VĂN HÓA GIAO THÔNG
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hải |
Ngày 26/04/2019 |
52
Chia sẻ tài liệu: VĂN HÓA GIAO THÔNG thuộc Ngữ văn 11
Nội dung tài liệu:
Văn hóa giao thông- nhìn từ học đường
(Cadn.com.vn) - An toàn giao thông (ATGT) là một trong những vấn đề “nóng”, đang được dư luận xã hội quan tâm. Cùng với việc thiếu ý thức trong quá trình tham gia giao thông của không ít người lớn, thực trạng một bộ phận không nhỏ HS chưa đủ tuổi vẫn điều khiển xe máy đến trường làm cho tình hình này thêm phần phức tạp hơn...Tuy không nhức nhối như ở TP Hà Nội hay TPHCM, nhưng tại Đà Nẵng, vấn đề này đã đến lúc cũng cần được bàn đến...
Qua khảo sát thực tế tại một số trường THPT trên địa bàn Đà Nẵng, chúng tôi bắt gặp khá nhiều trường hợp HS chưa đủ tuổi nhưng vẫn điều khiển mô-tô đến trường. Đặc biệt, tại các trường như THPT tư thục Quang Trung, THPT Ngô Quyền, THPT Hoàng Hoa Thám, một số em điều khiển xe máy với thái độ ngông nghênh, bất chấp luật ATGT như: chở 3, không đội mũ bảo hiểm...Khi chúng tôi đề cập đến vấn đề này, nhiều em tỏ ra thờ ơ, bàng quan. Thậm chí có em còn cười khinh khỉnh, thái độ rất xem thường…
Q.Cường- HS Trường Tư Thục Quang Trung tỏ vẻ khó chịu, đốp chát: “Xì! Thích thì đi xe máy thôi. Sợ gì!!!”. “Đế” theo lời của Cường, một số HS đi xe máy đứng gần đó cười cợt chúng tôi, trả lời không chút e ngại: “Mấy chị ơi! Trường này thì sợ gì, lì lắm! Cùng lắm thì bị CA “tuýt” lại phạt nhưng rồi cũng lấy xe ra được thôi. Lo gì?”… “Kỳ cục” hơn, không ít HS nam có quan niệm rất lạ đời, rằng, lực lượng CSGT chỉ chú ý những HS cá biệt, còn lại HS ở những trường có chất lượng đào tạo tương đối tốt sẽ được…lơ…Đáng buồn hơn, có người lớn còn “a dua” theo những HS này. Họ là những người giữ xe bên ngoài trường học. Trong quá trình tìm hiểu về thực trạng HS đi xe máy, chúng tôi đã không ít lần bị chủ của những điểm giữ xe máy HS dọa nạt, gây sự…Nguyên nhân là do họ sợ ảnh hưởng đến việc kinh doanh. Có người còn chửi mắng chúng tôi là đồ “vô duyên”, thích xía vào chuyện người khác…So với HS nam, HS nữ điều khiển xe máy đến trường tỏ ra e dè hơn khi được hỏi về vấn đề này. Các em viện giải nhiều lý do để biện minh cho việc không chấp hành đúng quy định Luật ATGT đường bộ. Với bộ dạng lúng túng, em Q.N.- HS Trường Tư Thục Quang Trung- lý giải: “Ba mẹ em đều bận bịu công việc nên không có ai chở em đi học. Vì thế, em đành phải điều khiển xe máy đi học, chứ em vẫn biết thế là không đúng, không nên…”. Cũng với quan điểm đó, nhiều HS nữ ở Trường THPT Ngô Quyền, Hoàng Hoa Thám, Phan Châu Trinh…đổ lỗi là do hoàn cảnh, chứ thật tâm, các em không muốn thế…
Bên cạnh một số HS thiếu ý thức trong việc chấp hành đúng Luật ATGT, phần lớn HS THPT đều bày tỏ quan điểm không đồng tình với việc điều khiển xe máy đến trường khi chưa đủ tuổi cho phép. Em N.T.Q.Trân- HS Trường THPT Hoàng Hoa Thám- bộc bạch quan điểm: “Theo em, HS chưa đủ tuổi không nên đi xe máy đến trường. Nếu bạn nào không thích đi xe đạp, gia đình có điều kiện thì nên đi xe đạp điện và phải đội mũ bảo hiểm đúng theo quy định. Theo em, việc cấm HS chưa đủ tuổi điều khiển xe máy là một chủ trương đúng nhằm bảo vệ tính mạng của bản thân từng HS mà thôi”. Em Trân còn cho biết thêm, cứ mỗi lần đến ngày chào cờ đầu tuần, nhà trường luôn tuyên truyền, nhắc nhở HS không được điều khiển xe máy tới trường. Em K.L Trường THPT Ngô Quyền cho biết, ngoài việc tuyên truyền, nhà trường còn có quy định nếu HS vi phạm, điều khiển xe máy đi học bị phát hiện sẽ bị nêu trước toàn trường trong giờ chào cờ và bị hạ một bậc hạnh kiểm. Đa số phụ huynh khi được hỏi ý kiến đều đồng tình với chủ trương cấm HS chưa đủ tuổi đi xe máy đến trường. Họ cho rằng, chủ trương này cũng chỉ nhằm mục đích bảo vệ tính mạng cho con em họ mà thôi. Ở độ tuổi các em chưa đủ tỉnh táo để xử lý nhanh tình huống khi có sự cố xảy ra. Nên tốt nhất là đi xe đạp hoặc xe đạp điện là an toàn nhất…Anh Cảnh Dần có con đang học Trường THPT Hoàng Hoa Thám cho rằng: “Tôi luôn căn dặn con tôi không được điều khiển xe máy khi chưa đủ tuổi. Gì
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hải
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)