổi sản phẩm rộng rãi với nước ngoài, hơn nữa còn thích nghi rất cao với đời sống sông nước. Những con người ngày nay, trên đồng bằng sông Cửu Long, trên miền tây sông Hậu cũng là những người quen sống, làm ăn trên biển cũng như trên kênh lạch. Họ sống phóng khoáng, thoải mái, năng động, sôi nổi, hơi ngang tàng nhưng cũng rất mạnh mẽ, thẳng thắn, dứt khoát. Phải chăng họ đã kế thừa và còn giữ lại những nét đặc trưng có từ xa xưa của những cư dân cổ Phù Nam.
CẢM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ LẮNG NGHE
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Thị Hòa
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)