Văn hóa hàn quốc
Chia sẻ bởi Trần Thị Nhung |
Ngày 21/10/2018 |
46
Chia sẻ tài liệu: văn hóa hàn quốc thuộc Tiếng Anh 9
Nội dung tài liệu:
VĂN HOÁ HÀN QUỐC
Bán đảo Hàn trên bản đồ thế giới
Vị trí bán đảo Triều Tiên ở khu vực Châu Á
Phía Bắc giáp Trung Quốc (800 km), Nga (18 km)
Phía Dông và Nam giáp biển Dông
Phía Tây giáp biển Vàng
3/27/2010
VĂN HÓA HÀN QUỐC 韓 國 文 化
Korea
? ? - ? ?
3/27/2010
VĂN HÓA HÀN QUỐC 韓 國 文 化
3/27/2010
VĂN HÓA HÀN QUỐC 韓 國 文 化
3/27/2010
VĂN HÓA HÀN QUỐC 韓 國 文 化
3/27/2010
VĂN HÓA HÀN QUỐC 韓 國 文 化
3/27/2010
VĂN HÓA HÀN QUỐC 韓 國 文 化
3/27/2010
VĂN HÓA HÀN QUỐC 韓 國 文 化
3/27/2010
VĂN HÓA HÀN QUỐC 韓 國 文 化
3/27/2010
VĂN HÓA HÀN QUỐC 韓 國 文 化
3/27/2010
VĂN HÓA HÀN QUỐC 韓 國 文 化
3/27/2010
VĂN HÓA HÀN QUỐC 韓 國 文 化
3/27/2010
VĂN HÓA HÀN QUỐC 韓 國 文 化
3/27/2010
VĂN HÓA HÀN QUỐC 韓 國 文 化
BÁN ĐẢO TRIỀU TIÊN
Chiều dài bđ TT (cực Bắc-Nam/đảo Cheju) là 966 km.
Tổng dt bđ là 219.020 km, chiều ngang 214-240 km và chiều dài gần 1000 km.
Người Hàn cao tuổi: “con thỏ” - đại diện cho sự khôn ngoan va thanh bình của nền kinh tế nông nghiệp truyền thống.
Người trẻ :“con hổ” - biểu trưng cho nền kinh tế đô thị, hiện đại văn minh và thành công của Hàn Quốc.
Ngoài phần bđ, HQ còn có khoảng 3.000 hòn đảo lớn nhỏ rải rác dọc bờ biển phía Tây và Nam, lớn nhất đảo Cheju
HÀN QUỐC
Sau CT T.Tiên, bđ bị chia cắt thành 2 miền Nam-Bắc:
HQ nằm ở phía Nam bđ TT tính từ vĩ tuyến 38 trở xuống.
Biên giới (đất liền) với B.TTiên dài 238 km, 3 mặt giáp biển với tổng chiều dài bờ biển là 2.413 km.
Địa hình: hơn 70% là đồi núi (80% là núi đá granite) thoải dần từ Đông sang Tây, cao nhất là Paekdu 2744m ở phía Bắc, và Halla 1950 m ở phía Nam.
Bờ biển phía Đông dốc và sâu, thích hợp để pt cảng biển, phía Tây thoải và rộng thích hợp cho đánh bắt cá.
Mật độ sông suối khá lớn (ngắn): Naktong (525km); sông Hàn (514km) chảy qua Seoul. Nhiều sông có tiềm năng thuỷ điện
I.2 CHỦ THỂ VĂN HOÁ HÀN QUỐC
Chủ thể sáng tạo văn hoá Hàn Quốc là người Hàn (người Triều Tiên).
Vậy dân tộc Hàn có nguồn gốc từ đâu ?
Các bằng chứng khảo cổ học cho thấy, người cổ Triều Tiên đã xuất hiện trên bán đảo Hàn Quốc cách đây 500.000 năm.
Theo các công trình nghiên cứu nhân chủng học, ngôn ngữ học, thần thoại và chuyện cổ tích thì người Hàn có nguồn gốc giống nòi từ những tộc người sống ở vùng núi Altaic ở Trung Quốc.
Khoảng 5.000 năm trCN, một luồng dân di cư từ Siberia đã xuống Mông Cổ, bắc Trung Quốc, Mãn Châu và đến bán đảo Hàn.
Khoảng thiên niên kỷ thứ 3 trCN, những người này đã định cư tại bán đảo Hàn.
Họ vừa đẩy các thổ dân người Á cổ (Paleo Asians) ra khỏi bán đảoHàn:
+ Người Ainu đến phía Bắc Nhật Bản
+ Thổ dân Sakhalin, người Eskimo ở Xibiri
Vừa thực hiện quá trình đồng hoá và trở thành tổ tiên của người Hàn.
Tuy nhiên, phải đến tk.VIII, quá trình hình thành dân tộc Hàn mới hoàn tất
=> Vậy, chúng ta có thể hình dung không gian văn hoá Hàn Quốc bao trùm khu vực Mãn Châu, Liêu Đông và bán đảo Hàn.
I.3 CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HÓA
HÀN QUỐC
Tiến trình văn hóa Hàn Quốc có thể chia thành 3 lớp và 8 giai đoạn
I.3.1 LỚP VĂN HÓA BẢN ĐỊA
I.3.1.1 Giai đoạn văn hóa tiền sử
Khoảng 5.000 năm trCN, các bộ lạc du mục đã từ Siberia tới Mãn Châu rồi vào bán đảo Hàn, đồng hóa cư dân bản địa (người Trung Quốc gọi là Đông Di (Tung-i) hay Tungus và hình thành nên nền văn hóa đồ đá mới.
Lương thực chủ yếu được cung cấp từ vùng biển. Họ cũng săn bắn để kiếm thêm lương thực
Nhà ở thường là những hầm cạn, có mái che, dọc theo sông và ven biển (được tạo hình tròn hoặc vuông với đường kính khoảng 6 mét) và một bếp lửa đặt ở trung tâm của đáy sàn
Đồ gốm điển hình có hình chữ V hơi tròn với hoa văn hình răng lược.
Ban đầu, y phục của họ là da thú. Về sau, lông thú được dệt thành vải để mặc và trang phục có kèm thêm trang sức bằng vỏ sò hay mảnh đá nhỏ.
Một số loại hình nghệ thuật sơ khai như điêu khắc, ca hát, nhảy múa băt đầu hình thành. Về tín ngưỡng, vu giáo (shaman giáo) xuất hiện
Trung kỳ đá mới (khoảng 4.000 năm trCN), người T.Tiên bắt đầu canh tác n.nghiệp (kê và cao lương)
Hậu kỳ đá mới (khoảng 1.800 năm trCN), một luồng dân di cư từ Trung Á qua Siberia sang Mãn Châu vào bđ Hàn.
Sau đó, đồ gốm đáy bằng đã thay cho loại đáy nhọn với nhiều kiểu dáng và hoa văn mới.
I.3.1.2 Giai đoạn văn hóa Chosǒn cổ
* Thời kỳ đồ đồng (khoảng tk IX-IV trCN)
VH đồ đồng TT trải dài từ lưu vực sông Sungari của Mãn Châu đến bán đảo Hàn.
Hai vật dụng bằng đồng tiêu biểu là con dao găm có lưỡi hình bầu tròn và chiếu gương đồng có nhiều núm.
ĐẶC BIỆT, đầu thời kỳ đồ đồng, gốm hoa văn hình học không còn xuất hiện.
Theo các nhà nghiên cứu, sự kiện này chứng tỏ rằng con người thời đại đồ đồng mới là tổ tiên của người Hàn.
VH đồ đồng đã tạo ra những công cụ sản xuất và vũ khí tốt hơn, từ đó dẫn đến việc hình thành một tầng lớp quyền lực.
=>Những quốc gia có thành ấp cũng bắt dầu xuất hiện.
Trong số đó, cổ Chosǒn (tương truyên do vua Tangun sáng lập năm 2333 trCN) là hùng mạnh nhất.
Con người Triều Tiên thời đồ đồng sống trong các hầm cạn trên triền dốc hoặc vùng cao.
Cấu trúc xây dựng hình tròn dần bị thay bằng hình chữ nhật, chiều sâu tiêu biểu là 50cm.
Bếp lửa đặt một bên (thời tiền sử/trung tâm).
Trường hợp nơi ở rộng thì có thể có hai bếp lửa.
Việc trồng lúa nước bắt đầu xuất hiện cùng với việc săn bắn và đánh cá giúp con người có nhiều lương thực hơn.
Mai táng: mộ đá - quan tài đá/nền văn hóa “cự thạch”
* Thời kỳ đồ sắt (bắt đầu khoảng thế kỷ IV trCN).
Ở vùng Mãn Châu, ngoài Chosǒn thì Puyǒ và Koguryǒ cũng hình thành và ngày càng hùng mạnh.
Việc sử dụng đồ sắt (cày và bừa sắt) làm tăng năng suất lao động.
=> Khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia tăng.
Con người vẫn sống trong các hang hố, nhưng họ đã biết sử dụng hệ thống ondol (các ống thông hơi đặt dưới sàn).
Hình thức mai táng là chôn trực tiếp xuống đất với kích cỡ ngôi mộ là rộng 1m và dài 3m.
I.3.2 LỚP GIAO LƯU VỚI VĂN HÓA TRUNG HOA
Đây là lớp văn hóa phong phú nhất gồm 4 giai đoạn:
I.3.2.1 Giai đoạn văn hóa Tam Quốc
Quá trình giao lưu với Trung Quốc bắt đầu từ thời đồ sắt, nhưng mạnh mẽ nhất là sau khi Hán Vũ Đế chiếm Wiman Chosǒn (108 trCN) và lập ra Tứ Hán quận là Lo-Lang, Chen-fan, Hsuan-t’un, Lin-t’un.
Từ thế kỷ thứ VI, cục diện Tam Quốc (Koguryǒ, Silla và Paekche) hình thành.
Koguryǒ tiếp nhận ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa mạnh nhất, tiếp theo là Paekche và cuối cùng là Silla.
* Về tổ chức xã hội
Cơ cấu xh quý tộc Silla gọi là kolp’um/“cốt phẩm” (gồm thánh cốt và chân cốt)
Thánh cốt thuộc dòng dõi hoàng tộc và có đủ phẩm cách kế thừa ngôi vua, chân cốt thì không.
* Chữ viết
Tk.IV trCN, chữ Hán được du nhập vào bán đảo
Thời Tam Quốc mới được sử dụng rộng rãi.
Người Hàn đã cải biến và tạo ra chữ Idu - sử dụng chữ Hán diễn đạt theo cú pháp tiếng Hàn.
Tiếp đó là chữ hyangch’al/hương chát phức tạp hơn.
* Nho giáo
Cả 3 vương quốc này đều chú trọng dùng Nho giáo làm phương tiện để duy trì trật tự xh.
Năm 372, Koguryǒ xây dựng nhà T’aehak (Thái học) để giảng dạy Nho giáo
* Phật giáo
Năm 372, Phật giáo được truyền vào Koguryǒ, Paekche (năm 384)
Hai quốc gia này đều hoan nghênh Phật giáo
Silla thì muộn hơn (năm 535) do hoàng tộc ngăn cản
* Thi ca và âm nhạc
Đậm chất tôn giáo
Chưa rõ về thi ca Koguryǒ và Paekche
Nhưng hyangga (hương ca) là thể loại thi ca tiêu biểu của Silla thời kỳ này.
Đó là sự chuyển hóa của các bài tụng niệm cầu đảo của Vu giáo sang các bài cầu nguyện của Phật giáo.
Về nhạc cụ, 30 - 40 loại nhạc cụ thời Tam Quốc đã được biết đến bao gồm bộ gió, bộ dây và bộ gõ.
* Về mỹ thuật
Kiến trúc: Ở Koguryǒ chỉ còn lại một số ngôi mộ đá và đất.
Kiến trúc Paekche gồm các cung điện, đình viện nguy nga và các ngôi chùa hùng vĩ.
Điêu khắc: thời Tam Quốc chủ yếu là các pho tượng Phật
Tượng Phật thời Koryo
Tượng Phật thời Baekje
Hội họa: nổi tiếng nhất là các bức bích họa trong các ngôi mộ cổ ở Koguryǒ.
Chúng được vẽ trên các vách tường của phòng mộ.
Theo thói quen, các ngôi mộ của Koguryǒ được đặt tên theo chủ đề bích họa trang trí trong ngôi mộ
I.3.2.2 Giai đoạn văn hóa Silla thống nhất (Tân La)
* Phật giáo
Thời kỳ đầu, Phật giáo được xem như quốc giáo tại Tân La
Tất cả mọi người (vua/thứ dân) đều theo Phật giáo.
=> Nhiều cao tăng của Silla được của sang Trung Quốc (đời Đường) và Ấn Độ để tu học.
P Giáo Tân La lúc bấy giờ là giáo lý Phật giáo nở rộ dưới đời Đường.
* Nho giáo
Năm 682, Tân La lập Kukhak (Quốc học) tại kinh đô để dạy con em quý tộc (Năm 372, Koguryǒ xây dựng nhà T’aehak)
Năm 750, đổi thành T’aehakkam (Thái Học Giám)
* Học thuật và kỹ thuật
Sử học và toán học Silla khá pt.
Các kiến thức về toán được áp dụng trong việc xây dựng Ch’ǒmsǒngdae (khoảng 632 - 647).
Nghệ thuật in ấn khắc gỗ được phát minh giúp in nhiều văn bản, đặc biệt là kinh Phật và Nho giáo.
Choemsongdae vào buổi tối
Nghệ thuật đúc đồng thời Tân La đến đỉnh cao
Nổi tiếng nhất là chuông “Emille” - hiện được trưng bày tại Bảo tàng Quốc gia Kyǒngju) được đúc năm 771 để tưởng nhớ vua Sǒngdǒk (Thánh Đức vương).
I.3.2.3 Giai đoạn văn hóa Koryǒ (935-1392)
* Khoa cử
Chế độ khoa được nhà nước rất quan tâm và đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn quan lại.
Hệ thống trường tư cũng xuất hiện để dạy con em quý tộc
* Phật giáo
PG vẫn ah mạnh mẽ đến đời sống hàng ngày của người dân (dù lúc đó́ Nho giáo đống vai trò là học thuyết trị nước)
Giai cấp quý tộc Koryǒ không chỉ coi Phật giáo như một tôn giáo thế giới mà còn là một thứ tín ngưỡng ảnh hưởng đến vận mệnh quốc gia và các cá nhân trong thế giới đương thời.
=> Koryǒ xây dựng rất nhiều chùa/tu viện, đồng thời sẵn sàng tuân giữ các nghi lễ Phật giáo:
Hai lễ chính là Yǒndǔnghoc/Nhiên Đăng hội (15-1âm lịch) và P’algwanhoe/Bát Qua hội (15-11 âm lịch).
Các nhà sư cũng được tổ chức khoa thi riêng gọi là Tăng khoa.
Một số được phong tước hiệu như Wangsa (Vương sư), Kuksa (Quốc sư).
Các nhà sư cấp đất , miễn sưu dịch, hưởng nhiều đặc ân
=> Số lượng ngày càng tăng.
Dưới triều vua Hyonjong (Hiển Tông, 1009-1031) Koryǒ đã cho khắc in bộ Tripitaka (Đại Tạng Kinh).
* Nho giáo
Nho giáo được đề cao (vừa là học thuyết chính thống để cai trị quốc gia, vừa đóng vai trò thiêt yếu trong việc giáo dục đạo đức của những người lãnh đạo chính trị.
* Văn học nghệ thuật
Văn chương chữ Hán thịnh hành.
Giới quan chức Koryǒ sùng Nho học và sính văn chương Trung Quốc, họ thường lấy làm hãnh diện về khả năng thuộc lòng các câu nói trong kinh điển và ngâm nga thơ phú của Trung Quốc. Một sinh hoạt gọi là Nguyệt Khóa - các quan chức sáng tác thơ hàng tháng theo đề tài vua yêu cầu ra đời.
* Mỹ thuật
Sản phẩm mỹ nghệ nổi tiếng của Koryǒ là đồ men ngọc bích.
Người Trung Quốc thường đánh giá đồ tráng men ngọc bích của Koryǒ là đẹp nhất thế giới.
Sự nổi bật của sản phẩm này trước hết là màu sắc, thứ hai là kiểu dáng và thứ ba là hoa văn.
Công trình kiến trúc và điêu khắc : vụng về thô sơ
I.3.2.4 Giai đoạn văn hóa đầu Chosǒn (1392-đầu tk.XVII)
Nền văn hóa Triều Tiên đã có những bước phát triển mạnh mẽ:
* Nho giáo
Tống Nho chiếm vị trí độc tôn và trở thành hệ tư tưởng chính thống của chế độ phong kiến trung ương tập quyền.
Nó cũng ăn sâu vào đời sống của cư dân Chosǒn lúc bấy giờ.
* Phật giáo
PG không được xem trọng.
Năm 1406 vua T’aejong (Thái Tông) đã đàn áp PG mạnh mẽ.
Toàn quốc chỉ còn 242 ngôi chùa, còn lại bị phế bỏ
Đất đai và nô lệ của chùa bị tịch thu. Đây là một đòn nặng nề giáng vào Phật giáo khiến tôn giáo này không bao giờ phục hồi lại được.
Năm 1507, việc NN bãi bỏ thi tuyển các tu sĩ vào các vị trí trong phẩm trật hành chính đã chính thức cắt đứt quan hệ giữa Phật giáo với NN.
* Chữ Han’gǔl
Do vua Sejong (Thế Tông, 1418 -1450) cho xd
Ban đầu gọi là (Hunmin chǒngǔm - Huấn dân chính âm).
Năm 1446, bảng chữ cái tiếng Hàn được ban hành.
Giới yangban ko hưởng ứng vì họ muốn bảo vệ độc quyền trong việc sử dụng hệ thống chữ Hán vốn rất khó.
=> Nhưng với quyết tâm nâng cao nền giáo dục đạo đức cho nhân dân nói chung, Sejong đã quyết định đẩy mạnh sự phát triển của chữ Han’gǔl.
Han’gǔl là cách gọi theo đề xuất của nhà ngôn ngữ học Chu Si-Gyeong hồi đầu tk.XX
* Khoa học kỹ thuật
Về y học,có nhiều tp được x.bản nói về p.pháp chuẩn bện và kê thuốc…
+ 1443, Hyangyak chipsǒng pang (Hương Dược Tập Thành) được phổ biến
+ 1445, một bách khoa từ điển có tên là Ǔibang yuch’wi (Y Phương Loại Tụ)…
Kỹ thuật in ấn, p.t mạnh:
+1403 (Quý Mùi), xưởng đúc chữ đầu tiên đã được thiết lập, chữ bằng đồng được đúc thời này gọi là chữ đúc Quý Mùi.
+ 1434 (Giáp Dần), vua Sejong cho thực hiện một kiểu chữ đúc mới được gọi là chữ kabin (Giáp Dần tự) nổi tiếng vì nét thanh tú của kiểu chữ Hán.
Kỹ thuật quân sư
K.thuật chế tạo súng thần công được thúc đẩy m.mẽ, vì nó rất có hiệu quả trong chiến tranh chống lại các thị tộc người Jurchen (Nữ Chân).
Trong thủy chiến, Chosǒn đã chế tạo ra một loại thuyền chiến chạy bằng buồm và chèo để tấn công địch bằng cách thêm một lớp bảo vệ phía ngoài dùng để đâm thủng hay nhấn chìm tàu địch - đó là QUY THUYỀN
Quy thuyền trưng tại bảo tàng HQ
I.3.3 LỚP GIAO LƯU VỚI NHẬT BẢN VÀ PHƯƠNG TÂY
I.3.3.1 Giai đoạn văn hóa cuối Chosǒn
Về văn chương, tk XVII - XVIII các tp viết bằng Han’gǔl nở rộ với nhiều chủ đề khác nhau ,tiêu biểu là “đơn ca độc diễn” hay P’ansori.
Múa đeo mặt nạ - một hình thức tuồng chủ yếu cho khán giả bình dân - cũng thịnh hành vào thời gian này.
Hội họa: tranh phong cảnh và tranh phong tục khá thịnh hành..
Thời Nhật thuộc (1910-1945), vh T.Tiên bị đẩy đến tận cùng của sự suy thoái.
I.3.3.2 Giai đoạn văn hoá hiện đại
Sau khi giành được độc lập từ tay Nhật, bđ T.Tiên lại bị chia thành Nam - Bắc với hai thể chế chính trị khác nhau.
Nam T.Tiên pt thành Đại Hàn Dân Quốc. Từ đó, cùng với sự pt của kt (đặc biệt từ sau thập niên 60), vh HQ cũng có nhiều khởi sắc.
I.4 LOẠI HÌNH VĂN HOÁ HÀN QUỐC
I.4.1 Các loại hình văn hoá
Vh các q.gia trên thế giới có thể chia thành 2 loại:
Văn hoá trọng tĩnh (hình thành trên k.tế n.nghiệp, điển hình là vh Đông Nam Á)
Văn hoá trọng động (hình thành trên kinh tế du mục, điển hình là văn hoá phương Tây).
Chúng ta có thể sử dụng một số tiêu chí sau đây để xác định hai loại hình văn hoá:
I.4.2 Nguồn gốc văn hoá Hàn Quốc
Thời điểm hình thành, vh HQ đã chịu ah của hai luồng vh:
Luồng ảnh hưởng từ phương Bắc xuống đóng vai trò chủ đạo. Đó chính là vh do cư dân Tungus nói tiếng Altai mang theo đã đồng hoá cư dân bản địa trở thành tổ tiên người HQ.
Trong q.trình giao lưu và t.xúc, người Hàn đã tiếp thu không ít ảnh hưởng văn hoá từ phương Nam (khu vực ĐNA và Thái Bình Dương) về huyền thoại lập quốc, về tổ chức xã hội, đồ gốm, văn hoá cự thạch…
Trong t.kỳ pt, HQ tiếp nhận ảnh hưởng của Trung Hoa suốt hai ngàn năm, nhất là Nho giáo
=> Làm cho vh HQ không quá tĩnh như văn hoá Việt Nam, song cũng không quá động như văn hoá Nhật Bản.
Yếu tố văn hoá bản địa. Mặc dù không nổi bật, song yếu tố này bao giờ cũng tồn tại.
Nó là bối cảnh không gian với những điều kiện tự nhiên và khí hậu, bối cảnh thời gian với những diễn biến lịch sử.
Yếu tố bản địa chi phối các yếu tố khác, đồng thời làn cho chúng kết hợp với nhau và biến đổi để tạo ra một nền văn hoá đậm chất Hàn Quốc.
I.4.3 Loại hình văn hoá Hàn Quốc
Căn cứ vào những tiêu chí để xác định loại hình văn hoá đã nêu ở trên, thì văn hoá Hàn Quốc thuộc loại hình văn hoá chuyển tiếp.
THIẾU BẢNG
* Xét trên trục thời gian, VH Hq có lúc tĩnh, lúc động:
Thời tiền sử đến hết Tam Quốc: cái động nhiều hơn tĩnh.
Lý do: Người Hàn xưa thiên về chăn nuôi và săn bắn.
Thời đồ đồng (khoảng tk IX - VIII trCN), bđ Hàn đã canh tác lúa nước, tuy nhiên Bắc bđ vẫn thiên về chăn nuôi và săn bắn.
Gđ Tân La - hết t.kỳ đầu Choson (khoảng tkVII - nửa đầu tk XVII), tình hình đất nước tương đối ổn định, nền k.tế n.nghiệp pt nên cái tĩnh lại nổi trội hơn cai động.
Từ gđ vh cuối Choson (từ nửa cuối tk XVII -nay), yếu tố động trong nền vh HQ lại pt mạnh
Lý do: chiến tranh, xung đột, đặc biệt là q.trình CNHoá, đô thị hoá rất mạnh mẽ ở Hàn Quốc.
* Xét trên trục không gian, vh HQ cũng có nơi động nơi tĩnh.
Ở phía tây và nam thiên về nông nghiệp nên yếu tố tĩnh nhiều hơn động
Ở phía đông, đặc biệt là càng lên phía bắc thì con người càng sôi nổi, mạnh mẽ, yếu tố động càng cao.
=> Vh HQ đã dung hợp được cả hai yêu tố động và tĩnh.
Đó là một nền văn hoá nông nghiệp gốc du mục - Nông Mục (văn hoá trọng tĩnh chứa nhiều yếu tố của văn hoá trọng động).
Điều này hoàn toàn khác với Việt Nam là một nền văn hoá trọng tĩnh điển hình.
I.5 CÁC VÙNG VĂN HOÁ HÀN QUỐC
I.5.1 Vùng miền Bắc (gồm 2 tiểu vùng Gwanseo và Gwanbuk)
Có nhiều núi/lạnh/mức độ chênh lệch nhiệt độ giữa hai mùa đông và hè rất lớn.
Do khí hậu lạnh nên người dân chỉ canh tác được một vụ/năm với các loại cây chủ yếu như bắp, kê, lúa mì, đậu…
Đồ ăn nhạt/không cay, tiêu biểu là kim chi rau củ muối.
Trang phục cũng khá đơn điệu (nữ thường mặc hanbok váy đen và áo trắng).
Nhà ở thường khép kín: không có sàn gỗ, giữa bếp và phòng ngủ có gian nối Jeongjugan. Cấu trúć: 1. Kho, 2. Phòng phụ nữ, 3. Phòng trên, 4. Phòng nhỏ, 5. Gian Jeongjugan, 6. Bếp, 7. Lò xay gạo, 8. Chuồng ngựa.
Trò chơi dân gian ở đây cũng có xu hướng mang tính thi đấu, ganh đua như đánh đu, đấu bò, Yut, cò Janggi…
I.5.2 Vùng miền Trung (gồm 3 tiểu vùng: thủ đô, Gwangdong và Hoseo)
Địa hình cao ở phía Đông và thấp dần về phía Tây.
Khí hậu mang tính trung hoà giữa hai miền Nam - Bắc.
Ẩm thực khá đa dạng và phong phú, độ mặn và cay vừa phải (mang tính trung hoà Nam - Bắc, không quá cay hay quá mặn).
Trang phục cũng khá đa dạng và biến đổi nhanh chóng tuỳ theo 4 mùa.
Nhà ở cũng có sàn gỗ nhưng thường nhỏ hơn miền Nam với cấu rúc gồm 1. Phòng đối diện, 2. Đại sảnh với sàn gỗ, 3. Phòng trong dành cho phụ nữ, 4. Bếp, 5. Phòng trên.
I.5.3 Vùng miền Nam (gồm 3 tiểu vùng Yeongnam, Honam và Jejudo)
3 mặt giáp biển nên có nhiều bến cảng, đông thời là cửa khẩu xuất - nhập hàng hoá quan trọng của bán đảo.
Về địa hình, có nhiều thung lũng, đồng bằng tương đối rộng tạo điều kiện cho phát triển nông nghiệp.
Khí hậu ấm áp, mưa nhiều, mùa đông ôn hoà nên sự chênh lệch nhiệt độ đông - hè không quá lớn.
Đồ ăn mặn/cay do dùng nhiều ớt và cá muối. Kim chí có nhiều ớt bột thường mặn và cay.
Trang phục: mỏng, thông thoáng được dệt từ vải gai, sợi gai dầu là sự lựa chọn của cư dân nơi đây.
Nhà ở thường thông thoáng, có các đại sảnh sàn gỗ lớn, cấu trúc đơn giản.
Chương II
CÁC GIÁ TRỊ TINH THẦN TRONG VĂN HOÁ
HÀN QUỐC
II.1 VĂN HOÁ NHẬN THỨC CỦA HÀN QUỐC
II.1.1 Âm dương và thái cực
Hai quy luật của triết lý âm dương:
Quy luật về yếu tố
Quy luật về mối quan hệ
=> Thế giới quan tr.thống of ng.Hàn ah sâu sắc bởi tư tưởng Trung Hoa, nhất là triết lý âm dương (eum yang)
Xuất hiện sớm ở HQ (Tam Quốc) với nhiều câu chuyện liên quan tới triết lý này.
Trên tranh tường các hầm mộ Koguryo (nữ với mặt trăng - con cóc, nam với mặt trời - con chim 3 chân)..
Ở HQ, màu biểu trưng cho âm dương khởi đầu là đen đỏ
Taegeukgi tk XIX cũng là hình tròn thái cực với màu đen đỏ
Nhưng khác biệt là mỗi nửa không chứa hình tròn nhỏ khác màu.
=> Sự điều chỉnh này phù hợp với chất dương tính gốc du mục trong tính cách người Hàn: rõ ràng, mạnh mẽ hơn.
Sau này, xu hướng thay cặp đen đỏ bằng cặp màu xanh đỏ xuất hiện.
+ Không thể hiện chính xác và rõ rệt tính triết lý của đối lập âm dương
+ Nhưng hài hoà và dễ nhìn hơn.
Thái cực kỳ (tên lấy theo vòng Thái cực)
Dương (đỏ) + Âm (xanh)
Là nguồn gốc và mang sức mạnh vĩ đại của vũ trụ: đối kháng lẫn nhau nhưng luôn chuyển hoá lẫn nhau để tạo sự cân bằng.
ý nghĩa: sự vĩnh hằng của vạn vật được tạo ra và phát triển nhờ quan hệ âm dương.
Quẻ Càn
(trời-chính nghĩa)
Quẻ Khôn
(đất-phì nhiêu)
Quẻ Ly
(lửa-trí tuệ)
Quẻ Khảm
(nước-quang minh)
ý nghĩa chung:
Lòng mong muốn đất nước
được vĩnh hằng cùng vũ trụ
và hướng tới sự hoà bình
cho nhân loại
Màu trắng tượng trưng
cho sự thuần khiết,
trong sạch và
lòng yêu hoà bình
II.1.2 Tam tài và Tam thái cực
A, Thần thoại kiến quốc
Thượng Đế Hwan-in (Hoàn Nhân) cho ba ngàn thuộc hạ hộ tống Hoàng tử Hwan-ung (Hoàn Hùng) giáng xuống gốc cây chiên đàn/sindansu, trên đỉnh núi Baekdu (Bạch đầu).
Hwan-ung tự xưng là Cheon-wang (Thiên Vương) và xây dựng một Thần Thị.
Một hôm, có một con gấu và một con hổ đến gặp Hwan-ung xin được làm người.
Hoàng tử đã ban cho mỗi con hai mươi nhánh tỏi và một nắm ngải cứu bảo rằng về ở trong hang ăn tỏi và ngải cứu trong 100 ngày.
Hổ nóng tính không chịu nổi đã chạy khỏi hang.
Gấu nhờ nhẫn nại chịu đựng nên sau 21 ngày đã trở thành một cô gái xinh đẹp Ung-nyo (Hùng Nữ). Ung-nyo đã trở lại gốc cây chiên đàn gặp Hwan-ung xin được mang thai.
Sau đó, Ung-nyo đã sinh được một đứa con trai đặt tên là Dan-gun (Đàn Quân).
Dan-gun đã lập quốc ở lưu vực sông Daedong và đặt tên là Chosǒn, tương truyền vào ngày 3/10/2333 trCN.
Sau khi ở ngôi 1500 năm, ông thoái vị và trở thành Sơn thần. Ngày 3/10 đã trở thành ngày lập quốc của T.Tiên (Hàn Quốc) TK Ng.Long Châu: Tìm hiểu vh HQ, 300-301
=> Quan niệm âm dương tam tài/tam vị (samwi)
Hwan-ung (Thiên) hạ cánh xuống đỉnh núi cao nhất Baekdu (Địa) lấy nàng Gấu (con của đất) sinh ra Dan-gun (Nhân).
Nơi Hwan-ung hạ cánh lấy Ung-nyo và sinh ra Dan-gun là gốc cây thần Chiên Đàn.
Cây vươn cao trên đỉnh núi cao nhất chính là biểu tượng cho gạch nối giữa Trời và Đất.
=> Thể hiện rõ nét yếu tố Thiên - Địa - Nhân hợp nhất
B, Cột Sotdae
C, Sinh đẻ và tang ma
II.1.3 Ngũ hành và phương sắc
Ngũ hành gồm: Thủy - Hỏa - Mộc - Kim - Thổ.
5 mùa tương ứng: Đông - Hạ - Xuân - Thu và giao điểm các mùa
5 màu tương ứng: Đen - Đỏ - Xanh - Trắng - Vàng...
Năm màu (Việt Nam gọi là ngũ sắc/HQ gọi là Ngũ phương sắc).
Cách sử dụng Ngũ phương sắc của người Hàn:
+ Trang phục: Trên tay áo Hanbok của Hoàng hậu và công chúa thời Koryo và Chosǒn, ngũ phương sắc thể hiện sự cao sang, quyền quý (sau này người ta dùng làm trang phục cô dâu).
+ Trong kiến trúc, ngũ phương sắc được gọi là dan-jeong “đan thanh” - nghĩa là đỏ - xanh.
=> Tạo cái đẹp hài hòa, cái thế cao sang, vừa bảo vệ sự trường tồn cho công trình...
II.1.4 Tứ tượng và bát quái
Tứ tượng (Thiếu dương/mùa xuân, phương đông; Thái dương/mùa hạ, phương Nam;, Thiếu âm/mùathu, phương tây Thái âm/mùa đông, phương bắc).
TT phân đôi -> Bát quái (Palgwae) với 4 quẻ chính là:
+ Càn - Khôn - Ly - Khảm
Thời Chosǒn, bđ Hàn được chia làm 8 đạo (tỉnh) theo bát quái
=> Gọi là “Bát đạo giang sơn” Paldo gangsan.
Flag HQ hiện nay có vẽ hình 4 quẻ (Càn - Khôn - Ly - Khảm)...
Người Hàn còn có một loạt những khái niệm có sự hiện hữu của con số 4 như:
Tứ hải, tứ dân, tứ phương bát quái, tứ thông bát đạt,
Tứ trụ bát tự (bốn thong tin chính về giờ/ngày/tháng/năm sinh theo âm lịch của cặp vợ chồng tương lai)...
II.2 VĂN HỌC - NGHỆ THUẬT DÂN GIAN
II.2.1 VĂN HỌC
* Văn học trước khi có chữ Han’gǔl (từ tk VIII đến tk XV)
Ban đầu chủ yếu là truyền thuyết và thần thoại.
Tk VII, chữ Idu đã được sd để sáng tác Hyangga (hiện tồn 25 bài)
Gđ Koryo và đầu Chosǒn, v.học d.gian bằng tiếng địa phương rất p.phú. Song, các tp đó hiện không còn.
* Văn học Han’gǔl (từ tk XV đến tk XIX)
Sau khi chữ Han’gǔl ra đời (1443) hàng loạt các bài hát dân gian và bài thơ được ghi lại bằng chữ Hàn.
Tư liệu đầu tiên bằng chữ Han’gǔl là tp kỷ niệm sự t.lập triều Choson (Yong-bi-och’on-ga: Bài ca Rồng bay) với khoảng 248 bài thơ
Là tuyên bố lịch sử quan trọng trong c.sách của Chosǒn và là bản tuyên ngôn về các nguyên tắc Khổng giáo
Tk.XVIII, sijo ra đời- đó là những bài hát có ba dòng với khoảng 15 âm tiết một dòng. Thể loại này được phát triển vào cuối vương triều Koryǒ.
* Văn học hiện đại
Đầu tk.XX, đặc biệt là sau khi người Nhật thôn tính bán đảo T.Tiên (1910-1935), phong trào Shinmunhak - “phong trào văn học mới” pt mạnh mẽ và ah đến tận ngày nay.
Văn học hiện đại HQ chủ yếu thể hiện sự u buồn.
II.2.2 NGHỆ THUẬT DIỄN XƯỚNG (ca, múa, nhạc)
II.2.2.1 Âm nhạc
Âm nhạc tr.thống HQ 2 loại chính:
+ Chong-ak (cho quý tộc)
+ Song-ak (cho giới bình dân).
Cuối tk.XIX, âm nhạc p.Tây được đưa vào HQ và mau chóng được chấp nhận
Nhạc cụ ở HQ có nhiều loại:
+ Nhạc cụ gõ
+ Nhạc cụ khí
+ Nhạc cụ dây
Trống changgo và cảnh hoa hậu HQ 2007 Honey Lee múa trống changgo
Cảnh thổi sáo trúc cầm ngang taegeum (tae-lớn, geu-sáo) của các nghệ sĩ tại bảo tàng dân tộc Hàn quốc
Hoa hậu Hàn Quốc 2006 Honey Lee với
cây đàn Kayag-eum
II.2.2.2 Một số hình thức âm nhạc và nghệ thuật
diễn xướng dân gian
Nhạc
dân
gian
P`ansori: một hình thức hát kể, gần giống như nhạc kịch
Minyo hay Dân ca: một bộ phận của âm nhạc bản địa, là những bài dân ca gắn liền với sinh hoạt thường ngày
Nông nhạc: nhạc của nông dân do các nghệ sĩ không chuyên trong các ban nhạc miền quê trình bày (thường kèm với vũ điệu)
II.2.2.3 Múa truyền thống Hàn Quốc
* Lịch sử múa truyền thống Hàn Quốc
Nghệ thuật múa HQ phát triển từ thời Tam Quốc.
Các điệu múa nguyên thuỷ không nhằm biểu diễn cho người xem mà chỉ để làm vui lòng thần thánh
=> Nghệ thuật múa Tân La, Koryo, Choson
+ Phong phú về thể loại
+ Trang phục, cách thức biểu diễn và một số quy định, được chuẩn hoá
Bức hoạ thể hiện một vũ điệu thời Koryo
* Múa truyền thống HQ có thể phân làm 3 loại
A) Múa cung đình (Jongjae)
X.hiện trong q.trình xác lập vương quyền
Jongjae (trình tài):
+ Trang nghiêm
+ Thường có nguồn gốc từ T.Hoa
=> NHƯNG
+ Được quý tộc Hàn sửa đổi cho phù hợp.
+ Bị Nho giáo chi phối
Mang màu sắc ý nghĩa trừu tượng ẩn dụ, nhịp điệu mang đến cảm giác tinh tế và sự thanh bình.
Trang phục rất rực rỡ, trang sức cầu kỳ, lộng lẫy.
B) Vũ điệu tôn
giáo
và nghi lễ
Vũ điệu Phật giáo: trong các buổi lễ Phật, thường do các nhà sư trình diễn
Vũ điệu Shaman: trong các nghi lễ Shaman do vũ công là Mudang trình diễn tra?i qua 12 buo?c (Kut)
Vũ điệu Nho giáo: có trong các lễ tế mùa xuân và thu tại các đền thờ Khổng Tử hoặc Thái Miếu Hoàng gia
Múa nghi lễ Nho giáo
Du nhập vào HQ từ đầu tk.XII được gọi chung là Ilmu
Múa nghi lễ Phật giáo du nhập vào bđ T.Tiên qua đường Trung Quốc từ tk.VIII
Đến tk.IX thì hoàn toàn bị Hàn hoá. Các điệu múa này được diễn ra trong các buổi lễ Phật với một số điệu nổi tiếng như “Múa bướm”, “Múa trống” hay “Múa chũm choẹ”
Shaman giáo
C) Múa dân gian
So với hai vũ điệu có nguồn gốc ngoại lai nêu trên, múa dân gian mới thực sự là tinh hoa của Hàn Quốc.
Có nguồn gốc từ các nghi lễ Shamam hơn 3.000 năm trước
Ý tưởng sử dụng các cử chỉ bên ngoài để diễn tả nội tâm thể hiện rõ nhất trong các điệu múa này.
* Điệu múa Salpuri
Xuất phát từ những nghi thức võ thuật
Thể hiện sự xuất thần nhập đinh,
=> Tạo cảm giác thăng hoa
Trang phục: mũ vải, áo choàng, váy, dải khăn trắng dài.
Biểu diễn: chiếc khăn tạo nên những động tác mềm mại, có khi cuồng phong tạo nên những cảm xúc dâng trào mang nét thần bí.
B) Điệu Gang gang
Sul Rae
Thường diễn ra vào dịp rằm tháng 8 âm lịch.
Nó bắt nguồn từ điệu múa tập thể mừng được mùa ở vùng Hồ Nam vào thời Tam Hàn.
Những người phụ nữ vừa hát vừa cầm tay nhau múa đi theo vòng tròn dưới ánh trăng.
C) Điệu Nong ak
Có tính lịch sử lâu đời và thể hiện bản tính của dân tộc Hàn.
Với Nong ak, mọi người vừa đi vừa múa theo sự phối âm nhịp nhàng của bộ trống, bộ gõ, với những màn trình diễn quay vòng và múa hết sức đặc sắc tạo nên sự cảm nhận về cái đẹp bình dị, mộc mạc.
Mục đích:
+ Xua đuổi tà ma
+ Cầu bình an cho dân làng
+ Thắt chặt tình làng nghĩa xóm
+ Tạo nguồn sinh lực mới cho công việc.
D) Múa mặt nạ T’alch’um
Mục đích: xua đuổi tà ma, bệnh tật, tai ương.
Hình thức: Tuỳ từng địa phương, MMN có những h.thức khác nhau (MMN phù thuỷ, MMN làng…)
Nghệ thuật: MMN là sự kết hợp giữa tài năng diễn xuất múa+ những lời dí dỏm.
MMN mang tính tượng trưng, điển hình, ẩn chứa và biểu hiện một cách không hạn chế sức sống của tầng lớp bình dân.
=> Thông qua đó, người ta tố cáo sự suy đồi đạo đức của xã hội, giễu cợt giai cấp địa chủ, lên án sự phạm giới của sư sãi, châm biếm những mối quan hệ thê thiếp lén lút, biểu hiện sự bất mãn của người dân.
Cũng giống như người Việt Nam, người HQ thường sử dụng cụm từ “đeo mặt nạ” để diễn tả những thói xấu giả nhân giả nghĩa, lừa gạt, xảo trá… của con người.
MMN làm cho người ta khóc/cười bằng sự châm biếm, óc hài hước.
II.2.3 NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH
* Các mẫu hoa văn
Hầu hết các mẫu hoa văn của HQ đều dùng cho trang trí nội thất, vải, đồ thêu, khảm trai, sơn mài….
Loại phổ biến nhất là Waneha-mun hay “Mẫu hình chữ vạn”
* Điêu khắc
Trong suốt t.kỳ đầu, đặc biệt là vương triều Tân La, nghệ thuật P.giáo đã đạt được những thành tựu đáng kinh ngạc với các bức tượng bằng đá hoa cương nguy nga tráng lệ ở Sokkuram, gần Kyongju.
Có thể nói, bức tượng khổng lồ đứng độc lập ở hang Sokkuram chính là tinh hoa của động lực tinh thần Phật giáo tại Viễn Đông.
II.3 TÍN NGƯỠNG - TÔN GIÁO HÀN QUỐC
II.3.1 TÍN NGƯỠNG
II.3.1.1 Tín ngưỡng thờ các thần trong nhà
* Tổ thần (chosang): khác với thờ ông bà tổ tiên, chosang là một khái niệm trừu tượng.
Tuỳ theo từng địa phương mà tên gọi của vị thần này có sự khác nhau, song cái tên được biết đến nhiều nhất là chosang tanji = bình thờ tổ.
Chosang tanji là một bình đựng gạo nhỏ, phủ lên bằng một tờ giấy trắng.
Ở một vài địa phương, vị thần này được kính cẩn gọi là Bà. Bà có phép màu làm cho đất đai màu mỡ.
* Hộ thần (sǒngju): là nam thần
Được tượng trưng bằng một bình đựng gạo hoặc lúa mạch đặt trên một chiếc kệ nhỏ ở góc nhà.
Theo quan niệm của người Hàn, sǒngju sẽ bảo vệ cho gia chủ khỏi những bất hạnh.
+ Ở miền Trung, Hộ thần được tượng trưng bằng một tờ giấy trắng dán ở góc nhà hoặc treo trên cột
+ Một số vùng miền Nam là cuộn giấy hoặc những bình lớn bằng đất nung.
Hộ thần được cúng cùng với Tổ thần vào những ngày lễ trong gia đình hoặc khi có đồ ăn ngon.
* Táo quân (Chowang): đó là thần lửa, thần bếp cư trú trong bếp mỗi gia đình.
Bếp là nơi người phụ nữ thường xuyên làm việc nên vị thần này cũng được gọi là Bà và được các bà nội trợ thờ cúng.
Chowang được thờ dưới dạng một chén nhỏ màu trắng đựng nước sạch đặt trên sàn bếp.
Người sùng tín sẽ thay nước hàng ngày, còn hầu hết các bà nội trợ chỉ thay nước mỗi tháng một lần vào ngày mùng 1.
Chowang cùng với Tam Thần Bà có trách nhiệm báo cáo với Thượng đế về những gì xảy ra trong gia đình.
Ngày nay, Chowang vẫn còn phổ biến ở hầu khắp các làng quê.
Vào các ngày cúng lễ, Thần lửa cũng được đặt trên bàn thờ ngang hàng với các vị thần khác.
Ở HQ h.nay, khi chuyển tới nhà mới, người ta vẫn giữ p.tục đem những cục than lấy từ bếp nhà cũ đến căn bếp mới.
Khi tới thăm một g.đình vừa chuyển đến nhà mới, khách sẽ đem theo quà là diêm và đèn cầy.
* Thổ Thần (Teoju) - Địa Thần (Jisin): là nam thần cai quản mảnh đất và bảo vệ ngôi nhà.
Tượng trưng bằng một chiếc bình chứa gạo cùng những mảnh vải đặt ở chỗ đất cao ở sân sau. Đôi khi người ta trồng một cây lúa trong bình. Bình thường được phủ bằng một bó rơm buộc túm phía trên.
Việc cúng tế Thổ thần do phụ nữ đảm nhiệm, tiến hành vào ngày lễ tết, những ngày kỷ niệm của gia đình.
* Thần Tài (Upsin): thường được hình dung dưới dạng một con rắn (có nơi là con chồn hoặc con cóc).
Theo ng.Hàn, rắn vào nhà sẽ đem lại may mắn, rắn đi khỏi nhà sẽ gặp rủi ro.
T.Tài được thờ dưới dạng một ụ rơm ở sân sau, cạnh thần Thổ Địa. Người Hàn thường hình dung là con rắn trú trong ụ rơm; nếu nhìn thấy con rắn từ đó chui ra họ tin rằng tài lộc đã ra đi và gia đình sẽ gặp tai hoạ.
* Tam Thần Bà (Samsin Halmeoni)
Là ba Bà Mụ quản lý 3 giai đoạn mang thai - sinh đẻ - nuôi con tới tuổi trưởng thành.
Các vị thần này
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Thị Nhung
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)